Đề thi Học sinh giỏi môn văn lớp 10 Vĩnh Phúc 2019

Đề thi khối 10
 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2018 – 2019

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 10 – THPT

Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề.

 

 

 

Câu 1 (6,0 điểm)

VÔ ĐỀ

Đừng đố kị, cũng đừng hợm hĩnh!
Bạn tôi ơi, hãy làm chủ bản thân!
Tự dưới thấp, hãy nhìn thông cao vợi,
Nhìn mây trời,
Chứ không phải thế nhân!

Còn nếu bạn giữa vinh quang chói lọi,
Hãy tự mình vượt qua nó, bạn ơi!
Tự trên cao, hãy nhìn xuống suối,
Xuống cỏ hoa,
Chứ không phải con người!

(Nhà thơ Pimen Panchenko)

Suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gợi ra từ bài thơ trên.

 

Câu 2 (14,0 điểm)

Nhà văn Nhữ Bá Sĩ cho rằng: Thơ là để nói chí, nhưng biểu hiện ở nơi tình.

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) và Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm), hãy làm sáng tỏ.

————-Hết————-

 

Thí sinh không được sử dụng tài liệu.

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

 

Họ và tên thí sinh:………..…….…….….…………. Số báo danh:……………………

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT

Năm học 2018 – 2019

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 10 – THPT

(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

 

  1. YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.

– Điểm lẻ của bài thi tính đến 0,25 điểm.

  1. YÊU CẦU CỤ THỂ

 

Câu Nội dung Điểm
1 Viết một bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về thông điệp được gợi ra từ bài thơ Vô đề của nhà thơ Pimen Panchenko. 6,0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: con người cần biết làm chủ bản thân, tránh đố kị cũng đừng hợm hĩnh. 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
c.1. Tìm thông điệp của bài thơ
Đố kị: cảm thấy khó chịu, ghen ghét một ai đó vì người ta hơn mình.

Hợm hĩnh: lên mặt, kiêu căng vì cho rằng mình có cái hơn hẳn người khác (tiền của, địa vị…).

Làm chủ bản thân: khả năng chi phối, điều khiển, quản lý chính bản thân mình.

– Bài thơ Vô đề của Pimen Panchenko đưa ra cho chúng ta hai lời khuyên về lẽ sống:

+ Lời khuyên thứ nhất: không nên ghen ghét, khó chịu với những người hơn mình; cần biết tự chủ bằng bản lĩnh để tạo cho tâm hồn sự thanh thản, an nhiên.
+ Lời khuyên thứ hai: không nên tự đắc với những gì mình đạt được; chỉ nên xem nó như một nỗ lực, cố gắng để dâng hiến trong muôn vàn những sự dâng hiến khác của bao người.

0,5

 

 

 

 

 

0,5

c.2. Bàn luận, mở rộng vấn đề
– Không nên đố kị với những người hơn mình vì sự đố kị khiến tâm hồn ta vẩn đục, nhân cách ta trở nên tầm thường và mất đi sự tỉnh táo, sáng suốt. Kẻ đố kị sẽ luôn luôn sống trong trạng thái căng thẳng, đau khổ không bao giờ tìm được sự thanh thản, bình yên cho tâm hồn. Thay vì đố kị, cần xác định mục tiêu sống của mình và dồn tâm sức để thực hiện mục tiêu ấy. Thay vì đố kị, hãy học tập từ thành công của người khác để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân, hướng đến  thành công.

– Không nên hợm hĩnh, chìm đắm, tự thỏa mãn trong vinh quang vì vinh quang, thành công chỉ có ý nghĩa nhất thời, không phải là điều vĩnh viễn tồn tại. Nếu chìm đắm trong vinh quang, tự mãn với thành công là ta đã dừng lại cuộc hành trình đáng ra cần tiếp tục, đã tự giới hạn phạm vi thành công của chính mình. Cần nhìn rộng ra xung quanh để thấy không chỉ thành công của mình mà thấy cả những nỗ lực, cố gắng của người khác, để thấy đúng vị trí của bản thân mà không ngừng cố gắng hoàn thiện mình hơn nữa.

– Nhưng chúng ta cần hiểu đúng về đố kị và hợm hĩnh: cần phân biệt thái độ đố kị với sự so sánh trên cơ sở ý thức thi đua để phấn đấu vươn lên; cần phân biệt thái độ tự mãn, tự kiêu, ngủ quên trên chiến thắng với niềm tự hào chính đáng.

1,25

 

 

 

 

 

 

 

1,25

 

 

 

 

 

0,25

c.3. Bài học nhận thức và hành động
– Mỗi người là một cá thể độc lập, cần tự chủ để xác định đúng năng lực, vị trí của bản thân mình dựa trên những mục tiêu và giá trị sống đúng đắn. Đừng so sánh bản thân với người khác để ganh ghét, đố kị hay tự mãn kiêu căng. Cả hai thái độ sống này đều dẫn tới những sai lầm, giết chết khả năng của bản thân, khiến con người đánh mất tương lai của chính mình.

– Để mọi cảm xúc không trở nên thái quá, để cách ứng xử có sự chừng mực, hợp lý, rất cần bản lĩnh, sự hiểu biết để kiểm soát, điều chỉnh bản thân.

 

0,5

 

 

 

 

0,5

d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,5
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
2 Nhà văn Nhữ Bá Sĩ cho rằng: Thơ là để nói chí, nhưng biểu hiện ở nơi tình. Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) và Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm), hãy làm sáng tỏ. 14,0
 

 

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: thơ ca nói chí, tỏ lòng nhưng không thể hiện một cách khô khan mà thông qua con đường tình cảm, làm lay động cảm xúc, trái tim người đọc; chứng minh qua Cảnh ngày hè Nhàn. 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
c.1. Giải thích
* Cắt nghĩa ý kiến:

Chí: ý chí, khát vọng, mục tiêu, quan điểm, lí tưởng… con người muốn hướng tới. Thơ là để nói chí: Khẳng định mục đích của thơ ca là để bày tỏ ý chí, khát vọng, lí tưởng, quan điểm sống… của nhà thơ trước cuộc đời.

Tình: tình cảm, cảm xúc, tấm lòng của người viết. Biểu hiện ở nơi tình: Thơ ca nói chí, tỏ lòng nhưng không thể hiện một cách khô khan mà thông qua con đường tình cảm, làm lay động cảm xúc, trái tim người đọc.

=> Nhận định của Nhữ Bá Sĩ khẳng định: nói chí là mục đích của thơ ca nhưng biểu hiện ở nơi tình là đặc trưng, là cội nguồn, là gốc của thể loại thơ.

* Lí giải ý kiến:

Ý kiến của Nhữ Bá Sĩ đúng đắn và xác đáng vì:

 – Xuất phát từ quan điểm về mục đích sáng tác: quan điểm thời trung đại là thi dĩ ngôn chí – dùng thơ để nói chí, tỏ lòng, cốt làm nổi bật cái hùng tâm tráng trí của con người.

– Xuất phát từ chức năng của văn học: văn học có nhiều chức năng trong đó phải kể đến chức năng giáo dục. Gắn với chức năng này, thơ văn suy cho cùng là phương tiện để nói chí, chở đạo nhằm giáo dục người đọc có lí tưởng sống, mục đích sống, quan điểm sống… lành mạnh, tiến bộ.

– Xuất phát từ khát vọng của người viết: nhà thơ bao giờ cũng muốn gửi gắm vào trong tác phẩm những tư tưởng, triết lí, lí tưởng, cảm xúc… của mình và truyền đến cho người đọc để được chia sẻ, thấu hiểu.

– Xuất phát từ đặc trưng của thơ: là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt. Vì thế, thơ ca nói chí, chở đạo theo con đường riêng, đó là cách thể hiện giàu cảm xúc với những rung động tình cảm mãnh liệt (khác văn xuôi thiên về kể, tả sự việc…).
– Xuất phát từ thực tiễn: trong sáng tác thơ ca từ xưa tới nay, những tác phẩm có giá trị đều là những tác phẩm có tư tưởng sâu sắc được tạo nên từ trái tim giàu cảm xúc của người cầm bút.

0,75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

0,25

c.2. Chứng minh qua Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) và Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
* Chứng minh qua Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Thơ là để nói chí: Bài thơ thể hiện khát vọng, lí tưởng của Nguyễn Trãi là làm sao cho muôn dân được ấm no, hạnh phúc (Dân giàu đủ khắp đòi phương).

Biểu hiện ở nơi tình: Khát vọng ấy của Nguyễn Trãi không nói một cách khô khan mà được thể hiện gián tiếp thông qua tình yêu với thiên nhiên, cuộc sống, con người, cùng mong ước của ông:

+ Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, đầy âm thanh, màu sắc (Hòe lục đùn đùn tán rợp giương/Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ/Hồng liên trì đã tiễn mùi hương…) cùng bức tranh sinh hoạt đời sống sôi động (Lao xao chợ cá làng ngư phủ) đã gián tiếp cho thấy tình cảm thiết tha của Nguyễn Trãi về một cuộc sống no đủ cho nhân dân, yên bình cho đất nước.

+ Ước mong tha thiết có chiếc đàn của vua Ngu Thuấn để gảy khúc Nam phong cho mưa thuận, gió hòa, nhân dân làm ăn no đủ, khắp mọi người, khắp mọi nơi.

Nghệ thuật thể hiện chí và tình: ngôn ngữ trong sáng, giản dị; hình ảnh thơ sinh động; giọng điệu giàu cảm xúc; sự cách tân ở câu lục ngôn xen lẫn câu thất ngôn tạo nên sự dồn nén cảm xúc của bài thơ,… tất cả đã góp phần thể hiện cái chí của tác giả một cách rất tình khiến người đọc xúc động.

0,25

0,75

 

0,25

 

 

1,25

 

 

 

 

0,5

 

0,5

* Chứng minh qua Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Thơ là để nói chí: Bài thơ thể hiện quan niệm sống, triết lí sống nhàn, lánh đục về trong của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đây là cái chí của những nhà nho sống trong thời loạn, họ coi trọng nhân cách, hành đạo bằng việc giữ gìn lối sống thanh cao, không chấp nhận con đường công danh, phú quý mà giành giật, hãm hại nhau, hay áp bức, bóc lột nhân dân.

Biểu hiện ở nơi tình: Quan niệm sống, triết lí sống ấy của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được thể hiện đầy cảm xúc qua sự an nhiên, phong cách thư thái khi hòa hợp với tự nhiên, cùng thái độ vượt lên mọi cám dỗ danh lợi của một nhà nho ưu thời mẫn thế:

+ Sự ung dung, nhàn tản khi trở về với cuộc sống thuần hậu, nguyên thủy (Một mai, một cuốc, một cần câu/Thơ thẩn dầu ai vui thú nào).

+ Thái độ xa lánh nơi phồn hoa, cửa quyền (Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/Người khôn, người đến chốn lao xao).

+ An nhiên hòa hợp với tự nhiên (Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao).

+ Xem công danh, phú quý tựa như giấc chiêm bao (Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống/Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao).

Nghệ thuật thể hiện chí và tình: Thể thơ thất ngôn bát cú; ngôn ngữ trong sáng; hình ảnh giản dị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày; cách ngắt nhịp độc đáo; sử dụng điển tích chọn lọc; giọng thơ nhẹ nhàng, thâm trầm, sâu sắc; chất trữ tình kết hợp chất triết lí nhuần nhuyễn… đã khiến cái chí của tác giả được thể hiện rất tình, có khả năng tác động sâu sắc đến tâm hồn người đọc.

0,25

0,75

 

 

 

 

0,25

 

 

 

0,5

 

0,5

 

0,25

 

0,5

 

0,5

 

c.3. Đánh giá, nâng cao vấn đề
– Ý kiến đã đề cập đến mối quan hệ mật thiết giữa chítình trong thơ: quan hệ tác động qua lại, bổ sung hỗ trợ cho nhau.

+ Cái chí nâng tầm vóc, vai trò của thơ ca trong đời sống.

+ Cái tình làm cho cái chí tỏa sáng, đọng lại trong trái tim người đọc.

– Hai bài thơ Cảnh ngày hè Nhàn được viết nên từ chí tình của những nhà nho có tư tưởng tiến bộ là minh chứng tiêu biểu cho quan điểm của Nhữ Bá Sĩ. Cảnh ngày hè Nhàn cũng như tên tuổi của hai tác giả luôn bất tử với thời gian.

– Ý kiến là bài học ý nghĩa:

+ Với người sáng tác: tác phẩm văn học chỉ đọng lại nơi người đọc khi nó chứa đựng những tư tưởng, triêt lí sống đáng quý cùng một tình cảm thiết tha, mãnh liệt của người sáng tạo; chítình cần được thể hiện bằng những phương tiện nghệ thuật phù hợp.

+ Với người tiếp nhận: cần thông qua các phương tiện nghệ thuật của tác phẩm và bằng tấm lòng đồng cảm, tri âm với người viết để hiểu được giá trị tư tưởng của tác phẩm; trân trọng tài năng của tác giả; bồi dưỡng tâm hồn vươn đến Chân – Thiện – Mĩ.

– Ý kiến không chỉ đúng với thơ mà còn đúng với các thể loại văn học khác (khuyến khích).

0,75

 

 

 

0,25

 

 

 

0,5

 

 

 

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 1,0
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5

 

————- HẾT ————-

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *