Đề cuối kì lớp 10 Mùa xuân – Bình Nguyên Trang, NLXH tôn trọng sự khác biệt

Đề thi khối 10

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

Môn: Ngữ văn; Lớp 10 – Năm học: 2023 – 2024

Thời gian làm bài: 90 phút

Khung ma trận

TT Kĩ năng Nội dung kiến thức / Đơn vị kĩ năng Mức độ nhận thức  
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng

% điểm

1 Đọc – Thơ 2 2 1 50
2 Viết

 

Nghị luận xã hội 1 1 1 1 50
Tỉ lệ% 25% 45% 20% 10% 100
Tổng 70% 30%

 

II.Bản đặc tả

 

 

Kĩ năng Đơn vị kiến thức/Kĩ năng Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Tỉ lệ %
Nhận biết Thông hiểu Vận Dụng Vận dụng cao
1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Đọc hiểu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thơ trữ tình (ngoài SGK)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết:

– Nhận biết được nhân vật trữ tình trong bài thơ.

– Nhận biết được những hình ảnh thiên nhiên báo hiệu mùa xuân về trong bài thơ.

Thông hiểu:

– Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ so sánh.

– Nêu được cách hiểu về nội dung của hai câu thơ.

Vận dụng:

– Rút ra được bài học ý nghĩa nhất và lí giải.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo ma trận ở trên

     

50

2 Viết Viết bài văn nghị luận xã hội Nhận biết:

Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

– Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

– Giới thiệu được vấn đề xã hội và mô tả được những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết.

– Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận.

Thông hiểu:

– Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận.

– Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

– Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

– Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội.

– Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

– Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic.

Vận dụng cao:

– Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm; vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 10 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết..

1 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 1 50
Tỉ lệ %   25% 45% 20% 10% 100%
Tỉ lệ chung   70% 30%
 

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

 

(Đề gồm 02 trang)

 

 

ĐỀ THI KIỂM TRA CUỐI KỲ II, KHỐI 10

NĂM HỌC 2023-2024

Môn thi:Ngữ văn

            (Thời gian làm bài: 90  phút )

PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

            Đọc văn bản sau:

Mùa xuân

– Bình Nguyên Trang-

Trên cánh đồng trải dài màu xanh

Nghe hân hoan tiếng đập cánh con chim hoạ mi bay theo hình dải lụa

Dường như đó là chiếc thắt lưng của nàng công chúa

Đêm qua vừa kịp đến làng

 

Mùa xuân bất ngờ sang từ một búp bàng

Như con mắt thức dậy sau ngàn ngày chờ đợi

Lạ lùng gió cứ nồng nàn tràn tới

Dường như đầy ắp cánh đồng ….

 

Nghe trong lòng như có một quả chuông

Năm giờ sáng chợt ngân lên kỳ diệu

Trước sân nhà hoa đào hồng như má người say rượu

Còn chú mèo lười đi từ bếp ra sân

 

Bao mơ ước trở về trên đôi cánh mùa xuân

Trong giây lát mẹ dường như trẻ lại

Khi mẹ đứng trước thềm nhà gió thổi tung mái tóc

Em quàng chiếc khăn ngày bắt đầu đi học

Ngồi nói chuyện với chú mèo

 

Mùa xuân về bao mới mẻ mang theo

Sau cơn mưa mặt đất có phép màu

Nắng bừng sáng trong khu vườn lạnh lẽo

Và tiếng cười đang ở lại trong ngôi nhà, trong nồi bánh đang reo …

(Nguồn: https://www.thivien.net/)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 2. Liệt kê những hình ảnh thiên nhiên báo hiệu mùa xuân về trong bài thơ.

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ sau:

Nghe trong lòng như có một quả chuông

Năm giờ sáng chợt ngân lên kỳ diệu

Câu 4. Anh/chị hiểu nội dung hai câu thơ sau như thế nào?

Nắng bừng sáng trong khu vườn lạnh lẽo

Và tiếng cười đang ở lại trong ngôi nhà, trong nồi bánh đang reo ……

Câu 5. Nêu bài học ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra được từ bài thơ và lí giải vì sao?

 PHẦN VIẾT (5,0 điểm)

Cuộc sống luôn tồn tại sự khác biệt giữa người này và người khác.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về tôn trọng sự khác biệt.

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

(Đáp án gồm 03 trang)

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II   

          KHỐI: 10 – NĂM HỌC 2023-2024

Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 90 phút

 

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 5.0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 – Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Nhân vật trữ tình ẩn danh/không xuất hiện trực tiếp, có thể là cái tôi trữ tình của tác giả/ Bình Nguyên Trang. 1.0
2 Những hình ảnh thiên nhiên báo hiệu mùa xuân về trong bài thơ:

– tiếng đập cánh của con chim hoạ mi

– một búp bàng

– hoa đào hồng

– Nắng bừng sáng,…

1.0
3 – Biện pháp tu từ so sánh: Những rung cảm trong lòng được ví như quả chuông ngân lên lúc năm giờ sáng.

– Tác dụng:

+ Nhấn mạnh những rung cảm mãnh liệt trong tâm hồn nhân vật trữ tình trước những tín hiệu của mùa xuân; khắc sâu thêm cái mới mẻ, ban đầu, cái kì diệu, cái đắm đuối, mê say, rạo rực của con người khi đón đợi mùa xuân về.

+ Từ đó, khẳng định sự tinh tế, nhạy cảm của một tâm hồn yêu say thiên nhiên, thiết tha với cảnh sắc mùa xuân, cuộc sống,…

+ Làm cho câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh, giàu giá trị biểu cảm.

1.0
4 Hai câu thơ: Nắng bừng sáng trong khu vườn lạnh lẽo/Và tiếng cười đang ở lại trong ngôi nhà, trong nồi bánh đang reo ……

Hai câu thơ gợi bức tranh mùa xuân chớm sang với hai trạng thái đối lập: một bên là khu vườn lạnh lẽo, bên kia là nắng bừng sáng và tiếng cười rộn rã âm thanh đời thường, giản dị,…

Hai câu thơ giúp ta hiểu: Mùa xuân đã tạo lên sự đổi thay kì diệu, đem lại sức sống, sự tươi mới và những năng lượng tích cực lan toả khắp muôn nơi

Hai câu thơ góp phần khắc họa: Nhân vật trữ tình là người có tình yêu thiết tha với thiên nhiên, đất nước, con người,…

1.0
5 * Học sinh nêu được một bài học ý nghĩa từ đoạn thơ.

Tham khảo: Những bài học ý nghĩa từ đoạn thơ:

– Hãy sống chậm lại.

– Luôn tin tưởng và hi vọng.

* Lí giải thuyết phục.

1.0
II VIẾT 5.0
 

 

Cuộc sống luôn tồn tại sự khác biệt giữa người này và người khác.

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về tôn trọng sự khác biệt.

  a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội

0,5
  b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tôn trọng sự khác biệt 0,5
  c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

– Xác định được các ý chính của bài viết.

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận.

* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

* Triển khai vấn đề nghị luận:

 – Giải thích:

+ Tôn trọng là thái độ đánh giá cao, không vi phạm hay xúc phạm đối phương.

+ Sự khác biệt không chỉ là về ngôn ngữ, màu da, tôn giáo mà còn là sự khác nhau trong tính cách, nhận thức, ước mơ, cá tính ở mỗi con người; rộng hơn là sự khác biệt trong phong tục, tập quán, văn hóa của mỗi vùng miền, quốc gia, dân tộc.

– Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:

+ Sự khác biệt có thể làm cho cuộc sống phong phú, ý nghĩa hơn. Tôn trọng sự khác biệt là văn hóa ứng xử cần có của mỗi người, đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay.

+ Tôn trọng sự khác biệt giúp con người hòa nhập với cuộc sống, gắn kết những mối quan hệ tốt đẹp.

+ Tôn trọng sự khác biệt giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống, hoàn thiện bản thân mình hơn. Người biết tôn trọng người khác sẽ được mọi người yêu quý và tôn trọng.

+ Tôn trọng sự khác biệt sẽ góp phần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, tích cực, văn minh, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân, xã hội.

– Mở rộng, trao đổi quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện,…

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân:

1,5

 

 

 

 

  d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận:

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,75
  đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0.25
  e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.5
Tổng điểm 10,0

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *