ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn, lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
[…]
Nước chưa lớn hẳn, để lộ bùn đen dưới gốc cây ra. Bùn đen từng nơi lại trắng xóa những đóa hoa năm cánh, hai màu đối chọi trông rất đẹp.
– Cây gì mà lạ vậy ông nội? Trổ bông ngay dưới gốc.
– Bông trổ trên đầu những cái rễ ăn lên mà người ta gọi là rễ gió. Cây này là cây mắm, đây là rừng mắm đấy.
– Cây mắm? Sao tui không nghe nói đến cây ấy bao giờ.
– Con không nghe, vì cây ấy không dùng được để làm gì cả cho đến làm củi chụm cũng không được.
– Vậy chớ trời sanh nó ra làm chi mà vô ích dữ vậy ông nội, lại sanh hằng hà sa số như là cây cỏ ấy.
– Bờ biển này mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra hàng mấy ngàn thước. Phù sa là đất bùn mềm lủng và không bao giờ thành đất thịt được để ta hưởng, nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Một khi kia mắm sẽ ngã rạp. Giống tràm lại nối ngôi nó. Rồi sau mấy đời tràm, đất thuần, cây ăn trái mới mọc được.
Thấy thằng cháu nội ngơ ngác chưa hiểu, ông cụ vịn vai nó mà tiếp:
– Ông với lại tía con là cây mắm, chơn giầm trong bùn. Đời con là đời tràm, chơn vẫn còn lấm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xoài mít, dừa cau.
Đời mắm tuy vô ích, nhưng không uổng, như là lính ngoài mặt trận vậy mà. Họ đã ngã gục cho kẻ khác là con cháu họ hưởng.
Con, con sắp được hưởng rồi, sao lại muốn bỏ mà đi. Vả lại con không thích hi sinh chút ít cho con cháu của con hưởng sao?
Thằng Cộc nhìn lại ông nội nó và nghe thương không biết bao nhiêu ông già đã bỏ mồ bỏ mả ông cha để hì hục năm năm trong đồng chua, nước mặn ở Ô Heo.
Phải, cứ theo dự đoán của gia đình thì nó sắp được hưởng, tuy không nhiều, mà rồi sẽ nhiều. Nó nắm chặt tay ông nội nó và nó thấy ông nội nó giỏi quá. Ông có biết chữ nho kia mà.
[…]
(Trích Rừng Mắm in trong Bình Nguyên Lộc, truyện ngắn, NXB Trẻ, 1998)
Câu 1. (1,0 điểm) Xác định ngôi kể trong đoạn trích.
Câu 2. (1,0 điểm) Tìm những phương ngữ Nam Bộ có trong đoạn trích.
Câu 3. (1,0 điểm) Xác định nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4. (1,0 điểm) Từ đoạn trích, anh/ chị nhận xét gì về những đặc điểm của cây mắm?
Câu 5. (1,0 điểm) Anh/ chị hiểu thế nào về câu nói của ông nội: “Vả lại con không thích hi sinh chút ít cho con cháu của con hưởng sao”?
Câu 6. (1,0 điểm) Trình bày thông điệp mà anh/ chị rút ra được từ đoạn trích trên bằng một đoạn văn ngắn.
VIẾT (4,0 điểm)
Hãy viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học trễ.
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn, lớp 10 – Năm học : 2023-2024
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | Ngôi kể trong đoạn trích là ngôi thứ ba.
Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời đúng: 1,0 điểm. + Câu trả lời khác hoặc không trả lời: 0,0 điểm. |
1,0 | |
2 | Phương ngữ Nam Bộ: tui; sanh; uổng; (củi) chụm; mềm lủng; chơn (giầm), nghe thương…;
Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời được 4 từ trở lên như đáp án: 1,0 điểm. + Học sinh trả lời được 3 từ như đáp án: 0,75 điểm +Học sinh trả lời được 2 từ như đáp án: 0,5 điểm + Học sinh trả lời được 1 từ như đáp án: 0,25 điểm + Câu trả lời khác hoặc không trả lời: 0,0 điểm |
1,0 | |
3 | Nội dung: Cuộc nói chuyện của hai ông cháu về cây mắm, về vùng đất Ô Heo và lời khuyên nhủ của ông với người cháu. Lời khuyên của ông đã lay động đến tâm hồn người cháu
Hướng dẫn chấm: + Học sinh trả lời như đáp án : 1,0 điểm. + Học sinh chỉ trả lời được1 ý: 0,5 điểm. (chấp nhận cách diễn đạt tương đồng) |
1,0 | |
4 | – Trong đoạn trích cây mắm có những đặc điểm : trổ bông ngay dưới gốc, bông trổ trên đầu những cái rễ, sống được đất bùn mềm lủng.
– Nhận xét: Cây mắm là loài cây dễ sống, sống ở vùng đất ngập mặn, giữ được đất phù sa, làm cho chắc đất vùng ven sông, ven biển Hướng dẫn chấm: – Học sinh trả lời được đặc diểm và nhận xét : 1,0 điểm + Học sinh trả lời được đặc điểm/ nhận xét : 0,5 điểm. (chấp nhận cách diễn đạt tương đồng) |
1,0 | |
5 | HS nêu được cách hiểu của mình, trình bày rõ ràng, hợp lí.
Gợi ý: Lời nhắc nhở của ông cha đối với con cháu: – Sống không chỉ cho hiện tại mà phải nghĩ tới mai sau. – Sống phải biết hy sinh vì thế hệ tương lai. Hướng dẫn chấm: + Học sinh nêu được cách hiểu hợp lí: 1,0 điểm. + Học sinh trả lời được một ý tuỳ mức độ: 0,25-7,5 điểm. + Câu trả lời khác hoàn toàn/ không trả lời: 0,0 điểm. (Chấp nhận cách diễn đạt tương đồng của học sinh.) |
1,0 | |
6 | Viết đoạn văn về thông điệp từ đoạn trích:
– Hình thức: đảm bảo hình thức đoạn văn, có sử dụng dấu câu hợp lí, các câu liên kết. – Nội dung: nêu được 1thông điệp , có lí giải thuyết phục, phù hợp với giá trị đạo đức, pháp luật.. Hướng dẫn chấm: + Học sinh nêu được thông điệp phù hợp, có lí giải thuyết phục, đảm bảo hình thức đoạn văn: 1,0 điểm. . Đảm bảo hình thức đoạn văn: 0,25 điểm . Nêu được thông điệp phù hợp và lí giải tùy mức độ : 0,25 – 0,75 điểm + Học sinh không trả lời/ trả lời không phù hợp: 0,0 điểm. |
1,0 | |
II | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
Hướng dẫn chấm: không cho điểm phần này nếu bài văn thiếu mở bài/thân bài/kết bài. |
0,5 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.
Thuyết phục người khác từ bỏ thói quenđi học trễ. Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúng vấn đề: 0,25 điểm. – Học sinh xác định chưa đúng vấn đề: không cho điểm. |
0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: · Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần thuyết phục: từ bỏ thói quen đi học trễ · Thân bài: – Trình bày tác hại của thói quen cần từ bỏ. + Việc học của các em bị trì trệ, tâm lí hớt hải, việc chủ động trong học tập chưa thực sự tốt và hiệu quả học tập từ đó sẽ bị giảm sút. + Ảnh hưởng đến thầy cô, những bạn học sinh khác đã có mặt đúng giờ, ảnh hưởng đến sự thi đua, thành tích của cả lớp học. + Hiện tượng đi học trễ của học sinh ngày càng phổ biến sẽ khiến cho môi trường học đường bị ảnh hưởng tiêu cực, sẽ ngày càng nhiều bạn học sinh vi phạm hơn. – Trình bày ích lợi của việc từ bỏ thói quen: + Rèn luyện kĩ năng kiểm soát thời gian hiệu quả, hình thành cho bạn những thói quen tốt. + Đi học đúng giờ giúp học sinh có thêm thời gian để chuẩn bị bài vở chỉn chu trước giờ lên lớp, tạo được thiện cảm đối với thầy cô, bạn bè. + Khi đi học đúng giờ học sinh sẽ chủ động trong việc học tập hơn. + Không còn làm ảnh hưởng đến thành tích học tập của lớp. + Khi học sinh từ bỏ được thói quen đi học trễ, học sinh sẽ có phong thái tự tin, chủ động trong tất cả các tình huống. – Gợi ý giải pháp từ bỏ thói quen: + Đầu tiên học sinh phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình. + Phải lên kế hoạch làm việc và đến chỗ hẹn đúng giờ, lập cho mình một thời gian biểu khoa học và thường xuyên theo dõi nó để chắc rằng mình không bỏ quên các cuộc hẹn. + Nhà trường cũng cần giám sát và kỉ luật nghiêm khắc hơn nữa những học sinh có tình trạng đi học trễnhiều lần. · Kết bài: Khẳng định lại lợi ích của việc từ bỏ thói quen đi học trễ, thể hiện niềm tin vào sự cố gắng của người thực hiện. Hướng dẫn chấm: + Học sinh đảm bảo kĩ năng đầy đủ, có lập luận và dẫn chứng thuyết phục: 2,0 điểm. + Học sinh có kĩ năng những chưa đầy đủ, có lập luận và dẫn chứng thuyết phục: 0,75- 1,75 điểm. + Học sinh có kĩ năng ở mức trung bình, có lập luận và dẫn chứng nhưng chưa thuyết phục: 0,5 điểm. + Học sinh còn yếu về kĩ năng: 0,25 điểm. + Học sinh chưa có kĩ năng: 0,0 điểm. |
2,0 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: + Không mắc quá ba lỗi chính tả và ngữ pháp: 0,5 điểm. + Mắc từ ba đến năm lỗi chính tả và ngữ pháp: 0,25 điểm. + Mắc trên năm lỗi chính tả và ngữ pháp: 0,0 điểm. |
0,5 | ||
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc về bài thơ và có cách diễn đạt mới mẻ hoặc có sự liên hệ, so sánh với bài thơ khác. Hướng dẫn chấm: + Học sinh đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,5 điểm. + Học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. + Chưa đáp ứng được yêu cầu: 0,0 đ ểm. |
0,5 | ||
Tổng điểm | 10.00 |