Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 10 : Thiên chức nhà văn

Đề thi khối 10
SỞ GD &ĐT HẢI PHÒNG

CỤM TRƯỜNG THPT VĨNH BẢO

ĐỀ CHÍNH THỨC

 

  (Đề thi gồm 02 trang)

 

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN KHỐI 10

NĂM HỌC: 2017 -2018

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian: 180  phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 29/03 /2018

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Sẽ dối lòng nếu không thừa nhận trái tim tan vỡ, nhưng…”

Sẽ là dối lòng mình nếu nói rằng không mong chờ một chiến thắng.

Sẽ là dối lòng mình nếu không thừa nhận cảm thấy trái tim tan vỡ khi đội tuyển chịu thất bại ở những giây cuối cùng.

Nhưng tôi nghĩ kết quả như vậy thậm chí còn tuyệt vời hơn về lâu dài.

Kết quả trận chung kết này tốt ở chỗ nó nhắc nhở tất cả chúng ta công việc còn ngổn ngang những thứ phải làm. Một chiến thắng dễ đưa chúng ta đến với sự ngạo mạn nguy hiểm.

Kết quả này cũng dạy cho chúng ta cách yêu những điều không hoàn hảo.Yêu cả trong những lúc đau lòng.Trân trọng và nhìn nhận sự cống hiến, chứ không đặt điều kiện tình yêu của mình vào sự tuyệt đối – một thứ quá mong manh.

Kết quả này cũng dạy cho chúng ta phải học cách vui với những gì mình đạt được, dù không thật sự tuyệt đối.Niềm vui dựa vào chiến thắng cũng giống như một chất nghiện, nó liên tục cần những thứ lớn hơn, to tát hơn để tiếp tục vui.Nếu không biết kiểm soát nó, nó biến chúng ta thành những người đòi hỏi vô lý. Nó cũng làm chúng ta quên lý do nên vui.

Cuối cùng, điều to lớn nhất chúng ta học được ở U23 Việt Nam lần này là với những nỗ lực đến kiệt cùng, với kỷ luật sắt đá, với niềm tin tuyệt đối, và cái tôi của từng cá nhân gạt qua một bên nhường cho tinh thần đồng đội mãnh liệt, họ đã làm được điều kỳ diệu đến không tưởng.

Bao nhiêu người thấm được điều này?Tôi hy vọng là nhiều, rất nhiều.Và biến nó thành động lực cho chính mình để đặt cho mình một mục tiêu khó hơn, thách thức hơn, và có quyết tâm cao hơn để vượt qua.

Tôi mong mỏi có những cuộc tập hợp, những cuộc xuống đường trong lòng mỗi người người.Và mong rằng nó kéo dài mãi.Nó biến sự hân hoan và ngưỡng mộ thành năng lượng để chúng ta tự chiến thắng trong trận chiến của riêng mình.

(Trần Vinh Dự – Newzing.vn 27/01/2018)

Câu 1 (1,0 điểm):  Nhận xét vì sao tiến sĩ Trần Vinh Dự lại khẳng định: “kết quả như vậy còn tuyệt vời hơn về lâu dài”.

Câu 2 (2,0 điểm): Viết đoạn văn 200 chữ  trình bày quan điểm của anh (chị) về nội dung được gợi ra từ phần đọc hiểu và hình ảnh U 23 Việt Nam được đón chào giữa rừng hoa và biển người trong ngày trở về Tổ Quốc 28 tháng 1 năm 2018.

LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

Trong bài thơ Những điều bí ẩn, nhà thơ Nga, Eptusenko, có viết:

Bí ẩn đơn sơ nhưng vẫn cần bí ẩn,

Dù ít, dù nhiều, xin trả lại cho ta…

Bí ẩn rất lặng yên, rụt rè và nhút nhát,

Bí ẩn đi chân trần, mảnh dẻ, đã bay xa!

(Thơ Eptusenko, Bằng Việt dịch, NXB Tác phẩm mới, 1982, Dẫn theo nguồn Internet)

Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: “Bí ẩn rất đơn sơ nhưng vẫn cần bí ẩn”.

Câu 2 (4,0 điểm)

Nhà văn là “ngườivẫn còn mang vết thương đã lại đi chữa lành vết thương cho người khác”.

(Theo Sỏi đá buồn tênh – Nguyễn Ngọc Tư)

Bằng một vài tác phẩn văn học trong chương trình Ngữ Văn 10, anh /chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

————–HẾT————–

 

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:……………………………….. Số báo danh:………………………………..

Cán bộ coi thi 1:                                          Cán bộ coi thi 2:

 

SỞ GD &ĐT HẢI PHÒNG

CỤM TRƯỜNG THPT VĨNH BẢO

  (Đáp án gồm 04 trang)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC: 2017 -2018

MÔN: NGỮ VĂN 10

Phần Câu Nội dung Điểm
I.

ĐỌC HIỂU

 

1

 

 

Tiến sĩ Trần Vinh Dự khẳng định: “kết quả như vậy thậm chí còn tuyệt vời hơn về lâu dài” vì:

-Kết quả này nhắc nhở tất cả chúng ta công việc còn ngồn ngang những thứ chưa làm được.

-Kết quả này dạy chúng ta biết cách yêu những điều không hoàn hảo.

– Kết quả này dạy chúng ta phải học cách vui với những gì mình đạt được, dù không thực sự tuyệt đối.

– Kết quả này là động lực để chúng ta phấn đấu.

1,0

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

0,25

2

 

 

 

 

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị vềnội dung được gợi ra từ phần đọc hiểu và hình ảnh U 23 Việt Nam được đón chào giữa rừng hoa và biển người trong ngày trở về Tổ Quốc 28 tháng 1 năm 2018.

*Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn và dung lượng, diễn đạt lưu loát, giàu cảm xúc.

*Học sinh có thể đưa ra những suy nghĩ, quan điểm riêng của cá nhân nhưng phải đưa ra lí lẽ thuyết phục, hợp lí, không đi trái lại với đạo đức, pháp luật. Một vài gợi ý:

– Nội dung phần đọc hiểu không chỉ là thái độ, tâm trạng của tác giả về sự kiện thi đấu của đội U23 Việt Nam vừa qua mà còn là suy ngẫm về thay đổi của mỗi cá nhân để đóng góp cho xã hội. Hình ảnh rừng người và cờ hoa chào đón đội tuyển ngày trở về không chỉ thể hiện tấm lòng của người hâm mộ mà còn là biểu hiện của tinh thần dân tộc, sự đoàn kết và niềm tự hào.

– Bài học cuộc sống:

+ Bài học về cách sống cống hiến, sống hết mình, ý chí vượt qua khó khăn, thử thách và làm nên những thành công, rạng danh dân tộc. Sống để có thể ngẩng cao đầu và được chào đón huy hoàng, để ghi dấu trong lòng người khác.

+ Chúng ta chỉ có thể được cộng đồng đón nhận khi biết hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, biết sống yêu thươn, kỉ luật, trách nhiệm, đoàn kết.

+ Phê phán lối sống ích kỉ, cá nhân; sự suy đồi xuống cấp về đạo đức, lối sống  (tham ô, tham nhũng), đánh mất danh dự, đánh mất chính mình, làm tồn hại đến quốc gia, dân tộc.

Trong quá trình lập luận, cần lấy dẫn chứng liên hệ ( đặc biệt là với bản thân đã lựa chọn cách sống như thế nào? Rèn luyện những điều gì? Đã có những hành động cụ thể với tư cách một công dân trẻ…)

 

 

 

 

0,25

 

1,75

 

 

0,25

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

 

II. LÀM VĂN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Trong bài thơ Những điều bí ẩn, nhà thơ Nga, Eptusenko, có viết:

Bí ẩn đơn sơ nhưng vẫn cần bí ẩn,

Dù ít, dù nhiều, xin trả lại cho ta…

Bí ẩn rất lặng yên, rụt rè và nhút nhát,

Bí ẩn đi chân trần, mảnh dẻ, đã bay xa!

(Thơ Eptusenko, Bằng Việt dịch, NXB Tác phẩm mới, 1982, Dẫn theo nguồn Internet)

Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: “Bí ẩn rất đơn sơ nhưng vẫn cần bí ẩn”.

 

3,0

 

 

 

 

 

 

 

a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Đủ ba phần mở bài, thân bài, kết luận. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề. Kết bài thể hiện được ấn tượng, cảm xúc cá nhân. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cần giữ được niềm đam mê khám phá những bí ẩn trong cuộc sống. 0,5

 

c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận; có những kiến giải sâu sắc; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động. Bài viết đảm bảo những ý sau:

* Ý nghĩa của khổ thơ, câu thơ của Eptusenko

-Bí ấn là gì?

+ (Bên trong) có chứa đựng điều gì kín đáo, khó hiểu (Theo: Vi.wiktionary.org);

+ Trong khổ thơ của Eptusenko ý nói: “lặng yên, rụt rè, ít nói” và rất dễ “đi chân trần, mảnh dẻ, bay xa”.

à Eptusenko khẳng định: cần giữ niềm đam mê, khám phá những bí ẩn trong đời sống.

*Bàn luận: Học sinh đưa ra quan điểm và lựa chọn riêng của bản thân miễn có sức thuyết phục. Một vài gợi ý:

– Cuộc sống luôn chứa đựng những điều bí ẩn, kì diều ngay trong chính sự hiện diện của nó, rất đơn sơ.

– Con người cần giữ niềm đam mê khám phá những bí ẩn của vũ trụ, cuộc sống, con người.

– Cần giữ sự bí ẩn, đam mê khám phá sự bí ẩn của trái tim, tuổi trẻ.

*Bài học nhận thức và hành động:

-Bồi đắp tâm hồn, bồi đắp giá trị cá nhân dồi dào, phong phú.

– Bồi đắp niềm say mê, khát khao, khám phá.

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

d. Sáng tạo

Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,5

 

 

e. Ngôn ngữ diễn đạt

Diễn đạt trong sáng, giàu sức biểu cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25
 

2

                Nhà văn là “người vẫn còn mang vết thương đã lại đi chữa lành vết thương cho người khác”.

(Theo Sỏi đá buồn tênh – Nguyễn Ngọc Tư)

Bằng một vài tác phẩn văn học trong chương trình Ngữ Văn 10, anh /chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

4,0
1.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Đủ ba phần mở bài, thân bài, kết luận. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề. Kết bài thể hiện được ấn tượng, cảm xúc cá nhân. 0,25
2.Xác định đúng vấn đề nghị luận:sứ mệnh của nhà văn và giá trị của văn học. 0,5
3. Nội dung: Có thể trình bày theo định hướng sau:

a. Giải thích nhận định:

– Nhà văn là người mang vết thương: nhàn văn là người mang những nỗi đau, bi kịch của chính mình, nhà văn là người “chữa vết thương cho người khác”: qua sáng tác, nhà văn mong muốn chia sẻ, đồng cảm với những nỗi đau của con người, từ đó giúp họ vượt lên những nỗi đau.

– Câu nói khẳng định: “sứ mệnh” đặc biệt của nhà văn: luôn thấu hiểu và “chữa lành vết thương” cho người khác từ nỗi đau của chính mình.

b. Bàn luận

Vốn là người có tâm hồn nhạy cảm, nhà văn dễ tồn thương  trước những giông bão của cuộc đời. Sống trong thời đại nhiều bất công, ngang trái, họ cũng là người mang nỗi đau lớn của thời đại mình.

-Từ trải nghiệm nỗi đay, sự bất hạnh của mình, nhà văn dễ thấu hiểu nỗi đau, sự bất hạnh của người. Trái tim nhân ái và tâm hồn rộn mở khiến họ chưa kịp chữa lành vết thương cho mình, đã lại mong muốn chữa lành vết thương cho người khác.

-Học sinh chứng minh qua một vài tác phẩm, sau đây là ví dụ:

+ Độc Tiểu Thanh kí: Nguyễn Du từ nỗi đau thân phận (tài hoa mà bất hạnh) thấu hiểu, xót thương cho số phận Tiểu Thanh.

+ Truyện Kiều: Nguyễn Du từ nỗi đau thời đại (bất lực khi chứng kiến cảnh nhiễu nhương, sự tàn ác, bất công…của xã hội đương thời) mà xót thương cho số phận bất hạnh của nàng Kiều và mong ước nàng có một cuộc đời tốt đẹp hơn.

+….

c. Đánh giá, bàn luận:

– Khi nhà văn biết từ nỗi đau của mình xoa dịu nỗi đau của người, tác phẩm của họ sẽ mang giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc.

– Nhà văn không chỉ cần tấm lòng yêu thương, rộng mở mà còn cần vốn sống sâu rộng, tài sử dụng và sáng tạo ngôn từ.

– Giá trị của văn học không chỉ là chữa những vết thương, nâng đỡ con người trong hoàn cảnh bất hạnh mà còn là đồng điệu với hạnh phúc, niềm vui…khát vọng của con người.

2,5

0,5

 

0,25

 

 

 

0,25

 

 

1,5

 

0,5

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

4. Sáng tạo:

– Bộc lộ sự sáng tạo trong cách trình bày luận điểm, luận cứ, luận chứng; trong diễn đạt, tư duy.

– Có quan điểm, thái độ riêng, sâu sắc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,5
e. Ngôn ngữ diễn đạt

Diễn đạt trong sáng, giàu sức biểu cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

 

……………………..HẾT…………………….

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *