Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 10 về thơ văn Nguyễn Trãi

Đề thi khối 10
  TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH –YÊN BÁI                                                                 

(Đề thi gồm 01 trang)

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

LẦN THỨ XI, NĂM HỌC 2017 – 2018

 

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10

Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

Câu 1 (8,0 điểm)

Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa anh/ chị cảm nhận được từ bức hình sau:

Câu 2 (12,0 điểm)

Nhân trình bày với vua Lê Thái Tông về một nền âm nhạc chân chính, Nguyễn Trãi đưa ra ý kiến sau: “Thời loạn thì dụng võ, thời bình thì dụng văn. Ngày nay định ra lễ nhạc chính là phải thời lắm. Song không có gốc không thể đứng vững, không có văn không thể lưu hành. Hòa bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc. Dám mong bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăn nuôi muôn dân, khiến cho thôn cùng xóm vắng không còn một tiếng hờn giận oán sầu, đó tức là giữ  được cái gốc của nhạc vậy.

Bằng hiểu biết về thơ văn Nguyễn Trãi, anh/chị hãy làm rõ quan niệm về nguồn gốc của văn nghệ trong ý kiến trên.

——————Hết——————–

                                                                                 Người ra đề

 

                                                                                    Lê Thị Thu Huyền

 

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10

Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

Câu 1(8 điểm)

  1. Yêu cầu về kĩ năng

– Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội: Bố cục rõ ràng: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Diễn đạt trong sáng, lưu loát, dùng từ đặt câu đúng. Trình bày sạch sẽ, khoa học.

  1. Yêu cầu về kiến thức

          Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo nội dung sau:

  Nội dung Điểm
Mở bài – Vấn đề cách nhìn và quan niệm của mỗi người trước những sự vật hiện tượng xung quanh. 0,5
 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thân bài

 

* Giải thích (Ý nghĩa từ bức hình)

 Thí sinh có thể tìm thấy nhiều ý nghĩa khác nhau, VD như:

– Thay đổi góc nhìn thay đổi suy nghĩ.

– Không có đúng cũng không có sai mà chỉ là cách nhìn khác nhau của bạn về sự vật hiện tượng mà thôi.

– Hãy luôn đặt mình vào vị trí của người khác để có cái nhìn toàn diện.

– Cần giữ vững lập trường, quan điểm trước những ý kiến khác.

+ …

=> Bức tranh gợi cho ta suy nghĩ về cách ứng xử trước những quan niệm khác nhau đối với sự vật, hiện tượng xung quanh.

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chúng minh, bình luận.

– Cuộc sống vốn đa chiều, nhận thức của con người có giới hạn nên dễ dẫn đến cái nhìn phiến diện, chủ quan, thậm chí lệch lạc.

– Mỗi người với năng lực, trạng thái, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp…  khác nhau sẽ nhận thức khác nhau về cùng một sự vật, hiện tượng. Đừng đem nhận thức chủ quan của mình áp đặt cho người khác. Đặt mình vào vị trí người khác (thấu hiểu, đồng cảm) mới thấy rõ hơn bản chất của vấn đề.

– Tuy nhiên, cũng cần phải có lập trường, bản lĩnh vững vàng trước những quan điểm khác, nhất là quan điểm đối lập. Thuyết phục đối phương bằng năng lực, sự hiểu biết để bảo vệ quan điểm đúng đắn của mình, tránh ba phải, “gió chiều nào che chiều ấy”.

– Đôi khi trong cuộc sống cũng nên thay đổi góc nhìn, cách nhìn sẽ thấy cuộc đời mới mẻ, bớt nhàm chán hơn.

– Phê phán lối sống bảo thủ, ích kỉ…

6,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết bài  – Khái quát lại vấn đề, liên hệ bản thân 0,5

Câu 2 (12điểm)

  1. Yêu cầu về kĩ năng

– Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học; vận dụng khả năng phân tích, cảm nhận để làm rõ một ý kiến bàn về văn nghệ; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…Bố cục bài viết rõ ràng.

  1. Yêu cầu về kiến thức

– Trên cơ sở nắm vững những kiến thức về lí luận văn học, con người và thơ văn Nguyễn Trãi, thí sinh có thể triển khai bài làm bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được những vấn đề cơ bản sau:

 

Cấu trúc  Nội dung Điểm
Mở bài – Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn câu nói của Nguyễn Trãi. 0,5
Thân bài * Giải thích:

Gốc – nội dung cơ bản của văn nghệ và văn – hình thức biểu đạt của văn nghệ có mối quan hệ mật thiết, trong đó nội dung quyết định hình thức.

– Xây dựng âm nhạc không phải chủ yếu quan tâm đến văn, đến hình thức, đến kĩ thuật, kĩ xảo mà trước hết phải quan tâm đến gốc, đến nội dung, đến hòa bình, tức là sự hài hòa của tâm hồn, sự bình yên của cuộc sống.

– Văn nghệ có gốc ở cuộc sống, trước hết là cuộc sống của muôn dân. Muốn văn nghệ phát triển phải chăm lo đến cuộc sống của quảng đại quần chúng.

– Nhà văn hóa – văn nghệ trước hết phải biết hành động vì cuộc sống, vì nhân dân, vì con người. Chỉ có trong quá trình lao động ấy, người nghệ sĩ mới sáng tạo tác phẩm hay, có giá trị lâu bền.

=> Ý kiến của Nguyễn Trãi muốn khẳng định cơ sở của văn nghệ nói chung và văn học nói riêng là phải xuất phát từ cuộc sống bình yên của nhân dân và phải vì nhân dân.

3,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chứng minh

– Mục đích lớn nhất trong cuộc đời Nguyễn Trãi là “an dân” (Nhân nghĩa chi cử yếu tại an dân) nên hơn ai hết, ông ý thức rất rõ về mối liên hệ mật thiết giữa văn chương và cuộc sống, sự gắn bó giữa nhà văn và người chiến sĩ đấu tranh vì tổ quốc, vì nhân dân, vì con người. Văn chương gắn liền với hành động trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược; gắn liền với phẩm chất nhân, trí, anh hùng (Bảo kính cảnh giới 5).

– Dùng văn chương để chiến đấu vì chính nghĩa, tập hợp lực lượng, tấn công kẻ bạo tàn; trổ hết tài năng để dẹp yên giặc Bắc, xây dựng cuộc sống an cư lạc nghiệp, thần tiên cho nhân dân (Bảo kính cảnh giới 56).

– Dùng kế tâm công, dùng sức mạnh của văn nghị luận dụ giặc ra hàng, để quân dân không phải tốn một hòn tên mũi đạn.

– Những lúc thảnh thơi nhất, nhà thơ cũng mong ước nếu có cây đàn của vua Nghiêu, vua Thuấn để gảy khúc Nam phong, ngợi ca cuộc sống giàu đủ của nhân dân muôn phương (Cảnh ngày hè).

– Trong toàn bộ tác phẩm của mình, Nguyễn Trãi luôn có ý thức chăm lo cho quyền lợi của nhân dân, các từ “manh lệ”, “xích tử”, “lê dân”, “thương sinh”, “sinh linh”, “dân”,… trở đi trở lại  nhiều lần trong tác phẩm của ông.

– Nguyễn Trãi không phủ nhận vai trò của hình thức nghệ thuật nhưng đặt hình thức ở hàng thứ yếu, sau nội dung. Sáng tác của Nguyễn Trãi cũng là những minh chứng tiêu biểu cho sự độc đáo của nghệ thuật ngôn từ, nhất là tập thơ Nôm Quốc âm thi tập.

 

7,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Bình luận.

– Quan điểm sâu sắc và tiến bộ của Nguyễn Trãi: Văn chương trước hết phải là thứ vũ khí đấu tranh vì tổ quốc, vì nhân dân; cái gốc của văn nghệ là đời sống của nhân dân; người nghệ sĩ phải dốc hết tài trí, tinh lực vào lao động sáng tạo.

– Nhận thức:

+ Đối với người nghệ sĩ.

+ Đối với độc giả.

1,0
Kết luận – Khái quát lại vấn đề.

– Vị trí của thơ văn và con người Nguyễn Trãi trong sự nghiệp văn học dân tộc.

0,5

 

Người ra đề và đáp án

  Lê Thị Thu Huyền

                                                                

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *