Đề kiểm tra giữa học kì 2 ngữ văn lớp 10 Bình Ngô Đại Cáo

Đề thi khối 10
 

 

 

ĐỀ CHÍNH THỨC
       ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Môn: Ngữ văn. Khối: 10

Thời gian: 90 phút

(Không kể thời gian phát đề)

ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

(1) Có thể nói Ba-sô và Nguyễn Trãi đều là những nhà thơ của thiên nhiên. Thơ của hai ông thể hiện một tình yêu thiên nhiên và một triết lí về thiên nhiên vô cùng sâu sắc. Ba-sô và Nguyễn Trãi đều thực hiện những cuộc hành trình đến với thiên nhiên. Trên con đường đó, họ cố gắng vứt đi những cái phiền toái, hư ngụy của cuộc đời thế tục để đến với tự nhiên và cũng là đến với bản nguyên trong mỗi con người… Cuộc đời Ba-sô là một cuộc du hành dài đi đến khắp những miền đất xa xôi của Nhật Bản. Bước chân của Nguyễn Trãi cũng đã in dấu trên nhiều miền đất Việt Nam qua cuộc kháng chiến lâu dài chống quân Minh xâm lược.

(2) Thiên nhiên trong thơ Ba-sô và Nguyễn Trãi có vũ trụ lớn lao: trăng sao, núi sông, hồ biển…và cũng có những vật nhỏ bé bình thường: con quạ, con ếch, con cá, con mực, chấy rận, hoa dã quỳ, hoa thu (ha-gi)…và con cò, con vện, rau muống, rau mùng tơi, hoa đào, hoa xoan…Trong mỗi một sinh vật nhỏ bé như vậy, hai thi sĩ đều thấy nó như có linh hồn, sống bình đẳng và cảm thông được với con người.

(3) Thi nhân như Ba-sô, Nguyễn Trãi là những thi sĩ vĩ đại của thiên nhiên, không chỉ ở chỗ hai ông đã sáng tạo ra những câu thơ tuyệt đẹp về phong cảnh thiên nhiên mà còn ở chỗ hai ông là những người dẫn đạo cho một cuộc hành hương lớn lao trở về với thiên nhiên, trở về với cội rễ, với nguồn sống bất tận của con người.

(TríchBa-sô Nguyễn Trãi – Nguyễn Du, những hồn thơ đồng điệu, Đoàn Lê Giang)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chínhcủa văn bản.

Câu 2. Điểm gặp gỡ trong thơ của thi sĩ Ba-sô và Nguyễn Trãi là gì?

Câu 3. Chỉ rabiện pháp tu từ có trong câu sau và phân tíchtác dụng của phép tu từđó: Cuộc đời Ba-sô là một cuộc du hành dài đi đến khắp những miền đất xa xôi của Nhật Bản.

Câu 4. Anh/Chị cảm nhận được gì vềthiên nhiên trong thơ Ba-sô và Nguyễn Trãi? Thái độ của tác giả đối với các nhà thơ?

LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ đoạn trích ở văn bản Đọc hiểu, Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (từ 12-15 dòng) trình bày suy nghĩcủa mình về tình yêu thiên nhiên.

Câu 2 (5.0 điểm)

“Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi được coi là áng “Thiên cổ hùng văn”bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Anh/Chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua đoạn trích sau:

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét,

Chứng cớ còn ghi.

(Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi)

 

………………..HẾT……………….

Họ và tên học sinh………….……………………………………Lớp:..………….Số báo danh:……………

* Ghi chú: Học sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

SỞ GD & ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT BÌNH HƯNG HÒA

NĂM HỌC 2018 – 2019

GỢI Ý ĐÁP ÁN VĂN 10

Phần/

Câu

Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 – Phương thức biểu đạt: Thuyết minh. 0.5
2 – Điểm gặp gỡ trong thơ của thi sĩ Ba-sô và Nguyễn Trãi là thể hiện tình yêu thiên nhiên và một triết lí về thiên nhiên vô cùng sâu sắc. 0.5
3 – Biện pháp tu từ:

+ So sánh: Cuộc đời Ba-sô là một cuộc du hành dài …

+ Tạo cho câu văn hàm súc, gợi trí tưởng tượng bay bổng về những chuyến đi dài trong cuộc đời của thi sĩ Ba-sô.

1.0
4 – Thiên nhiên trong thơ của hai thi sĩ hiện lên bình dị, dân dã, có linh hồn, sống bình đẳng với con người.

– Thái độ trân trọng, ngưỡng mộ của tác giả dành cho hai thi sĩ lớn có tâm hồn đồng điệu trong thơ ca. Đồng thời bộc lộ lòng tự hào về Nguyễn Trãi – vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của thế giới.

1,0
II LÀM VĂN 7.0
1 Viết đoạn văn về tình yêu thiên nhiên 2.0
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tình yêu thiên nhiên.

0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng phải bày tỏ rõ ràng quan điểm về Tình yêu thiên nhiên và đưa ra các lí lẽ bảo vệ quan điểm một cách thuyết phục. Có thể theo hướng sau:

– Tình yêu thiên nhiên:

+ Thiên nhiên là thế giới không do con người tạo ra, bao bọc cuộc sống của con người.

+ Yêu mến và trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên.

+ Sống gắn bó, chan hòa với thiên nhiên.

– Bản thân cần ý thức được việc bảo vệ và gìn giữ thiên nhiên. Lên án những hành động, việc làm phá hoại thiên nhiên.

1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu         

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

0.25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.25
2 Làm rõ nhận định Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi được coi là áng “Thiên cổ hùng văn” bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc qua đoạn 1 BNĐC.  
  a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25
  b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi được coi là áng “Thiên cổ hùng văn” bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc.

0,5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

 
  * Tư tưởng nhân nghĩa:

– Tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng có tính chất phổ biến thời bấy giờ được mọi người thừa nhận. Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.

– Nguyễn Trãi chắt lọc tư tưởng nhân nghĩa truyền thống, nâng lên thành tư tưởng “yên dân, trừ bạo”.

-> Nhân nghĩa gắn liền với chống xâm lược  -> Tư tưởng tích cực.

0,5
  * Chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt:

– Có cơ sở chắc chắn từ lịch sử(“từ trước”, “vốn xưng”, “đã lâu”, “đã chia”, “cũng khác”)

– Đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền dân tộc:  lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng với “hào kiệt đời nào cũng có”.

-> Bản tuyên ngôn khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc một cách toàn vẹn, đầy đủ trên nhiều phương diện.

=> Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định và khẳng định nền độc lập, quyền bình đẳng dân tộc.

2,5
  * Tổng kết nội dung, nghệ thuật:

– Nghệ thuật:

+ Lập luận đơn giản, giọng văn hùng hồn, sung sướng, đầy tự hào.

+ Dùng từ mang tính chất khẳng định sự thật hiển nhiên.

+ So sánh, câu văn biền ngẫu, sóng đôi.

– Nội dung:Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân, khẳng định nền độc lập dân tộc, nhấn mạnh mục đích, chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Minh đồng thời biểu lộ niềm tự hào về truyền thống văn hoá Đại Việt.

0,5
  d. Chính tả, dùng từ, đặt câu         

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

0,25
  e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *