Phần I. Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Thành công trong cuộc sống phụ thuộc vào thái độ sống. Thành công không đến với những người có thái độ sống bi quan, tiêu cực, thụ động, buông xuôi, trốn chạy trước những khó khăn hay thất bại trước mắt. Nó cũng không đến với những người không tích cực xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, với đồng nghiệp hay với đối tác kinh doanh… Bạn sẽ không thể có được cuộc sống thanh thản, hòa hợp, thân tình với thái độ sống ích kỷ, thiếu thiện cảm, tự cao, tự đại, đa nghi, ngạo mạn, không quan tâm đến người khác. Điều khác nhau giữa một người sống tích cực với một người sống tiêu cực nằm ở chỗ: Trong cùng một hoàn cảnh khó khăn, người có thái độ sống tiêu cực sẽ than thân trách phận, người có thái độ sống tích cực thì tập trung tìm giải pháp và cơ hội tiềm ẩn trong đó.
Thành công luôn gắn liền với thái độ sống tích cực. Bởi thái độ của bạn ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống và quyết định kết quả của mọi việc bạn làm. Thomas Jefferson, vị tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ cho rằng: “Không một quyền lực nào có thể ngăn được người có thái độ, tinh thần đúng đạt được mục đích của mình. Và không gì trên đời có thể giúp người có thái độ, tinh thần không đúng đạt được thành công”. Sự lựa chọn thái độ quyết định tất cả.
(Theo Lê Văn Thành, Khơi dậy cảm hứng học tập, NXB Dân trí, Tr50)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, điều khác nhau giữa một người sống tích cực với một người sống tiêu cực là gì ? (0,5 điểm)
Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson có tác dụng gì? (0,5 điểm)
Câu 4. Văn bản trên trình bày theo hình thức nào? (0,5 điểm)
Câu 5. Quan điểm sống của tác giả thể hiện trong văn bản như thế nào? Nhận xét về quan điểm sống đó. (1,0 điểm)
Câu 6.Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của thái độ sống tích cực trong cuộc sống. (1,0 điểm)
Phần II. Làm văn (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích đoạn thơ sau:
Đời con thưa dần mùi khói
Mẹ già nua như những buổi chiều
lăng lắc tuổi xuân, lăng lắc niềm thôn dã
bếp lửa ngày đông…
Mơ được về bên mẹ
ao xưa, mảnh vườn nhỏ ngày xưa
bậc thềm giàn giụa trăng mỗi tối.
Bên những hoàng hôn loang lổ gò đồi
mùi lá bạch đàn xộc vào giấc ngủ
con về yêu mái rạ cuộc đời…
(Củi lửa– Dương Kiều Minh, NXB Tác phẩm mới, 1989)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm | |
I | Đọc hiểu | 4,0 | ||
1 | Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. | 0,5 | ||
2 | Theo tác giả, điều khác nhau giữa một người sống tích cực với một người sống tiêu cực nằm ở chỗ: Trong cùng một hoàn cảnh khó khăn, người có thái độ sống tiêu cực sẽ than thân trách phận, người có thái độ sống tích cực thì tập trung tìm giải pháp và cơ hội tìm ẩn trong đó. | 0,5 | ||
3 | Việc tác giả trích dẫn ý kiến của tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson có tác dụng:
– Tạo tính thuyết phục cho nhận định: Thái độ ảnh hưởng, quyết định rất lớn đến mọi khía cạnh cũng như kết quả công việc và sự thành công của mỗi người. – Gửi gắm, nhắn nhủ đến mỗi chúng ta hãy giữ cho mình một thái độ đúng đắn, tích cực trong cuộc sống. |
0,5 | ||
4 | Hình thức trình bày của văn bản: Tổng- phân- hợp | 0,5 | ||
5 | Nhận xét quan điểm sống của tác giả thể hiện trong văn bản:
– Quan điểm sống: Muốn đạt được thành công bạn phải nhận thức và rèn luyên cho mình một thái độ sống tích cực. – Nhận xét: Quan điểm sống đúng đắn, sâu sắc, tích cực… |
0,5
0,5 |
||
6 | – Sống tích cực là tư duy theo chiều hướng lạc quan, tin tưởng và nhìn nhận mọi thứ, mọi vấn đề theo chiều hướng tốt đẹp, tìm cách giải quyết vấn đề theo chiều hướng thuận lợi nhất.
– Suy nghĩ tích cực có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần, định hướng hành động đúng đắn cho mọi người. – Giúp con người sống vui vẻ, tận hưởng được nhiều hơn vẻ đẹp của cuộc sống, cảm nhận cuộc sống muôn màu, muôn sắc; truyền được năng lượng tích cực cho mọi người… – Người có thái độ sống tích cực cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ cao hơn; góp phần thúc đẩy xã hội tiến bộ, phát triển. |
0,25
0,25
|
||
II | LÀM VĂN | 6,0 | ||
Câu 1 | Anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích đoạn thơ trong bài thơ Củi lửa. | 2,0 | ||
Đảm bảo đúng hình thức của đoạn văn: Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn khái quát được vấn đề. | 0,25 | |||
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trong bài Củi lửa. |
0,25 | |||
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: |
||||
– Nội dung: Đoạn thơ là những cảm xúc của người con khi đã rời xa mẹ, rời xa quê hương yêu dấu – Đời con thưa dần mùi khói:
+ Người con thấu hiểu, thấm thía những vất vả, nhọc nhằn, tảo tần khuya sớm, sự hi sinh vô bờ bến của mẹ (Mẹ già nua như những buổi chiều/lăng lắc tuổi xuân…) + Người con khao khát, ước mơ được trở về bên mẹ để được sống lại những kỉ niệm ấm áp thân thương, nơi quê hương yêu dấu (Mơ được về bên mẹ; ao xưa, mảnh vườn nhỏ; những hoàng hôn; mùi lá bạch đàn; mái rạ) => Đoạn thơ thể hiện tình cảm yêu thương, lòng biết ơn vô hạn của người con dành cho mẹ; sự gắn bó sâu nặng của người con với quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình; từ đó, khơi dậy trong lòng người đọc những giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử và tình yêu quê hương đất nước. |
0,5 | |||
– Nghệ thuật: Thể thơ tự do giúp tác giả dễ dàng bộc lộ cảm xúc, làm sống dậy những kỉ niệm, những hồi ức bên mẹ; ngôn ngữ, hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc mà vẫn giàu sức gợi; giọng thơ tha thiết, sâu lắng… | 0,5 | |||
Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt | 0,25 | |||
Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,25 |