Phân tích quan niệm của Chế Lan Viên trong bài thơ “mình và ta”

Bài văn mẫu HSG

Đề bài : nhà thơ Chế Lan Viên viết ” mình là ta đấy thôi… nên thành”. Bằng việc phân tích các tác phẩm đã học, Anh/ chị hãy chứng minh

Bài làm.

Tiếp nhận văn học là khâu cuối cùng của hoạt động sáng tác văn học, bởi lẽ mỗi nhà văn khi sáng tác đều hướng đến bạn đọc, ngay cả khi viết cho riêng mình. Đôi khi đó chính là cách mà họ đối thoại với bạn đọc, về cuộc sống trong quá trình tiếp nhận văn học. Người đọc được coi là người đồng sáng tạo với tác giả, bàn về mối quan hệ giữa Nhà văn và bạn đọc, Bạn đọc và tác phẩm Chế Lan Viên viết.

“Mình là ta đấy thôi, ta vẫn giữ cho mình,

Sâu thẳm mình ư, lại là ta đấy,

Ta gửi cho mình nhen thành lửa cháy,

Gửi viên đã con mình lay động nên thành”.

Quan niệm trên của Chế Lan Viên đã cho ta thấy được sự kết hợp mật thiết giữa tác giả và độc giả.

Thật vậy, Nhà văn là người tạo ra tác phẩm, nhưng người quyết định đến sự sống còn của tác phẩm đó không ai khác chính là người đọc. Trước hết ta hiểu “mình” và “ta” ở đây có nghĩa là tác giả và độc giả. “Mình” có thể là tác giả hay cũng có thể là độc giả. “Mình” và “ta” tuy hai là một, đều nắm giữ phần quan trọng trong quá trình sáng tác. “Ta vẫn giữ cho mình” tức là những gì “mình” muốn gửi gắm, lưu giữ thi “ta” đều giữ lại hết. “Mình” tiếp nhận, lĩnh hội được điều gì từ tác phẩm trong “sâu thẳm” trái tim, cảm nhận được tình cảm, cảm xúc gì thì lại chính là thứ chất chưa đong đầy trong lòng “ta”. “Ta” mang đến cho mình nguồn cháy “tro” để rồi từ đó “mình” ấp ủ, tôi luyện “nhen thành lửa cháy”, “ta” gửi đến “mình”, “viên đá con” để “mình” chau chuốt, khám phá và “dựng lên thành”. Cả đoạn thơ bao trùm nghệ thuật ẩn dụ và cách sử dụng linh hoạt các đại từ nhân xưng “mình”, “ta” đã nêu chọn nên quan hệ khăng khít giữa tác giả và người đọc. Như đã nói ở trên họ là những người “đồng sáng tạo”. “Đồng sáng tạo” ở đây không có nghĩa là viết thêm cho tác phẩm dài ra hay sửa chữa những cái chưa hợp lý, mà là phải phát hiện lại tác phẩm, Nói lên sự đồng cảm của tác giả, làm sống dậy những điều nhà văn ấy từng bỏ xa. Thậm chí có thể thâm nhập vào chiều sâu của tác phẩm, tìm thấy những điều mà đối với tác giả còn mới lạ.

Nhận định trên của Chế Lan Viên là một ý kiến vô cùng chính xác, từ xưa tới nay đã có vô số tác phẩm ra đời, mỗi tác phẩm đó lại mang một dấu ấn riêng, một phong cách riêng của tác giả. Chủ đề cũng rất đa dạng và linh hoạt, có sự khác biệt. Đó bởi lẽ văn học bắt nguồn từ lao động, nó phản ánh mạnh mẽ đời sống xã hội và con người, từ đó dẫn đến cái nhìn của mỗi người khác nhau, không ai giống ai, điều đó tạo nên sự sáng tạo và sự sức sống cho từng tác phẩm. Chỉ khi tác phẩm hay, có giá trị thì tên tuổi của tác giả mới được lưu danh, thế nhưng không phải người sáng tác nào muốn nó được nhiều người biết đến là tác phẩm đó sẽ có nhiều người đọc, sẽ tồn tại lâu dài mà tất cả quyết định ở quá trình tiếp nhận văn học của độc giả, tiếp nhận văn học chính là quá trình lĩnh hội giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, nó đòi hỏi sự tham gia toàn bộ các giác quan, bao gồm tri giác, cảm giác, liên tưởng, tưởng tượng, lập trường, tưởng tượng, đọc, hiểu, cảm nhận thấy được những gì tác giả đã tái hiện vào trong tác phẩm. Đó là tiếp nhận văn học, đào sâu, phân tích những chi tiết, những cái nhà văn cố tình lãng quên, đó là tiếp nhận văn học hay khám phá, khai thác những điều mà đối với tác giả còn mới lạ, đó là Tiếp nhận văn học. Chẳng hạn như trong tác phẩm “Việt Bắc” của Tố Hữu ông đã tái hiện lại cho người đọc, cho những thế hệ đi sau về nỗi nhớ da diết, khôn nguôi được triển khai theo dòng hồi tưởng của người đi, người ở trong giờ phút chia tay, bịn rịn, lưu luyến. Sau mười lăm năm gắn bó nay Tô Hữu muốn mang đến cho người đọc là gì? chính là tất cả tình cảm mà nhà thơ dành cho Việt Bắc. Nỗi tiếc nuối với những kỉ niệm đã qua đó, từ đầu bài thơ trái tim độc giả đã nung lên vì xúc động trong giờ phút chia tay người ở lại chủ động trước, bởi người đi về xuôi là trở lại Hà Nội, nơi phồn hoa, đô thị liệu có còn nhớ đến Việt Bắc, vùng đất xa xôi, hẻo lánh. Sử dụng động từ ấy vừa khẳng định lại tình cảm của người đi, vừa để trấn an lòng mình.

Mình về có nhớ ta không,

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng,

Mình về có nhớ mình không?

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”.

Khoảng thời gian mười lăm năm đó biết bao nhiêu là kỷ niệm cùng nhau, bao ân tình khắc sâu. Trước mắt chúng ta qua dòng ký ức buồn đấy là không gian, thiên nhiên Việt Bắc, với núi, sông, cây, người, đáp lại câu hỏi của người ở lại, người đi cũng bày tỏ lòng mình một cách thiết tha, xúc động.

“Tiếng ai tha thiết bên cồn,

Bâng khuâng trong dạng bồn chồn bước đi,

Áo chàm đưa buổi phân ly,

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.

Bạn đọc thấy được tâm trạng trống trải, xúc động, bồi hồi trong lòng người đi, ngập ngừng, bồn chồn chân phải đi mà lòng chẳng lỡ bước. Hình ảnh áo chàm là nghệ thuật ẩn dụ, sử dụng chỉ người Việt Bắc gợi lên hình ảnh con người ở nơi đây bình dị, mộc mạc. Cuộc sống nhiều khó khăn, lam lũ cái cầm tay thể hiện lên sự đoàn kết, gắn bó, keo sơn, bịn rịn, không nỡ rời xa, nghẹn ngào, xúc động, không thể nói nên lời. Không cần phải chứng kiến trực tiếp khoảnh khắc chia ly ấy, tham gia cuộc chia tay ấy mà chỉ cần đọc hiểu và cảm nhận 8 câu thơ trên thôi đã để làm cho ta như đang ở trong tình cảnh ấy, lòng ta cũng bồi hồi xao xuyến. Điều đó chứng tỏ tác giả đã gửi “tro” vào trong tác phẩm, để rồi chúng ta dậy nên sức sống của nó và “nhen thành lửa cháy trái tim ta”.

Ít ai có thể đi từ Bắc vào Nam ngắm hết cảnh đất nước Việt Nam này được, mà qua mỗi tác phẩm ta lại tưởng tượng và hình dung được thiên nhiên ở đó ra sao, đẹp như thế nào? đó là tiếp nhận văn học thiên nhiên Việt Bắc, cũng không là ngoại lệ, cảnh vật nơi đây hiện lên một bức tranh thơ tình tuyệt sắc, thơ mộng, huyền ảo gắn liền với thời tiết ở những địa danh nổi tiếng.

“Trăng lên đâu núi, nắng chiều lưng nương,

Sớm khuya bếp lửa người thường đi về,

Nhớ từng rừng nứa bờ tre,

Ngòi thoa sông đây Suối Lê vơi đầy”.

Vào mùa đông, cả rừng núi Việt Bắc được bao phủ bởi một màu xanh bạt ngàn, điểm xuyết trên nền xanh ấy là màu đỏ rực rỡ của những bông hoa chuối rừng đón ánh nắng đèo cao rực rỡ, lung linh.

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”.

Không một từ “Đông” nào xuất hiện trong câu thơ nhưng bạn đọc lại hiểu được đó chính là mùa đông của Việt Bắc, với những đặc trưng riêng của cảnh vật, thời tiết. “Đông” thường giá rét nhưng vào trong thơ của Tố Hữu tả lại cảm nhận được sự ấm áp đến lạ thường, xuân đến cả đất trời Việt Bắc tràn ngập trong màu trắng tinh khôi của hoa mơ.

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng,

Nhờ người đam nón chuốt từng sợi giang”.

Tiếng ve kêu vội vàng của mùa hè đã phá tan không khí êm đềm, yên ả của mùa xuân và đông. Thấy tiếng ve là thấy hè và hơn thế ta còn tưởng tượng ra được màu vàng của rừng phách, một câu thơ chỉ bao gồm 6 chữ mà có cả âm thanh, màu sắc, đường nét, hình ảnh.

“Ve kêu rừng phách đổ vàng,

Nhớ cô em gái hái măng một mình”.

Nếu như ba mùa trên Tố Hữu miêu tả trên một không gian thời gian, thì đến mùa thu ông lại dừng lại tại một điểm ánh sáng duy nhất đó là “Trăng”. Sở dĩ có sự chấm phá như thế bởi, Trăng mùa thu là đẹp nhất trong một năm và Trăng Việt Bắc vừa là ánh trăng của Hòa Bình vừa gợi lên sự hi vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đọc đoạn thơ trên mà người đọc như thấy được tất cả tình yêu từ trái tim của Tố Hữu dành cho Việt Bắc, phải yêu Việt Bắc đến cỡ nào thì tác giả mới quan sát, nhận ra được những nét đặc trưng, độc đáo đó để rồi đưa vào thơ của mình.

Mối quan hệ giữa tác giả và độc giả còn được thể hiện rõ qua tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, là người thừa hưởng cuộc sống hòa bình, ấm êm như ngày hôm nay tất cả những người dân Việt Nam ta đều biết được rằng để có được sự tự do ấy đã phải đánh đổi bằng xương, máu của các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc. Nhưng chúng ta không thể biết được những gian nan, áp lực mà thế hệ đi trước ta đã phải trải qua và “tuyên ngôn độc lập” đã tái hiện lại tất cả điều đó. Khi ta đọc từng câu, từng chữ trong tác phẩm Hồ Chí Minh đã đưa ra một loạt chứng cứ để chứng minh tội ác của thực dân Pháp trong suốt 80 năm. Khoảng thời gian không hề ngắn, về chính trị “chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào”, “chúng thi hành những luật pháp dã man, thực hiện chính sách ngu dân rễ trị”, “chúng lập ra nhiều nhà tù hơn trường học”, “tàn sát đẫm máu những cuộc khởi nghĩa, chém giết những người yêu nước, thương nòi của ta”, thi hành chính sách ngu dân kèn suy nhược giống nòi bằng rượu cồn và thuốc phiện, về mặt kinh tế “chúng bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy, cướp ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu”. Chúng đặt ra những thứ thuế vô lý, đồng thời nắm quyền in giấy bạc, xuất nhập cảng, không cho tư sản ngóc đầu lên, bóc lột công nhân rất tàn nhẫn. Tất cả những điều đó là minh chứng cho tội ác mang tính chất hủy diệt của thực dân Pháp, hình ảnh con dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 lại một lần nữa hiện lên qua ngòi bút của tác giả, khiến cho trái tim ta lại bùng cháy theo nhịp điệu câu văn, khơi dậy trong lòng ta sự xót thương cho cảnh nước nhà, đồng thời sự căm thù giặc Pháp. Qua đó càng thêm biết ơn Đảng và Bác cùng những người đã hi sinh anh dũng, là một người Việt Nam Bất kể ai khi cảm nhận tác phẩm này đều tự hào về đất nước mình, một dân tộc đã gan góc anh dũng, từ đó thêm tin yêu đất nước hơn. Hồ Chí Minh lại một lần nữa làm rung động trái tim người đọc và người đọc thì làm sống dậy tác phẩm đó. Tóm lại qua hai tác phẩm tiêu biểu trên đã cho ta thấy được người đọc là động lực sáng tạo của nhà thơ, nên chính họ là người quyết định đến số phận của thi ca.

Ý kiến của Chế Lan Viên Gợi ra cho ta biết bao ý nghĩa sâu sắc. Nếu một tác phẩm được viết ra và để trên giá sách, không có sự tìm hiểu, biết đến của bạn đọc thì vẫn chưa được coi là một tác phẩm văn học thực sự. Người đọc không hề biết đến tác phẩm, đến tác giả đó, nên nó cũng chỉ là một văn bản hết sức bình thường, sớm bị lụi tàn. Ngược lại nếu như tác phẩm đó được sự đón nhận từ bạn đọc, người nọ truyền tai người kia, để từ đó ngẫm nghĩ, khám phá, đào sâu tác phẩm, nhận ra được cái hay, cái đẹp của chúng, thì tác phẩm đó sẽ được tồn tại cùng năm tháng. Mà nhắc tới tác phẩm, thì ta lại nghĩ ngay đến tác giả, như thế nghĩa là người đọc là người nắm quyền quyết định tới số phận của tác phẩm.

Để có được một tác phẩm thực sự, tác giả và độc giả phải luôn giữ và vun đắp mối quan hệ với nhau, Chế Lan Viên đã từng cho rằng quan hệ giữa họ như vợ chồng “nàng yêu chồng, hẳn thế rồi, nhưng đôi khi thường e ngại, ông ta và nàng thích đi dạo một mình”… Nhưng làm sao nàng ta có thể sống không có anh ta được chứ, anh ta với tất cả khuyết điểm đáng yêu, đáng ghét của mình”. Người đọc không chỉ là người tiếp nhận tác phẩm một cách thụ động, mà là người lấp đầy khoảng trống trong tác phẩm. Nhà thơ không chỉ viết cho cá nhân mình mà cũng phải quan tâm đến cảm xúc của độc giả, có như thế tác phẩm ra đời mới chính là nghệ thuật của văn học.

Như vậy qua quan niệm của Chế Lan Viên người đọc đã trở thành người đồng sáng tạo với nhà thơ và sự sáng tạo đó của người đọc nhiều khi tạo ra những ý nghĩa mới, mà chính tác giả cũng không thể ngờ đến điều này. Đối với Chế Lan Viên không chỉ là quan niệm mà còn là một tâm niệm, một ý thức trách nhiệm của người cầm bút “tôi viết cho ai? cho cả mọi người”./.

  • Bài làm sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, bám sát yêu cầu của đề bài.
  • Tuy nhiên phần giải thích chưa chặt chẽ, phần bình luận chưa thuyết phục.
  • Cần cố gắng nhiều hơn.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *