Phân tích dấu ấn hiện đại hóa trong bài Hầu Trời và Chữ người tử tù

Bài văn mẫu HSG

Đề bài : Phân tích dấu ấn hiện đại hóa trong bài Hầu Trời và Chữ người tử tù

Bài làm:

Sinh thời Bác Hồ đã từng nói “xã hội nào thì văn nghệ ấy”. Đúng như vậy! nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng luôn gắn bó mật thiết với những biến chuyển của xã hội, của đời sống con người. Những tác phẩm văn học chân chính xưa nay đều bắt rễ sâu xa từ xã hội, làm nên một diện mạo mới cho văn học theo khuynh hướng thời đại. Vào những năm 1900 đến 1945 nhân dân ta đang gồng mình chống lại các thế lực thống trị, tàn bạo. Cùng với đó là việc học hỏi những tiến bộ văn minh của nhân loại, thì văn học cũng xoay mình theo chiều hướng đó. Bàn về điều này đã có ý kiến cho rằng, “vượt lên sự kìm hãm của các thế lực thực dân phong kiến, hòa nhập với sự lớn mạnh của dân tộc, nền văn học nước nhà đã phát triển theo hướng hiện đại hóa, với tốc độ nhanh và đạt được những thành tựu to lớn”. Minh chứng rõ nhất cho ý kiến đó cũng là dấu ấn “hiện đại hóa” cho các thể loại văn học, chính là hai tác phẩm “Hầu Trời” của Tản Đà và “Chữ Người Tử Tù” của Nguyễn Tuân.

Văn học cũng như bao môn nghệ thuật khác, luôn chịu sự chi phối của hoàn cảnh, xã hội. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến văn học hình thành nên những khuynh hướng, những chủ nghĩa khác nhau trong cách viết của giới nghệ sĩ. Vào những năm đầu thế kỷ 20 trong tình trạng nhân dân đang bị áp lực, chịu cảnh “một cổ hai tròng”, thì văn chương đã “vượt lên sự kìm hãm của các thế lực thực dân phong kiến”. Điều đó đã nhấn mạnh sức sống mạnh mẽ của văn học dân tộc, không gì có thể ngăn cản được để nó tiếp tục hòa nhập với “sức mạnh to lớn của dân tộc”. Cũng do hoàn cảnh xã hội văn học cũng phát triển theo hướng “hiện đại hóa”. Đó chính là quá trình đưa nền văn học nước nhà thoát khỏi hệ thống thi pháp trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học thế giới. Quá trình đó được thể hiện qua nhiều phương diện như quan niệm văn học, hệ thống thi pháp, chủ đề sáng tạo, nội dung, tư tưởng thể loại và ngôn ngữ. Và với sự đổi mới đó “văn học đã phát triển với tốc độ rất nhanh và đạt được những thành tựu to lớn”. Điều đó đã nói lên thành tựu đạt được và quá trình hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng. Như vậy nhận định trên đã nhấn mạnh thành quả của quá trình hiện đại hóa văn học, từ đầu thế kỷ 20 đến cách mạng tháng 8.

Một sự việc vấn đề thay đổi có nguyên do và kết quả của nó để lại. Văn học cũng như vậy, chính do sự thúc bách của nhu cầu thời đại, do sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc theo khuynh hướng hiện đại, do sự thức tỉnh mạnh mẽ của cái tôi cá nhân. Nên nền văn học phải phát triển theo hướng “hiện đại hóa”. Quá trình này được diễn ra và hoàn tất trong vòng 45 năm đầu thế kỷ 20 qua ba giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn sẽ để lại dấu ấn riêng của mình. Giai đoạn thứ nhất diễn ra từ đầu thế kỷ XX đến khoảng năm 1920, là giai đoạn chuẩn bị cho công cuộc hiện đại hóa, đã có cái mới song vẫn còn nhiều cái cũ. Giai đoạn thứ hai diễn ra từ năm 1920 đến năm 1930, đây là giai đoạn quá trình hiện đại hóa đạt được những thành tựu đáng kể và tạo được dấu ấn rõ rệt. Đại diện tiêu biểu cho giai đoạn này chính là Tản Đà. Và giai đoạn ba diễn ra từ năm 1930 đến năm 1945, là giai đoạn hoàn tất quá trình hiện đại hóa văn học phát triển mạnh mẽ “một năm bằng 30 năm của người” (Vũ Ngọc Phan), với những cái tên như Thạch Lam, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng… Và trong đó không thể không nói đến Nguyễn Tuân. Mặc dù trải qua 3 giai đoạn nhưng để lại dấu ấn đậm nét chỉ thể hiện qua giai đoạn 2 và 3 với hai cái tên cùng hai tác phẩm Đại diện tiêu biểu đó là “Hầu Trời” của Tản Đà, và “Chữ Người Tử Tù” của Nguyễn Tuân.

Nhắc đến Tản Đà và Nguyễn Tuân cả hai ông đều là những tác giả tiêu biểu xuất sắc cho công cuộc hiện đại hóa văn học. Nếu như Tản Đà được đánh giá là nhà thi sĩ thứ nhất đã cho chúng ta nghe những khúc giáo đầu đặc biệt tài hoa, những khúc giáo đầu của thơ hiện kim, của thơ mới (Xuân Diệu), thì Nguyễn Tuân Lại là người đánh dấu sự hoàn tất quá trình hiện đại hóa ở thể loại truyện ngắn. Những truyện ngắn Nguyễn Tuân viết không còn là sự mới khởi đầu, mà nó đã ở mức độ cao ở sự trưởng thành thực thụ. Truyện Ông viết quả thực đã là dấu ấn hiện đại là đỉnh cao của truyện ngắn trong nền văn học dân tộc. Tiêu biểu cho ngòi bút sáng tác, của hai tác giả đó cũng là minh chứng hiện đại hóa của các thể loại văn học chính là “hầu trời” và “Chữ Người Tử Tù”.

Nếu như giai đoạn thứ nhất dấu ấn hiện tại hóa chưa được rõ ràng, thì sang giai đoạn thứ hai nó đã hoàn toàn khác và thậm chí còn đạt được những thành tựu đáng kể. Điều đó thể hiện rõ nhất qua thể loại thơ và đặc biệt là qua thơ của Tản Đà. Bằng những bài thơ có giá trị đổi mới dấu ấn hiện đại hóa đã khẳng định từ đây. Một trong số những bài thơ đó chính là bài “Hầu Trời”. Qua bài thơ “Hầu Trời” dấu ấn hiện đại hóa ở thơ đã được thể hiện rất rõ về cả nội dung, và hình thức. Trước tiên về nội dung dấu ấn hiện đại hóa thể hiện ở cái tôi độc đáo của Tản Đà bộc lộ bản lĩnh và ý thức cá nhân trước hiện thực đời sống. Đó là sự giàu tưởng tượng, duyên Hầu Trời gắn với những phút cao hứng, thăng hoa, trong sáng, niềm hạnh phúc có thể sánh với truyện gặp Tiên, Hầu Trời.

“Đêm qua chẳng biết có hay không

Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mộng

Thật hồn! phậch pách! thật thân thế

Thật được lên tiền sướng lạ lùng”.

Tác giả dường như không nhận thức được chuyện xảy ra “đêm qua”. Đó là thực, hay là mơ, hay là tưởng tượng? Nhưng dù sao, dù thế nào thì cũng rất thăng hoa sung sướng đến lạ lùng. Đó là truyện được Hầu Trời, gặp được tiên để tìm tri âm, tri kỷ cho mình.

“Nguyên lúc canh ba nằm một mình

Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh

Nằm buồn ngồi dậy đun nước uống

Uống xong ấm nước nằm ngâm văn”.

Trong sự thanh thản của con người dường như không còn bận bịu gì với việc trần thế, uống nước, ngâm câu thơ hay, đó đã lay động đến trời làm trời không ngủ được. Tiếng ngâm thơ mà “vang cả sông Ngân Hà”. Cái tôi bắt đầu được bộc lộ từ đây. Đó là cái tôi tài năng đấy tôi thanh thản đi tìm hạnh phúc đó là sáng tạo thơ ca cho người tri kỷ.

Dấu ấn hiện đại hóa còn được thể hiện ở việc ý thức sâu sắc về bản thân xứng danh gắn niềm kiêu hãnh cá nhân, với lòng tự trọng tự tôn dân tộc. Khi được trời gọi lên văn sĩ sẵn sàng giới thiệu về mình, về tài của mình và cả nơi. “chôn rau cắt rốn của mình”.

“Dạ bẩm lạy trời con xin thưa

Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn

Quê ở Á Châu về địa cầu

Sông Đà núi tản, nước nam Việt”.

Đó là một cái tôi đầy mạnh dạn, cá tính, luôn luôn đề cao cái tôi, cái bản ngã khác hẳn với thơ Xưa. Đoạn thơ chính là niềm tự hào về quê hương niềm tự hào đó cũng chính là điều đáng kể cho đấng tối cao là ông trời. Hơn nữa việc ý thức sâu sắc về bản thân còn là sự khẳng định tài năng và sứ mệnh của bản thân. Tự xem mình là “trích”,  “Tiên”, bị đày xuống hạ giới vì tội “ngông”, nhận mình là người nhà trời, được sai xuống hạ giới thực hiện sứ mệnh cao cả là thực hành thiên lương.

Nghe xong trời ngộ một lúc lâu

Lại bảo thiên tào lấy sổ xét

Thiên tào tra sổ xét vừa xong

Đệ sổ lên trình thượng đế trông

Bấm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu

Đầy xuống hạ giới vì tội ngông

Trời rằng không phải là trời đầy

Trời định sai con một việc này

Là việc Thiên Lương của nhân loại

Cho con xuống thuật cùng đời hay”.

Cái tôi Tản Đà là một vị thần là con trời ban xuống hạ giới. Nói “Ban” chứ không nói “đầy”, bởi chính trời cũng đã nói “không phải trời đầy”. Tản Đà xuống đến trần gian là lo cho cái thiên lương của con người, làm cho “thiên lương” được Hưng thịnh dưới hạ giới.

“Hai chữ thiên lương thằng Hiếu nhớ

Dám xin không phụ trời trông mong”.

(Tiễn ông công lên chầu trời).

Cái tôi ý thức bản thân quả thực là một điều mới mẻ mà trước kia ta khó tìm thấy trong thơ ca cổ.

Dấu ấn “hiện đại hóa” trong Hầu Trời còn là khát vọng rất nghệ sĩ mà đầy kiêu hãnh, lúc buồn bã, cô đơn. Đọc bài thơ là một phương thức giải sầu, tìm kiếm tri kỷ và chỉ có trời, chứ tiên là kẻ tri âm mới thấy văn hay và tán thưởng. Khi không ngủ được vào canh ba, nằm ngâm văn tiếng ngâm đó đã vang đến trời, làm cho Trời không ngủ được đã mời Tản Đà lên. Và một khi đã nghe văn của Tản Đà thì ai ai cũng thấy làm thích thú.

“Văn dài hơi tốt ran cung mây

Trời nghe, trời cũng thấy làm hay

Tâm như nở dạ, tơ lè lưỡi Hằng Nga chúc nữ chau rồi mày

Tông thành Tiểu Ngọc lắng tay đứng

Đọc xong mỗi bài cũng vỗ tay”.

Chỉ là văn của người hạ giới, nhưng đã làm rung động cả Đấng Tạo hóa siêu nhiên. Đó chính là sự khẳng định cái tài của bản thân của cái tôi một cách mãnh liệt. Đó cũng là dấu ấn của “hiện đại hóa”, trong cách suy nghĩ về bản thân.

Dấu ấn của hiện đại hóa còn được Tản Đà hình dung các đấng siêu nhiên ngang hàng với mình, cùng lời tâm sự chân thành về cuộc sống thực tại nghèo khó, văn chương hạ giới rẻ mạt, hàm chứa một sự khiêu khích nhất định đối với cái nhìn đầy thành kiến về thang bậc, giá trị của con người trong xã hội.

“Bấm Trời cảnh con thực tế khó

Trần gian thước đất cũng không có

Nhờ trời năm xưa học ít nhiều

Vốn liếng còn một bụng Văn đó

Giấy người, mực người, thuê người in

Mướn cửa hàng người bán phường phố

Văn chương hạ giới rẻ như bèo

Kiếm được đồng lãi thực rất khó

Kiếm được thời ít, tiêu thời nhiều

Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu…”.

Cuộc sống đã nghèo khổ cuộc sống của các văn sĩ càng cùng cực hơn. Ngay đến cả chuyện này cái tôi cũng dám thổ lộ cho thấy một sự cách tân độc đáo, mới mẻ.

Không chỉ thể hiện dấu ấn hiện đại hóa qua phương diện nội dung “Hầu Trời” còn là bài thơ tiêu việc cho việc, “hiện đại hóa” qua phương diện nghệ thuật. Bài thơ tạo được một tình huống lạ lùng thú vị đó là tình huống hư cấu Hầu Trời rất hợp lý khi gắn liền với văn thơ và giây phút thăng hoa của người nghệ sĩ sáng tạo. Tác giả đã lựa chọn và sắp đặt các chi tiết hư cấu, hợp lý, tạo thành câu chuyện như thật. Ngoài ra đó là việc dụng công tả cảnh, dựng đối thoại, miêu tả tâm lí nhân vật để tạo sức thuyết phục. Cuối cùng là việc sử dụng ngôn ngữ đã có sự xâm nhập của giọng điệu văn sưa, và ngôn ngữ bình dân không câu nệ vào vần luật, nên mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên và cái tôi cá nhân thỏa sức bộc lộ và thể hiện mình. Như vậy có thể thấy “Hầu Trời” đã bước đầu cách tân, hoàn thiện cùng với đó là việc thể hiện dấu ấn “hiện đại hóa” cho thể loại thơ.

Nếu Như Hầu Trời là minh chứng cho dấu ấn hiện đại hóa của thể loại thơ trong giai đoạn đầu, thì Chữ Người Tử Tù lại là minh chứng cho dấu ấn hiện đại hóa của thể loại truyện, khi quá trình hiện đại hóa đã hoàn tất. Điều đó thể hiện ở việc bút pháp lãng mạn, chi phối bởi cảm hứng lãng mạn ở toàn bộ thiên truyện. Điều đó thể hiện trước hết xây dựng tình huống kỳ lạ, độc đáo. Đó là cuộc gặp gỡ là lạ của hai con người cùng bản chất, nhưng đối lập nhau về địa vị xã hội. Một bên là Huấn Cao, một tên tử tù nguy hiểm, chống lại triều đình. Một bên là quản ngục là kẻ đại diện cho chính quyền thực dân phong kiến. Xét về phương diện xã hội họ chính là kẻ thù của nhau. Nhưng về Bình Diện nghệ thuật lại khác Huấn Cao là người viết chữ đẹp nhất vùng tỉnh Sơn ai ai cũng biết còn quản ngục lại là người biết trân trọng cái đẹp luôn khao khát có được chứ ông Huấn Cao mà treo trong nhà. Như vậy chẳng phải họ là tri âm tri kỉ về mặt nghệ thuật rồi sao? Thế mà hai con người này lại phải gặp nhau trong một hoàn cảnh oái oăm, gặp ở nơi mà đáng ra không nên gặp. Đó chính là Huấn Cao, cũng chính trong hoàn cảnh này mà tính cách của mỗi người đã được bộc lộ rõ nhờ việc khai thác các tương quan đối lập, giữa tính cách và hoàn cảnh, giữa chức phận và nhu cầu, giữa ánh sáng và bóng tối… Để hướng tới sự chiến thắng của tính cách với hoàn cảnh cái đẹp với cái xấu. Quán nhục làm việc cai quản tù nhân một cái nghề mà xưa nay luôn được coi là thất đức. Muốn tồn tại trong môi trường ấy con người ta phải tàn nhẫn, độc ác, thậm chí là mánh khóe, lưu manh. Thế trong môi trường đầy cận bã, quản ngục vẫn hướng đến chữ Huấn Cao, mong muốn có được nó, cho thấy tâm hồn của thầy quản vẫn chưa bị vẩn đục. Rồi đến với Huấn Cao trong một hoàn cảnh vào những ngày cuối của cuộc đời, ông vẫn cứ hiên ngang, bất khuất, cho thấy đó là con người anh hùng đại trí, đại dũng. So với văn học trung đại việc xây dựng được một tình huống truyện độc đáo là điều không có. Để xây dựng được những tình huống như vậy thì chỉ có thể đến với văn học, từ khi sự “hiện đại hóa” diễn ra mà “Chữ Người Tử Tù” là một minh chứng tiêu biểu.

Dấu ấn hiện đại hóa được thể hiện bằng bút pháp lãng mạn dưới sự chi phối của cảm hứng lãng mạn còn được thể hiện qua việc xây dựng những tính cách là lạ. Nguyễn Tuân thiên về khai thác và thể hiện con người bên trong bộc lộ vẻ đẹp của cốt cách, tinh thần cao quý. Đó là hình tượng của Huấn Cao, một nho sĩ tài hoa, đồng thời là người có khí phách bất khuất và thiên lương trong sáng. Là một người viết chữ rất nhanh và đẹp, nổi tiếng khắp vùng Tỉnh Sơn, Huấn Cao được biết đến là một nghệ sĩ có kiến thức uyên thâm và thẩm mỹ tinh tế. Có biết bao nhiêu người muốn có được chứ ông mà treo trong nhà xem nó như một vật báu ở trên đời. Đã có tài Huấn Cao lại còn là người có khí phách anh hùng. Không chịu nổi cảnh bất công ông đã đứng dậy khởi nghĩa. Khi bị bắt phong thái ung dung đó vẫn không hề bị mất đi mà thậm chí còn mạnh mẽ thêm. Ông xem những kẻ đang giam cầm mình chỉ là “lũ tiểu nhân thì oai”. Khi được tiếp đãi rượu thịt ông vẫn điềm nhiên nhận xem như vốn bình sinh mình vẫn thường làm. Nhưng cái tài cái khí phách thôi chưa đủ, mà Huấn Cao còn đẹp hơn, rực sáng hơn bởi cái thiên lương cao quý. Viết chữ Tuy đẹp nhưng ông ít chịu cho chữ ông cũng không bắt mình cho chữ vì vàng bạc hay quyền thế. Khi chưa hiểu quản ngục Huấn Cao tỏ ra khinh ghét coi thường Còn khi đã hiểu được tấm lòng của ông ta vẫn cao cảm động bằng lòng cho chữ. Như vậy cho thấy Huấn Cao quả là một người anh hùng, một tấm lòng thanh cao, một tấm gương phú quý bất nắng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất.

Bên cạnh Huấn Cao còn là hình ảnh của viên quản ngục được xây dựng bởi cảm hứng lãng mạn. Quản ngục được ví như “một thanh âm trong trẻo, chen vào giữa một bản nhạc, mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Ông sống trong một môi trường chỉ có cái xấu và cái ác ngự trị, nhưng vẫn giữ được cốt cách thanh cao của một người yêu cái đẹp, trọng cái tài. Ông mê say chữ của Huấn Cao ao ước nó. Dám bất chấp cả tính mạng để biệt đãi tử tù, hơn nữa quản ngục còn là người biết hướng thiện là một người đáng kính trọng. Nhân cách của quản ngục rất xứng đáng với câu ca dao nói về hoa sen.

“Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Trong việc xây dựng những tính cách là lạ thể hiện dấu ấn hiện đại hóa tác giả đã sử dụng nghệ thuật tương phản với những chi tiết đặc sắc để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật. Điều đó được thể hiện rất rõ qua cảnh cho chữ Huấn Cao từ một kẻ tử tù đã đường hoàng, uy nghi trở thành người ban phát cái đẹp. Con vẫn ngủ vẫn nắm trong tay Quyền sinh Quyền sát mà khúm núm, run run. Sự khúm núm đó không làm mất đi nhân cách của ông mà ngược lại càng tô đậm, tỏa sáng nhân cách ấy. Tóm lại quan hệ thuật tương phản hình ảnh huấn cao với tài năng đặc biệt, khí phách lẫm liệt và nhân cách cao quý, quản ngục là sâu sắc của lối sống và thiên lương trong sáng càng nổi bật, càng to rõ.

Cuối cùng dấu ấn “hiện đại hóa” và được thể hiện ở nghệ thuật tả cảnh. Tác giả đã chọn và miêu tả chi tiết bằng lối văn vừa trang trọng bay bổng, vừa định đạt, tinh tế, chú ý miêu tả tâm lí nhân vật. Cùng với đó là ngôn ngữ cổ kính, trang nghiêm, dùng nhiều từ ngữ cách nói của người xưa như, “thiên lương”, “phiếm trát”, “mê muội”… tạo cho câu chuyện cái không khí của một thời vang bóng làm tỏa sáng nhân vật đồng thời thể hiện được quan niệm thẩm mĩ của mình.

Qua hai tác phẩm Hầu Trời của Tản Đà và Chữ Người Tử Tù của Nguyễn Tuân ta đã thấy rõ hai dấu mốc quan trọng của hai thể loại thơ và truyện. Một tác phẩm là mở đường cho sự phát triển hiện đại hóa của thi ca, một tác phẩm đã đánh dấu sự hoàn tất của truyện ngắn. Cũng qua hai tác phẩm này phần nào đó ta đã hiểu thêm ý kiến trên. Vũ Ngọc Phan trong cuốn “nhà văn hiện đại, khẳng định ở nước ta một năm có thể kể như 30 năm của người”. Sự khẳng định đó nói lên tốc độ hiện đại hóa của Việt Nam vào những năm 30 với một tốc độ mau lẹ nhanh chóng. Trong dòng chảy liên tục của văn học Việt Nam hiện đại “Hầu Trời” và “Chữ Người Tử Tù” là những đóng góp xuất sắc cho quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc, đưa nền văn học nước ta tiến lên và bắt kịp đà phát triển cùng nền văn học thế giới.

Từ đầu thế kỷ 20 đến cách mạng tháng Tám năm 1945, là một thời là rất quan trọng trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử văn học nói riêng. Quá thức vươn lên mọi sự kìm hãm của các thế lực thực dân phong kiến, hòa nhịp với sự lớn mạnh của dân tộc, nền văn học nước nhà đã phát triển theo hướng “hiện đại hóa”, với tốc độ rất nhanh và đạt được những thành tựu to lớn. “Hầu Trời” của Tản Đà và “Chữ Người Tử Tù” của Nguyễn Tuân chính là 2 cột mốc, khẳng định cho sự phát triển, cũng như hoàn tất của hai thể loại thơ và truyện. Có lẽ vì những vai trò to lớn đó nên giá trị của hai tác phẩm, cũng như tên tuổi của hai tác giả sẽ vượt qua bước chân của thời gian, đến với bạn đọc của hôm nay và mai sau./.

Xem thêm : Chữ người tử tù

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *