Phân tích bài thơ Vội vàng để chứng minh nhận định thơ là thơ đồng thời là họa là nhạc là chạm khắc theo một cách riêng

Bài văn mẫu HSG

Đề bài.

Sinh thời nhà thơ Chế Lan Viên từng quan niệm Thơ cần có hình cho người ta thấy có ý cho người ta nghĩ và “cần tình để rung động con tim”. Đến với thơ người ta đến với tiếng nói của cảm xúc đến với đặc trưng của thơ đến với những hình ảnh đường nét được thể hiện qua một hệ thống ngôn từ nghệ thuật trong suốt công phu của thơ. Bàn về điều này nhà thơ Sóng Hồng đã từng cho rằng “thơ là thơ đồng thời là họa là nhạc là chạm khắc theo một cách riêng”. Minh chứng rõ nét nhất cho điều đó chính là bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu.

“Thơ hay là thơ giản dị xúc động và ám ảnh”, (Trần Đăng Khoa).

Tiêu chuẩn thước đo đánh giá của một bài thơ luôn hàm chứa nhiều yếu tố. Đó là sự tỉ mỉ của ngôn từ, dạt dào của cảm xúc, hay đa nghĩa của hình ảnh. Và theo Sóng Hồng dù có nhiều yếu tố quyết định ra sao thì trước hết “thơ là thơ” đã. Như thế Sóng Hồng đã khẳng định thơ trước hết phải là chính nó, phải mang những đặc trưng riêng của nó mà không nhầm lẫn với bất kỳ một thể loại nào khác. Nhưng bên cạnh đó thơ đồng thời là họa, tức trong thơ phải có những hình ảnh gợi lên trong tâm trí người đọc, những chi tiết sống động, chân thực như ngoài sự sống vốn có. Hơn nữa thơ còn là nhạc, nhạc tức là âm nhạc. Sóng Hồng đã nêu lên đặc trưng ngôn từ trong thơ tức là việc giàu nhạc tính. Tính nhạc của thơ được bộc lộ qua thể thơ cách gieo vần, ngắt nhịp, thanh điệu và cuối cùng theo sóng hồng thơ còn là “chạm khắc” tức khả năng tạo dựng hình khối, đường nét sống động chân thực của ngôn ngữ thơ ca. Như vậy Ý kiến của Sóng Hồng đã khẳng định tính chất kỳ diệu của thơ ca. Thơ là thơ, nhưng thơ còn có màu sắc, đường nét của hội họa, thanh âm của âm nhạc và hình khối của chạm khắc. Tuy nhiên tất cả những biểu hiện ấy phải được thể hiện qua “một cách riêng”, nghĩa là nhà thơ phải có một phong cách nghệ thuật riêng.

Quan niệm của sông Hồng hoàn toàn đúng đắn khi dựa trên mối quan hệ giữa thơ ca và các bộ môn nghệ thuật khác đồng thời dựa trên chính đặc trưng của thơ ca. Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc là tấm lòng đột khởi của chính nhà thơ trước cuộc đời. Vì vậy thơ trước hết phải là thơ, phải mang được tính đặc trưng của nó không nhầm lẫn với bất kỳ thể loại nào khác. Thế nhưng thơ cũng không chỉ có tình cảm, cảm xúc hiện diện, bởi nếu không được xây dựng bằng những yếu tố khác thì tự khắc đặc trưng thể loại của thơ sẽ biến mất. Hay nói cách khác, ngoài là tiếng nói của trái tim, Thơ “cần có hình cho người ta thấy”, tức phải cần yếu tố hội họa để phác thảo được bức tranh thể hiện qua ngôn ngữ trong tâm trí người đọc. Như vậy thơ vẫn chưa đủ mà thớ còn phải có tính nhạc. Nếu không có nó hiện diện bài thơ không khác gì một áng văn xuôi khô cứng chai sạm. Và cuối cùng thơ cũng cần có những đường khối hình led để khắc họa cái đẹp khác khóa chính con người nhà thơ và tâm trí người đọc. Để đáp ứng được những yếu tố đó mỗi tác giả ác thần tài kiến tạo một gương mặt riêng cho mình một phong cách riêng mà không nhầm lẫn với ai. nếu thiếu điều đó giá trị của bài thơ sẽ không được trọn vẹn đồng nghĩa rằng tác giả cũng không có chỗ đứng trong nền văn học dân tộc. Thơ thật kỳ diệu nó đã bao trùm toàn bộ những gì tinh túy cao đẹp của các môn nghệ thuật khác đem đến cho người đọc một trải nghiệm hết sức độc đáo thú vị. Minh chứng rõ nhất cho điều đó chính là bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu.

Diệp Tiến đã từng khẳng định “thơ là tiếng lòng”, đúng như vậy. Thơ được phân biệt với chuyện, với kịch bởi yếu tố cảm xúc. “Thơ là thơ”, cũng chính là cảm xúc tình cảm. Đến với bài thơ Vội vàng ấn tượng đầu tiên của độc giả chính là mạch cảm xúc sôi nổi nồng nàn của thi sĩ. Nhà thơ muốn tắt nắng buộc gió để lưu lại mãi hương sắc của trần gian, cái đẹp của cuộc sống trần thế.

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”.

“Tắt nắng”, “buộc gió”, vốn là công việc của trời quyền năng của tạo hóa. Thế mà Xuân Diệu muốn Tước quyền đó của ông trời để cho mình sử dụng nắm bắt. Ước muốn đó có phần nào táo bạo mạnh mẽ đến ngông cuồng của nhà thơ. Nhưng suy cho cùng nó cũng bắt nguồn từ tình cảm mãnh liệt của cuộc sống khao khát giao cảm với đời của nhà thơ. Nắng chiếu mãi sẽ ngạt hương bay mãi sẽ mất vì vậy chỉ còn một cách tắt nắng đi và buộc gió lại để hương sắc cuộc đời ngưng đọng, luôn luôn tươi sáng tràn đầy. Đứng trước một mùa xuân đang chào đón với khung cảnh tình tứ non tơ Xuân Diệu Tuy vui vẻ nhưng vẫn lo sợ hoài nghi. Thi nhân đã hưởng thụ cuộc sống bằng tất cả các giác quan của mình. Hương sắc của cuộc đời rồi dần sẽ bay đi, điều ước kia mãi mãi sẽ không thực hiện được. Cuộc sống vui vẻ sẽ phải đến lúc tàn phai theo úa vì vậy bên cạnh cảm xúc khao khát đến mạnh mẽ Xuân Diệu còn gửi gắm thái độ sống hồ hởi, cuống quýt, vô vập của thi nhân khi ý thức được sự hữu hạn của đời người, trong cái vô hạn của đất trời.

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Cho chếnh choáng mùi thơm cho đã đầy Ánh sáng

Cho no nê thành sắc của thời tươi

Hỡi xuân hồng Ta muốn cắn vào người”

Cuộc sống là bao la trọn vẹn vì vậy Đầu Tiên thi nhân phải ôm để cảm nhận hết cái rộng lớn của thời thế cái đẹp của cuộc đời. Sau đó thì nhân muốn “riết”, Mây Và Gió để được gần hơn xác hơn với cuộc đời cho sự cảm nhận thêm tinh tế gần gũi. Nhưng như vậy còn quá ít với Xuân Diệu, với cảm xúc dạt dào của nhà thơ bởi riết chưa sát, chưa gần, mà còn phải sai phải hút và xuyên qua nó. Đến vậy cái đẹp, cái tinh tuy cuộc sống mới được thấm dần vào trong nhà thơ. Cho đến lúc say cái cảm giác được hưởng thụ của Xuân Diệu vẫn mạnh mẽ. Thi sĩ còn muốn “thâu” trong cái hôn, với tạo hóa, với cuộc đời để “chếnh choáng”, “đã đầy” và “no nê”. Cho đến như vậy rồi mà Xuân Diệu vẫn còn chưa thấy đủ chưa thấy vừa. Nhà thơ còn muốn “cắn”, muốn giao cảm trực tiếp một cách đến cho bạn với thiên nhiên với mùa xuân. Có người đã từng nhận xét, “Xuân Diệu hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình”. Điều đó quả không sai và qua “vội vàng” nó lại càng sáng tỏ. Suy cho cùng Xuân Diệu có thái độ như vậy cũng bắt nguồn từ lòng yêu cuộc sống, khát khao mãnh liệt giao cảm với đời của thi nhân. Cảm xúc trong “vội vàng” quả thực đã đạt đến đỉnh cao, đã khẳng định được vẻ đẹp trong đặc trưng của thơ. Tuy nhiên theo Sóng Hồng “Thơ là thơ, nhưng đồng thời nó cũng là hoa”. Một bài thơ hay tác động đến người đọc toàn bằng hình ảnh, hội họa. Đến với bài thơ “Vội Vàng”, điều đó được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên, mùa đẹp đẽ như một thiên đường trên mặt đất mời gọi nhân gian đến để thưởng ngoạn.

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của Yến oanh này đây khúc tình si”.

Xuân Diệu đem cả tâm hồn mình để nhìn những cánh bướm cánh ông nhỏ bé non tơ vào những ngày xuân ấm áp chúng Dập dìu đi tìm mật rất hạnh phúc với công việc của mình làm. Dường như thì nhân đã thấy rằng sự hạnh phúc đó như hạnh phúc lứa đôi đang hưởng tuần trăng mật vậy. Tiếp đó hình ảnh hoa lá tươi non đầy màu sắc đang vươn lên trên nền của “đồng nội xanh rì”.

Mùa xuân đến có ở Đồng Nội đã thay áo mới khác một màu xanh tràn đầy nhựa sống, tô điểm cho bức tranh xuân duyên dáng, chung tình. Đâu đó xung quanh là hình ảnh cành non đang phê phẩy như chào đón mùa xuân. Trên cái nền thiên nhiên tươi đẹp, tình tứ, căng tràn nhựa sống ấy, bỗng cất lên tiếng hót của chim yến, chim oanh làm vang động cả bức tranh ấy. Nhìn đâu đâu cũng là những hình ảnh đáng yêu đến ngỡ ngàng. Mùa xuân đến không còn đem theo thứ ánh sáng yếu ớt của mùa đông, gay gắt của mùa hè, mà đem theo sự ấm áp của từng tia nắng dịu nhẹ, như hàng mi của người con gái đương xuân.

“Và này đầy ánh nắng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm thân vui hàng gõ cửa”.

Thứ ánh sáng dịu nhẹ đó cùng với hình ảnh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp đã khiến nhà thơ có cảm giác như ngày nào cũng được thần vui gõ cửa chào mời. Mùa xuân đem theo biết bao hình ảnh đẹp, quyến rũ và rồi để đáp lại điều đó Xuân Diệu cũng đã viết.

“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm, tháng giêng là tháng đẹp nhất của mùa xuân. Với tất cả những gì căng tràn nhất, đẹp nhất mà mùa xuân đem lại, Xuân Diệu xem nó như một cặp môi của người thiếu nữ. Ông đã lấy vẻ đẹp của người làm thước đo chuẩn mực để đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo hóa. “Vội Vàng” là một bức tranh không những đẹp, mà còn quyến rũ, say mê đến lạ thường.

Nhưng với thơ ca vậy vẫn chưa đủ, ngoài là thơ, là hoa, thì thơ còn phải là nhạc. Đối với Xuân Diệu cơ sở để tạo ra tính nhạc trong thơ Ông chính là tiếng Việt. Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu nhạc tính, do các thanh điệu cách ngắt nhịp, phối vần, do tiếp thu truyền thống của thơ ca Việt Nam, do chịu ảnh hưởng của thơ tượng trưng pháp, coi nhạc là một yếu tố thuộc về thi pháp. Điều đó được biểu hiện trước hết qua giọng thơ. Vội Vàng mang một giọng thơ linh hoạt, sinh động bộc lộ rõ nét cảm xúc của cái tôi cá nhân. Khi sôi nổi thiết tha của nhiệt vồ vập như.

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”.

Hay.

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều”.

Những động từ mạnh theo cấp độ tăng tiến, kết hợp cùng với biện pháp điệp ngữ đã tạo cho khổ thơ mang giai điệu như một bản nhạc mạnh mẽ, vồ vập, thiết tha. Bên cạnh niềm vui đó thì thơ Xuân Diệu mà tiêu biểu là vội vàng, còn là một bản tình ca sâu lắng day dứt, suy tư.

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của Nhân gian

Nói làm chi răng Xuân văn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thăm lại”.

Quan niệm biện chứng về thời gian lấy tuổi trẻ làm thước đo cho thời gian vô hạn, những triết lý đó được nêu ra mà không hề khô cứng. Bởi đã được nhà kính che lấp. Xuân Diệu đã tiếc nuối khi thời gian cứ chảy trôi vô hạn mà đời người là hữu hạn. Người xưa quan niệm thời gian tuần hoàn, còn Xuân Diệu lại cho rằng thời gian tuyến tính, đã một đi thì không quay trở lại. Vì vậy tuy có bớt đi tính triết lý, nhưng đoạn thơ vẫn mang màu sắc day dứt, suy tư. Và cuối cùng vội vàng còn là sự thiết tha, dỗi hờn, mang âm hưởng tiếc nuối, sợ hãi.

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời

Mùi tháng năm đều sớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt

Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi

Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng ca thi

Phải chăng sợ độ tàn phai sắp sửa

Chẳng bao giờ ôi chẳng bao giờ nữa”.

Giọng điệu thiết tha, tiếc nuối, thậm chí có phần sợ hãi đã lan tỏa khắp đoạn thơ. Mọi cảm nhận được cái đáng sợ vô tình của thời gian. Giọng điệu của bài thơ đã góp một phần không nhỏ cho sự thành công ấy, và cũng là một đóng góp lớn cho tính nhạc của bài thơ.

Ngoài được bộc lộ qua giọng điệu tính nhạc, trong “vội vàng” còn được bộc lộ qua tứ thơ, là hình ảnh của mùa xuân tươi đẹp với sức sống thanh tân, trong trẻo, sự kết hợp hài hòa giữa mạch lý luận và mạch cảm xúc với cách tranh biện hăng hái. Nhịp thơ linh hoạt không phụ thuộc theo cách ngắt nhịp truyền thống mà biến đổi theo mạch cảm xúc bên trong và biểu hiện một cách cụ thể, đặc sắc, tâm hồn yêu đời của nhà thơ.

Cuối cùng vội vàng còn là một bài thơ có đường nét của điêu khắc. Đó chính là biểu hiện của cái tôi cá nhân, cá thể, với những quan niệm nhân sinh mới mẻ. Đó là triết lý về thời gian về cuộc sống tận hưởng tận hiến. Ngoài ra cái chạm khắc theo một cách riêng còn được bộc lộ qua cách cảm nhận về thiên nhiên, với con mắt của tình yêu vạn vật hữu tình, có đôi, có cặp. Tính trạng khác còn được thể hiện qua quan niệm mỹ học, hiện đại, ngôn ngữ mới mẻ, độc đáo. Đó cũng chính là hiện thân của phong cách cá nhân đặc sắc “một nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.

Qua bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu ta thấy rõ ý kiến của Sóng Hồng đã khẳng định sức sống và vẻ đẹp của thơ ca. Một bài thơ hay trước hết phải mang đặc trưng của chính nó, đồng thời là sự kết hợp với tính hội họa, âm nhạc và điêu khắc. Phong cách nhà thơ cũng được thể hiện rõ qua đây không chỉ vậy mà ý kiến của sông hồng còn đặt ra yêu cầu sáng tác và tiếp nhận thơ ca. Đối với thi sĩ sáng tác thơ phải luôn tạo được hình, ý, tình và âm để đem đến cho người đọc một bài thơ hay. Đối với độc giả khi tìm đến với thơ cần trải lòng mình để cảm nhận được hết cái hay, cái ý vị của thơ mà tác giả đã gửi gắm.

Thơ ca quả thực là bộ môn nghệ thuật, sáng tạo nghệ thuật thầm lặng nhưng rất gian khổ, công phu. Một bài thơ hay trước tiên phải là chính nó ta là sự kết hợp hài hòa giữa hình, âm và chạm khắc. Có lẽ vì điều đó nên vội vàng xứng đáng là một thi phẩm xuất sắc của thi ca Việt Nam nói chung và phong trào thơ mới nói riêng. Giá trị của nó sẽ vượt qua sự khắc nghiệt của thời gian đến với bạn đọc cả hôm nay và mai sau./.

Xem thêm  :Vội vàngBài văn mẫu HSG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *