Nghị luận ý kiến :thơ không còn nhiều từ, nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống

Bài văn mẫu HSG

Đề bài : Nghị luận ý kiến  GS .Nguyễn Đăng Mạnh : “thơ không còn nhiều từ, nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống, nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi một chút linh hồn của cảnh vật thông qua linh hồn thi sĩ”.

Bài làm

Thơ ca luôn là một cảm xúc, dòng chảy bất diệt của thời gian, ta có thể thể sống thiếu mọi thứ, chứ thơ ca không bao giờ thiếu. Thơ làm cho mỗi con người yêu đời hơn, gắn bó với ta một cách gần gũi đến lạ thường. Ta yêu, cách tình cảm chân thật từ trong từng câu chữ, yêu cái tinh tế mà nhà thơ đem lại, yêu mến từng cái nhỏ nhất. Vì thế mà Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét rằng “thơ không còn nhiều từ, nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống, nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi một chút linh hồn của cảnh vật thông qua linh hồn thi sĩ”.

Đúng thơ là những mạch máu chủ đạo, mà mất đi mạch máu này thì văn học Việt Nam không thể tồn tại. Cái hay của thơ đó là cái xuất phát từ những tình cảm thật của mỗi người nghệ sĩ, thổi vào từng câu, chữ, chỉ có yêu thiên nhiên, yêu con người, thì tình cảm với bao la, mới ngấm vào được. ngấm vào một cách tự nhiên, không phải giả tạo hay gượng ép.

Thơ không cần phải dài dòng, nhiều từ ngữ, mà thơ rất ngắn gọn, xúc tích, cô đúc. Thơ đưa con người ta tới một thế giới mới lạ, nơi có tình yêu, gần gũi, không cần phải là ai, không quan tâm đến điều gì. Chỉ cần ta mến ta, yêu nhìn vào nơi đó ta không gợi được cảm xúc, ta có ấn tượng thì ta nâng niu nó, đưa nó vào chủ đề của mình.

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.

Nhẹ nhàng, tinh tế mà sâu lắng đến lạ lùng. Chỉ là nắng là hàng cau thôn quê, nhưng nó đã làm cho nhà thơ phải quan tâm, bận lòng. Trái tim của thơ ca là một trái tim dễ rung động, dễ bắt nhịp với cái nắng mới “mơn mởn”, đã làm nhà thơ siêu lòng. Cái màu xanh man mát kia đã thu hút ánh mắt ấy một cách hài hòa, để buộc Hàn Mặc Tử phải yêu, phải mến. Sự sống này bình dị, mà tinh tế, đó là tình cảm của thơ ca.

“Gió theo lối gió mây đường mấy

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”.

Tâm tư, tình cảm luôn là nguồn sống trong thơ, nhà thơ có cảm xúc. Có vui, có buồn thì sự vật cũng được mang hình hài giống thế.

Gió theo lối gió, mây đường mây”, nhẹ nhàng trôi dạt trên không gian bao la của đất trời.

“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, thơ ca xuất phát từ tấm lòng, tình cảm của nhà thơ và Hàn Mặc Tử đã buồn thì trong câu thơ cũng không bao giờ sôi động, không rõ ràng được. Cảnh vật trong thơ cũng như một tấm gương phản chiếu tâm trạng của nhà thơ, vậy hạnh phúc thì cùng nhau hưởng, buồn bã thì cùng tâm sự, cùng nhau giãi bầy. Như một đôi bạn trẻ từ lâu năm, “Dòng nước buồn thiu” cái buồn nhạt nhòa không thể nói lên được, hoa bắp lay, đong đưa bay nhẹ nhàng theo gió. Điều đó còn tạo nên một không gian ảm đạm, lạnh lẽo vô cùng, chỉ cần chú ý một chút thôi, ta có thể cảm nhận được điều đó thôi, là tâm tư, tình cảm của thơ ca. Phải cảm nhận, thấu hiểu. Nếu đọc sơ qua thì thơ không có giá trị, phải hiểu, phải cảm và trạm, tức là sợi dây cảm xúc mà nhà thơ muốn gửi gắm vào đó, để cho người hiểu được, thì trước tiên nhà thơ phải có cảm xúc. Nếu không có bài thơ đó sẽ là bài thơ chết, bài thơ mất đi yếu tố quan trọng, dù ít hay nhiều thì thơ cũng phải đánh thức được tình yêu của mỗi người, thổi được linh hồn trong câu chữ, truyền đi một cảm xúc cho cảnh vật để nó được nảy mầm, được phát triển.

“Thuyền ai đâu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”.

Đó là cảm giác buồn, nôn nao. Thời nay, thơ không chỉ là tình cảm rung động với thiên nhiên, đất trời, mà thơ còn là tình người, tình của những sẻ chia, tình của con người xa quê, đồng hương. Hay đẹp đẽ hơn cả, lãng mạn hơn cả, là tình yêu, chút nhớ, chút thương, chút giận, chút hờn thoáng chốc và cả các thứ tình cảm yêu đơn phương, không được ai đó đắp lại. Dù biết thế mà vẫn chờ, vẫn đợi, luôn cho phép mình giao cảm bởi con tim nhạy cảm này đã lỡ yêu. Khoảng cách xa xôi cũng không thể làm Hàn Mặc Tử vơi bớt nhớ nhung, mà chỉ có thể thơ ca là nơi chứa đựng tất cả. Để con người gửi gắm cái thứ tinh khôi ấy vào thơ, đưa dòng cảm xúc của mình bấm vào từng vần thơ, câu chữ. Từ một vật vô tri, vô giác, mà biết yêu, biết giận, hờn, biết lo lắng, nhớ thương.

“Mở khách đường xa khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà”.

Nhớ nhung là những tình cảm giản dị mà con người ai cũng có, nhưng nhớ một người không nhớ mình lại là một tình cảm thiệt thòi, luôn mong muốn gọi ai đó tới đây. Khách đường xa, một ai đó sẽ hiểu được lòng một cô gái, một ai đó sẽ hiểu được lòng mình. Cô gái trong sáng, mong manh, mặc chiếc áo dài duyên dáng, nhưng có lẽ tất cả chỉ là quá khứ mường tượng, luôn khao khát có một tình yêu. Dù biết đó chỉ là ảo ảnh.

Thơ như là tất cả đối với Hàn Mặc Tử, khiến cho ông đam mê, không một phút nghỉ ngơi và nghĩ cho bản thân bệnh tật, đau ốm. Nhưng không bao giờ ông nản lòng, cho dù cái đau đớn của bệnh tật có dầy, vò bao nhiêu thân xác, và bị đay nghiến. Ông vẫn giữ cho mình một tình yêu mãnh liệt, đến với thơ ca, yêu và được yêu, cống hiến vì đam mê, vì sự nghiệp. ông đau đớn thế nhưng trong thơ lúc nào cũng nhẹ nhàng, sâu lắng, không bi quan, không một chút ngần ngại, buồn tẻ. Dù ngày mai có ra sao, thì ông vẫn mạnh mẽ, phải cố gắng tạo niềm tin vào cuộc sống, vì chỉ có mình mới mang lại nguồn sống cho mình. Đã sống thì phải có lý tưởng, có hoài bão, đã yêu cái nghề Thơ thì phải sống chết vì nó.

Thơ ca quan trọng với Hàn Mặc Tử, vậy đấy. Chỉ có thế ông mới vượt qua được nỗi đau, nói như một người bạn chân thành vậy, “nơi mà có thể gửi gắm tâm tư, tình cảm, những thứ mà chỉ có thể trong thơ mới bộc lộ được, mới thể hiện được. Đâu phải buồn hay vui, nói ra là xong, mà phải biết thấu hiểu. Hôm nay trời nhẹ lên cao, tôi buồn không biết vì sao tôi buồn, mông lung làm sao, nhưng quả thật thơ ca luôn là một ẩn số bí ẩn, buộc ta phải tìm hiểu, phải yêu và phải thấu cảm. Nếu hiểu được nó, cảm nhận được thứ tình cảm mông lung ấy, thiêng liêng ấy, thì Thơ đối với ta luôn là một người bạn. Nó được cô lúc từ tình yêu của nhà thơ, được chiều chuộng thổi hồn để được yêu, được bay bổng với cảm xúc.

Thực sự! tôi là một người may mắn khi đã biết thơ tử rất nhỏ, được ông bà đọc cho nghe những vần thơ ru tôi ngủ. Những lúc bố mẹ vắng nhà, thơ đã ngấm dần vào tôi từ lúc ấy. Nhưng để hiểu được thơ, cảm nhận về ý nghĩa của nó đem lại, thì thực sự tôi tới giờ tôi mới hiểu. Chỉ có thể đặt mình vào nhân vật ấy, hoàn cảnh ấy, mới có thể chạm dần vào cảm xúc của mỗi nhà thơ. Đôi khi họ thích thơ, tuy dễ thuộc, có vần, vì họ thấy được mình chính là nhân vật trong thơ. Rất vất vả của con người lao động, cái tình yêu quê hương đất nước, cái tình cảm của người với con người, từ những vấn đề nhỏ, đến lớn. Từ cây cối, con người, con vật tầm thường. Tất cả đều chỉ được nhà thơ chú ý, yêu mến và rồi thả hồn mình vào tình cảm chân thành, vào đó để nói lên tâm tư, tình cảm của mình. Yêu hay ghét, giận hay hờn thương những cảm xúc của thơ ca. /Từ đó ta mới thấy được rằng thơ ca được đúc kết từ tình yêu, niềm tin cháy bỏng, khao khát, cảm thông với đời, thấu hiểu con người, rồi đưa tình cảm ấy vào trong thơ. Dòng thơ nó lan truyền mọi ngõ ngách và từng nhà, từng người, nắm từng con tim, từng nhịp thơ cảm xúc, tình cảm mãnh liệt. Thế nên nó mới có thể lay động được lòng người, để khi đọc một câu thơ, bài thơ ta có khóc vì nó, vì tình cảm, ý nghĩa ấy quá gần gũi, quá sâu lắng. Nó như thể hiện một không gian nơi cảm xúc, làm chủ đạo từ bài thơ “Đây Thôn Vĩ Dạ”, ta có thể thấy được rằng thơ luôn là mạch máu nuôi sống cảm xúc, thơ có thể biến từ một cảnh vật, không gian, cảm giác thành một vật có tình cảm, có suy nghĩ, tất cả đều đó là nhờ nhà thơ Hàn Mặc Tử.

Thơ sẽ chết nếu nhà thơ không chuyển tải, truyền tải được tâm tư, tình cảm trong từng câu chữ, sẽ héo mòn, nền thơ không đổi, nếu thơ không thổi vào đây một chút linh hồn. Vì vậy mà mỗi nhà thơ khi là một bài thơ, cần tạo cho mình một cảm hứng, một dòng chảy cảm xúc, dạt dào để làm lay động được con tim người đọc. Bởi độc giả là giám khảo chân thành nhất, dù có vượt qua bao phong ba, thời gian, bão táp đi chăng nữa, thì cũng không thể hủy diệt được tình cảm mà nhà thơ muốn gửi gắm và ngăn cản, ta thấu hiểu tình cảm đó. Hàn Mặc Tử tuy đã mất, nhưng câu thơ của ông vẫn luôn sống mãi trong lòng người đọc và tình cảm ấy thiêng liêng vô cùng.  Nhận định trên là một nhận xét vô cùng chính xác. Thơ không cần nhiều từ ngữ, nó không cần quan tâm đến hình thức, hình xác. Nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi một chút linh hồn của cảnh vật thông qua linh hồn thi sĩ./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *