Chứng minh ý kiến : điều còn lại với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình

Bài văn mẫu HSG

Bài văn mẫu học sinh giỏi,  chứng minh nhận định : điều còn lại với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình

Bài làm

Macxen Pruxt từng nói “Đối với nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ, phong cách không phải vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề cái nhìn”. Cái nhìn mới mẻ rất là phong cách sáng tạo độc đáo của nhà văn, tức là vấn đề cốt lõi, then chốt trong cuộc đời sáng tác của người nghệ sĩ đó là điều còn lại, là hạt nhân quan trọng sau khi từ nhà văn bóc đi những cái không phải là của bản thân anh ta với tất cả khi anh ta giống với người khác. Bởi vậy! Có ai đó đã khẳng định rằng “điều còn lại với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình”.

“Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả… nếu anh không có giọng riêng, anh khó trở thành nhà văn thực thụ”. Nhà văn sê-khốp đã từng khẳng định như thế. Giọng nói riêng là cái nét riêng biệt, độc đáo, mới mẻ trong sáng tác của nhà văn. Nó biểu hiện ở trong cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống một cách mới mẻ và cách thể hiện cái mới mẻ đó rất độc đáo của nhà thơ. Hay nói một cách khác “giọng nói riêng” chính là phong cách riêng của mỗi nhà văn. Có được trong giọng nói riêng nhà văn sẽ tạo ra được những tác phẩm bất hủ với thời đại. Không những thế còn tạo ra được chỗ đứng cho mình trên diễn đàn văn học, tất cả những điều đó chính là điều còn lại với mỗi nhà văn. Như vậy ý kiến trên muốn đề cao tính sáng tạo, đề cao phong cách nghệ thuật riêng biệt của mỗi người nghệ sĩ.

Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn, nó như là đang đưa ra một yêu cầu khắt khe trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của người cầm bút. Trong “đời thừa” Nam Cao đã khẳng định, “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có”. Đúng như vậy! Nam Cao bản chất của văn học nghệ thuật là sự sáng tạo miệt mài không ngừng nghỉ. Nghệ thuật sẽ chết nếu như không có nét riêng, nét độc đáo. Như Maxim Gorki nói “cái tầm thường là cái chết của nghệ thuật. hơn nữa lao động của Nhà văn là lao động sáng tạo, nên dù muốn hay không mỗi nhà văn phải tạo cho mình một nét riêng, một phong cách nghệ thuật không trộn lẫn”. Nhà văn giống như một nhà quay phim hiện thực cuộc sống, được thu vào lăng kính của nhà văn từ đó được phản chiếu qua những trang văn, điều đó không có nghĩa là nhà văn sao chép hiện thực một cách y nguyên, nô lệ, mà cần phải có sự chọn lọc, phải chắt lọc bằng cách nhìn và cách cảm thụ có tính khám phá. Cũng chính vì vậy mà phong cách đem đến cho nhà văn cái nhìn mới mẻ, khác lạ về cuộc sống. Phong cách là nhu cầu biểu hiện của người nghệ sĩ, là một tiêu chí đánh giá vai trò, vị trí tầm cỡ lớn nhỏ của nhà văn trong sáng tạo văn học. Phạm Đình Kiên nói rằng “văn chương quý bất tùy nhân hậu”. Tức là cái quý của văn chương là không theo người khác cũng là bởi vậy. ấy thế nhưng không phải nhà văn nào cũng có được phong cách, chỉ có những nhà văn có bản lĩnh và tài năng mới đủ sức sáng tạo ra những nét riêng, độc đáo, lập đi lập lại mang tính thống nhất trong cả nội dung và hình thức tác phẩm. Và Nguyễn Tuân chính là một nhà văn như thế, với phong cách nghệ thuật độc đáo của mình. Ông đã sáng tạo nên thiên truyện “Chữ Người Tử Tù” để lại trong lòng bạn đọc bao ấn tượng khó phai mờ.

Nguyễn Minh Châu ấn tượng nói Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa, toàn bộ cuộc đời cũng như gần 5 nghìn Trang viết của ông đã tạo nên một “huyền sử”. Huyền sử của người ưu lối chơi, “độc tấu”. Cung đàn văn chương Nguyễn Tuân được viết trên cùng một khuôn nhà nhưng vời thanh âm trầm bổng khác nhau của nốt nhạc theo nhà văn. “tôi quan niệm đã viết văn phải cố viết cho hay và cho đúng cái tạng của riêng mình. Văn chương cần có sự độc đáo hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác”. Có lẽ vì thế mà phong cách Nguyễn Tuân có sức hấp dẫn người đọc, độc đáo vô song, khiến người nghe rung cảm mãnh liệt. Tác phẩm “Chữ Người Tử Tù” chính là một điển hình tiêu biểu cho phong cách sáng tác rất “ngông”, mà vô cùng độc đáo của Nguyễn Tuân.

Đọc “Chữ người tử tù”, đã nhận ra ngay nét mới lạ, riêng biệt của Nguyễn Tuân ngay từ ở đề tài sáng tác “vang bóng một thời” như là một điểm xuất phát của quan điểm nghệ thuật mang dấu ấn cá tính con người tài hoa, tài tử Nguyễn Tuân. Đây là một đề tài trước nay chỉ ở Nguyễn Tuân mới có, một truyện ngắn dựng nên những chân dung đặc sắc khó quên của một thời quá vang, tiêu biểu cho khuynh hướng thoát ly của Nguyễn Tuân trước cách mạng viết về những thú chơi tao nhã, những con người của quá khứ xa xăm thực ra là một cách cắt nghĩa cho tấm lòng của nhà văn vốn nặng tình, cùng với thời vàng son dĩ vãng. Nhưng ẩn chứa trong đó lại là một tâm hồn dân tộc, yêu tha thiết những giá trị đã trở thành truyền thống. Bên cạnh đó tác phẩm còn là nơi gửi gắm tâm sự yêu thương, yêu nước, tâm trạng bất hòa của một người luôn cảm thấy bức bối trong khuôn đời chật hẹp. Cảm hứng mãnh liệt ấy gắn với những nhân vật đối lập với quân pháp của xã hội phong kiến thể hiện tập truyện trong truyện ngắn “Chữ Người Tử Tù”.

Không chỉ mới về đề tài “Chữ Người Tử Tù” là một thiên truyện bất hủ trong lòng bạn đọc, bởi cách dựng người, dựng cảnh rất độc đáo. Nguyễn Tuân luôn tiếp cận con người, sự vật dưới góc nhìn tài hoa nghệ sĩ, mãnh liệt, phi thường. Bởi thế Huấn Cao hiện lên với vẻ đẹp cao cả, hoàn mỹ, khác thường, đó là nhân vật mà cùng một lúc hội tụ và phát sáng cả ba vẻ đẹp tài hoa, khí phách, thiên lương trong sáng.

Các nhân vật của Nguyễn Tuân dù làm nghề gì, dù ở vị trí xã hội thế nào? đều được khắc họa với vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Huấn Cao cũng là nhân vật như thế, cái tài hoa của Huấn Cao là ở cái tài viết chữ đẹp, tên tuổi của ông nổi như cồn ở khắp tỉnh Sơn. Bởi lẽ “ông vốn có tiếng Viết chữ nhanh và đẹp, chứ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm, có được chữ ông Huấn mà treo thì chẳng khác gì có một vật báu trên đời”. Cũng chỉ vì vẻ đẹp, nho nhã, cổ truyền ấy mà ước nguyện của viên quản ngục là có được một câu đối do chính tay Huấn Cao viết để treo trong nhà. Điều đó khiến viên quản ngục phải nung nấu, nhẫn nại và dũng cảm với cái chết để hoàn thành được sổ nguyện của mình, khắc họa vẻ đẹp tài hoa ở Huấn Cao. Nguyễn Tuân không chỉ thể hiện niềm trân trọng trước một vẻ đẹp nhân cách, mà còn thể hiện niềm tiếc nuối trước một nhã thú cổ truyền đang bị lụi tàn trong xã hội rở Tây rở ta nay chỉ còn vang bóng.

Là người văn võ song toàn, Huấn Cao không chỉ có vân tay tài hoa mà còn là người có khí phách hiên ngang, bất khuất, điều đó được thể hiện qua lý tưởng về một cuộc sống không có áp bức, bất công, vì thế ông dám từ bỏ công danh đứng về phía nhân dân, dũng cảm chống lại triều đình. Đối với chế độ phong kiến ông là kẻ phản nghịch, một kẻ thù nguy hiểm đang đợi ngày ra pháp trường để thụ án tử hình, nhưng đối với nhân dân ông lại là lãnh tụ được sùng bái, kính trọng, dám làm, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Đó chính là biểu hiện của một dũng khí hiên ngang, qua thái độ khinh miệt của viên quản ngục, với chế độ nhà tù ta càng thấy rõ khí phách ấy, thời gian sống của Huấn Cao chỉ được tính bằng giây bằng phút. Thế nhưng ngay trong chốn ngục tù ấy Ông cho rằng những kẻ đang nắm giữ tính mạng của ông chỉ là một lũ tiểu nhân, thì oai, khi đặt chân vào cửa nhà tù các khí phách ấy cũng đã hồi sáng, ngay cả đến thái độ cư xử với viên quản ngục cũng chứng tỏ thái độ ngạo nghễ của ông. “hàng ngày được thầy thơ lại tiếp đãi rượu, thịt ông vẫn thản nhiên nhận coi như đó là cái thú bình sinh lúc tự do vẫn làm”, lúc viên quản ngục hỏi “người hỏi ta muốn gì? ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Sự khinh bạc ấy của Huấn Cao càng làm viên quản ngục thêm nể phục và càng làm tăng thêm cái khí phách cao ngất trời của ông Huấn.

Bên cạnh vẻ đẹp của cái tài ở Huấn Cao còn phát sáng vẻ đẹp của cái tâm, điều đó được thể hiện qua hành động cho chữ viên quản ngục và những lời khuyên chân thành của ông. Nhất sinh Huấn Cao không vì vàng ngọc hay quyền thề mà ép mình cho chữ bao giờ, cả đời ông chỉ mới cho chữ có ba người đều là ở chỗ tri kỷ cả. Thế nhưng khi hiểu được tấm lòng của viên quản ngục, Ông nói “thiếu chút nữa thôi ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”, vì thế ông đã quyết định dành cái đêm cuối cùng của đời mình để viết tặng chữ cho viên quản ngục.

Đến đây Nguyễn Tuân đã phô diễn toàn bộ cái độc đáo, mới mẻ trong phong cách của mình để dựng lên cảnh cho chữ “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân một cảnh tượng đầy thực diễn ra, đó là sự đối lập tương phản giữa một bên là một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián với một bên là tấm lụa trắng tinh, căng thẳng và với ánh sáng của bó thuốc tẩm dầu đang cháy rừng rực, dưới ánh sáng của bó đuốc đỏ rực, bó đuốc của trí thiện, của niềm tin, của hy vọng và trong khung cảnh thật trang nghiêm, thật thiêng liêng này Huấn Cao dồn hết tâm linh vào từng nét chữ. Ông không mảy may lưu ý gì đến cái xấu xa, bẩn thỉu đang tồn tại, mà hoàn toàn bị thu hút quyến rũ vào một sự vật “tấm lụa bạch nguyên vẹn”. đúng thế Ở đây chỉ có cái đẹp, cái cao thượng mới thực sự tồn tại. chính tấm lụa trắng này mà ông Huấn Cao đang cho ra đời những con chữ tuyệt tác ấy mới thực sự có sức mạnh. Ở đây không còn là một huấn cao tử tù nữa, chỉ còn một Huấn Cao tự do nhất, sống động nhất, cái giá treo cổ kia cũng không còn nữa mà chỉ có cuộc sống vĩnh hằng về chân lý của cái đẹp ngời sáng, ngôi sao sáng Huấn Cao đang phát quang, bừng tỉnh, cháy không gian u tối, phá vỡ cái màn đêm ngự trị ngàn đời nơi đây. Huấn Cao đem đến nơi đây một không gian văn hóa, vẻ đẹp cao ngân, nó đã làm cho “viên quan coi ngục lại vội khúm núm cất từng đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng” và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Tuy ở nhà ngục này có sự thay đổi ngôi bậc, có sự chuyển hóa vì vị trí xã hội của con người. Nó nói lên một sự thật mà đầy tính lãng mạn, giờ phút này và tại nơi đây không phải do viên quản ngục làm chủ, sức mạnh quyền lực của cái đẹp và tâm lý tồn tại trên đời thể hiện sức mạnh quyền uy theo cách riêng của nó.

Nó không khuất phục ta bằng bạo lực, nó chinh phục người ta bằng tự bản chất của nó, nó không giày xéo áp đặt con người để bắt người ta phải tuân theo nó, trái lại nó buộc con người ta đứng dậy, tự nguyện đi theo để nó hướng tới cái chân, thiện, mỹ trở nên trong sáng và tốt đẹp hơn, và ở đây cái đẹp đã lên ngôi thay thế cho cái xấu xa, thấp kém. Cái đẹp nâng đỡ con người, cứu vớt con người, cái đẹp đăng quang, cái xấu xa đã phải chuyển xuống nhường chỗ cho cái đẹp, cái đẹp đã tồn tại sẵn sàng và rất cần sự đánh thức cái thiên lương ở mỗi con người. Huấn cao cho chữ như chuyển giao một nhân cách tự do, chuyển giao cái đẹp đẽ mãi sinh sôi, nảy nở đi vào cõi vĩnh hằng. Hình tượng nhân vật Huấn Cao được khắc họa bằng ngòi bút lãng mạn, cứ sừng sững hiên ngang, hiện lên như muốn cất bổng lên, phá vỡ chốn lao tù, phá vỡ tới cuộc sống đang tràn ngập màn đêm, một ngày tù túng, trì trệ.

Phải chăng đó là quan niệm thẩm mĩ của Huấn Cao hay chính Nguyễn Tuân, cái đẹp phải gắn với cái thiện, nó không thể sống chung với cái xấu, cái ác. Sự chân thành mộc mạc, giản dị đó của Huấn Cao đã khiến cho ngục quản cảm động vái một lậy và rưng rưng “kẻ mê muội này xin bài lĩnh”.

Không chỉ mới nở về cách dựng người, dựng cảnh mà ngôn ngữ của Nguyễn Tuân cũng rất riêng biệt. Điều đó đã đưa nhà văn trở thành bậc thầy về ngôn từ, ngôn ngữ cổ kính, giàu tính tạo hình, cách diễn đạt sinh động, linh hoạt đã làm nên sự sáng tạo lớn về nghệ thuật của nhà văn. Đoạn văn miêu tả cảnh cho chữ là một đoạn văn rất giàu tính tạo hình, nhà văn đã tập trung toàn bộ bút lực để tái hiện lại cảnh tượng có một không hai này, nó được tạo nên bởi những câu văn đầy hình thái, không khí “khói như đám cháy nhà, lửa đâm cháy rừng rực, tàn lửa tắt nghe xèo xèo”, ngôn ngữ lại biến hóa, biến chuyển rất linh hoạt. Cùng miêu tả về tấm lụa như Nguyễn Tuân bạn có rất nhiều cách diễn đạt, khi thì “tấm lụa bạch còn nguyên nhân hổ”, lúc lại “tấm lụa trắng tinh” phiến lụa nóng bức lụa trắng, chính vì cách diễn đạt đa nghĩa giàu sức biểu cảm như vậy nên văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức.

“Chữ người tử tù” đã thể hiện được tài năng của Nguyễn Tuân trong việc tạo tình huống truyện độc đáo. Trong nghệ thuật dựng cảnh khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình, đây đúng là một văn phẩm gần đạt đến sự hoàn thiện và toàn mỹ.

Điều còn lại với Nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình, ý kiến đã khẳng định tầm quan trọng của cá tính sáng tạo trong sáng tác văn học với người nghệ sĩ, đó là kim chỉ nam cho sự nghiệp sáng tác của họ với người đọc. Đó lại là tiêu chí để đánh giá chính xác một nhà văn thực thụ. Có lẽ thế mà người đọc luôn đòi hỏi sự sáng tạo ở người nghệ sĩ, “nhà văn không đi trên con đường của sự sáng tạo, tức là anh ta đang tự xóa đi dấu chân mình, tên tuổi mình trong lòng độc giả”.

Nếu như cần phải minh họa cho bản chất sáng tạo của văn học thì không thể không nhắc đến Nguyễn Tuân, người với những trang văn tài hoa, độc đáo đã tạo ra không chỉ một con đường, một lối đi riêng mà phải nói là một đại lộ riêng trên các ngả khai phá của văn học Việt Nam. Trên đại lộ ấy ta bắt gặp nét quen thuộc và cả những điều mới mẻ, cái làm nên hồn cốt Nguyễn Tuân./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *