Bài văn của học sinh giỏi phân tích giá trị hiện thực trong truyện Chí Phèo- Nam Cao

Bài văn mẫu HSG

Đề bài : Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. SGK Ngữ văn lớp 11

Bài văn mẫu

Mở bài Chí Phèo

“Chí phèo” là kiệt tác của Nam Cao và cũng là kiệt tác của trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945. Trong tác phẩm này nhà văn đã xây dựng  được một bức tranh đời sống xã hội nông thôn đa dạng nhiều mầu sắc đồng thời chỉ ra được mâu thuẫn xung đột rất gay go quyết liệt giữa một bên là Bá Kiến đại diện cho địa chủ cường hào ở nông thôn, một bên là Chí Phèo tiêu biểu cho người nông dân lương thiện sống sau  lũy tre xanh trước Cách mạng tháng Tám. Đây là mâu thuẫn xung đột xuyên suốt tác phẩm. Bên cạnh đó, vấn đề hiện  thực là vấn đề căn bản được đặt ra trong tác phẩm.

Thân bài

Khái quát giá trị hiện thực trong tác phẩm Chí Phèo

Giá trị hiện thực lớn nhất của tác phẩm là nhà văn đã xây dựng được một bức tranh xã hội nông thôn đầy đặn phong phú nhiều mầu sắc, đó là ấn tượng về hệ thống tôn ti trật tự , ngôi thứ rõ ràng của cái làng Vũ Đại: Trên cùng là cụ tiên chỉ Bá Kiến rồi đến lớp đàn anh là cường hào , bên dưới là hạng đàn em dân đinh cổ cày vai bừa , trong số này có hạng cùng hơn cả dân cùng . Tác phẩm đã phơi bài sáng tỏ các mối quan hệ xã hội hiện thực phức tạp . Ngòi bút phân tích xã hội của Nam Cao tỏ ra thật sắc sảo khi vạch ra mối quan hệ hiện thực trong nội bộ cường hào . Chẳng vì làng Vũ Đại có cái thế quần ngư tranh thực như lời ông thầy địa lí nói hồi năm nọ nên bọn cường hào làng này chia thành năm bè bảy cánh đối ngược nhau mà chính bọn này chỉ là đàn cá tranh mồi, “ ngoài mặt tỏ ra tử tế với nhau nhưng trong bụng lúc nào cũng muốn cho nhau lụi bại để cưỡi lên đầu lên cổ”. Bề ngoài bá Kiến tỏ ra rất thân thiện với quan lại trong làng nhưng hắn dùng mọi lưu manh để trị bọn đàn em, khi Bá Kiến chết bọn đàn em như nở từng khúc ruột. Như vậy bọn địa chủ cường hào trong làng Vũ Đại đều ngấm ngầm dìm nhau cho nhau ăn bùn.

Trong làng Vũ Đại, nhà văn đã phơi bày sự cấu kết chặt chẽ giữa bọn Bá Kiến phong kiến với bọn thực dân để dìm, để ức hiếp người dân lương thiện . Nhà tù thực dân không cải tạo con người giúp con người sống đẹp sống chân chính, trái lại đây lại là nơi đào tạo những con người hóa thú. Chí Phèo từ một người lương thiện sau khi đi ở tù ra đã thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính trở thành côn đồ lưu manh.

Với những giá trị như trên, Nam Cao xứng đáng là kiện tướng số 1 của trào lưu văn học hiện thực phê phán dưới sức mạnh của tư duy sáng tạo, của ngòi bút nghệ thuật sắc sảo điêu luyện, Nam Cao soi thấu tim đen của xã hội thuộc địa phong kiến Việt Nam trước cách mạng.

Phân tích giá trị hiện thực trong truyện Chí Phèo

Tác phẩm phản ánh mâu thuẫn giai cấp giữa phong kiến và nông thôn

Nam Cao đã kế thừa và phát huy ưu điểm của các nhà văn tả thực xã hội thời kì mặt trận dân chủ , trong cách tiếp cận và phản ánh hiện thực , đã mài sắc cái nhìn xã hội trên tinh thần giai cấp để cho Chí Phèo đâm chết Bá Kiến . Nam Cao đã chứng tỏ một quan niệm hiện thực xã hội nhạy bén , khỏe khoắn hiếm có.

Nhà văn đã cảm thấy tính khốc liệt của mối xung đột giai cấp ở nông thôn không gì có thể xoa dịu , càng nén xuống thì càng dễ bùng nổ, và khi bùng nổ thì thật  đáng sợ cho giai cấp thống trị. Ông chưa thấy được sức mạnh của khối đoàn kết quần chúng bị áp bức vùng lên đấu tranh nhưng ông đã hé thấy sức mạnh ghê gớm của lòng căm thù giai cấp vẫn âm ỉ không dễ gì dập tắt trong  lòng người nông dân bị áp bức. Hơn thế nữa nhà văn còn thấy được tính xung đột giai cấp dường như tới độ chín muồi trong lòng xã hội nông thôn đương thời . Giai cấp thống trị không thể cứ thẳng tay đè nén bóp nặn nông dân mà phải đeo mặt nạ , phải có những thủ đoạn nham hiểm và ngay cả người nông dân tưởng như đã bị tê dại về ý thức trở thành công cụ trong tay bọn thống trị vẫn có thể ra những đòn quật lại bất ngờ. Người đảo ngũ đã trở thành người kháng chiến . Không khí bao trùm thiên truyện là không khí xung đột giai cấp, không khí ấy toát ra từ giọng nói ngọt nhạt cái cười tào tháo mà giòn giã lạnh người , đằng sau che giấu những tính toán đối phó thâm độc của lão cường hào cáo già , cũng toát ra từ giọng nói méo mó , nửa say nửa tỉnh của Chí Phèo với Bá Kiến mỗi lần hắn uống rượu về đến nhà cụ Bá. Đâu phải ngẫu nhiên mà Chí Phèo vừa ở tù về hôm trước hôm sau đã xách một vỏ chai đến nhà Bá Kiến gọi tên tục ra mà chửi . Cũng đâu phải ngẫu nhiên mà thỉnh thoảng Chí Phèo lại ngật ngà ngật ngưỡng tuyên bố đến nhà Bá Kiến để đòi nợ . Lần cuối cùng khi Thị Nở từ chối , Chí đã chém chết Bá Kiến. Rõ ràng Chí Phèo từ khi đi tù về mặc dù đã biến chất hầu như hoàn toàn bại liệt về tinh thần và đã trở thành công cụ trong tay kẻ thù nhưng trong đáy khối óc dày đặc âm u  mù tối ấy vẫn âm ỉ mối thù giai cấp đối với kẻ cướp đi của hắn quyền làm người và phẩm giá con người.

“ Chí Phèo “ tuy không sôi sục náo động như trong “ Tắt đèn” nhưng bầu không khí u ám trong “ Chí phèo” có tích điện trước khi giông bão. Từ lưỡi dao của Chí Phèo vung lên đâm chết Bá Kiến như thấy lóe lên tia chớp báo hiệu cơn giông sẽ nổi lên .

Phản ánh nỗi cùng khổ của người dân lao động trong xã hội thuộc địa phong kiến : Dưới sự   thống trị của thực dân phong kiến người nông dân trong làng Vũ Đại hết sức thống khổ : Năm Thọ là người dân lương thiện của làng Vũ Đại khi Bá Kiến ra ;àm lí trưởng không ăn cánh với Bá Kiến, Bá Kiến cho rằng Năm Thọ kình địch với mình , tìm cách bỏ tù Năm Thọ và sự đời tưởng như chấm dứt ở đây nhưng Bá Kiến đã gây nên tội ác thì hắn phải chịu những bất ngờ của tội ác đập lại. Vào một buổi Bá Kiến đang soạn những giấy tờ trong phòng riêng Bá Kiến thấy Năm Thọ về đứng chặn ở cửa với con dao tuyên bố thẳng thừng “ tôi cam tội giết người cần một cái thẻ của người dân lương thiện và 100 đồng bạc .Nếu cụ Bá cho thì tôi sẽ vĩnh viễn đi không trở về làng”. Cụ Bá chấp nhận và Năm Thọ đã ra đi biệt sứ. Binh chức là người rất hiền lành , thuế bổ một đồng thì đóng hai, bị những kẻ có thế lực bắt thì rất khiếp sợ, lấy được cô vợ hai hễ bị người ta trêu không biết xử lí thế nào bao nhiêu uất ức dồn hết vào má vợ. Bực mình Binh Chức xung đi vào lính để lại con vợ ở nhà mắt sắc như dao đến những thằng hai thứ tóc còn mò vào nhà hắn. Bá Kiến đã ăn chặn tiền của Binh Chức gửi về cho vợ con và quan hệ bất chính với vợ Binh Chức. Sau khi về, Binh Chức lên đòi tiền Bá Kiến và dọa nếu không đòi được thì sẽ giết chiết vợ con. Bá Kiến sợ, cho tiền Binh Chức nhưng không báo lên trên. Vậy là Binh Chức sống ngay ở  làng không đóng thuế, ai đến đòi hắn dọa chém. Binh Chức chết thì lại nở ra một Chí Phèo. Thói đời dễ thường tre gia măng mọc.

Đặt vào thời điểm xuất hiện của nó, “ Chí Phèo” nhìn từ góc độ phản ánh hiện thực là hiện tượng nằm ngoài hệ thống chẳng những đối với toàn bộ sức mạnh văn học Nam Cao trước cách mạng mà cả đối với nền văn học hiện thực những năm 1940-1945. Ngay cả những “ kiện tướng”, “thủ lĩnh” của trào lưu hiện thực tững xông xáo tung hoành trên văn đàn mấy năm trước thì giờ đây đã chừng bút.

Kết luận cho bài Chí Phèo

“ Chí Phèo” giúp Nam Cao thự khẳng định mình trong văn học sử là người trực tiếp kế thừa truyền thống các nhà văn hiện thực lớp trước , trong cuộc chạy đua tiếp sức khẩn trương của các thế hệ văn học đã nhanh chóng nắm lấy và giương cao ngọn đuốc của chủ nghĩa hiện thực đưa nó tới thời kì phát triển mới cao nhất , trong hoàn cảnh đầy thử thách của nó.

Xem thêm : Những bài văn mẫu về tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao : Chí Phèo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *