Bài văn của học sinh giỏi : Linh hồn thi sĩ qua bài Đây thôn Vĩ Dạ

Bài văn mẫu HSG

 

Bài văn của học sinh giỏi : Linh hồn thi sĩ qua thơ

Bài làm

Thơ là cảm xúc, thơ là tâm hồn và thơ còn là cái tài năng của người nghệ sĩ. Thơ lời ít mà ý nhiều, đem lại cho ta một niềm cảm xúc, nó thấm tượng vào trái tim ta một tình cảm đặc biệt, mà chỉ có thơ mới đem lại cho ta. Đúng như Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận xét “thơ không cần nhiều từ ngữ, nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống, nó chỉ cần cảm nhận và chuyển đi trút linh hồn của cảnh vật thông qua linh hồn thi sĩ”.

Một bài thơ ghi lại những cảm xúc của người thi sĩ, thông qua một cảnh vật, một lối sống, một con người, hay thông qua một tâm hồn. Nhà thơ viết lên cái hồn thơ bằng một tâm hồn tinh tế, sự sâu sắc của một tấm lòng và bằng ngôn ngữ của cái tài năng nhạy bén, của một trí tuệ không cần phải dài dòng giải thích, phải dùng nhiều lý lẽ, mà chỉ cần cái tài năng có trong cái tâm, một lối ngôn ngữ đạt tới mức hàm súc, chỉ cần nói qua sự vật, một đối tượng nào đó mà ta có thể cảm nhận được ý nguyện của tác giả có ý nghĩa sâu sắc mà thi sĩ muốn gửi tới. Không cần bài thơ phải quá mỹ lệ, đạt tới mức hoàn hảo, mà bài thơ thành công nhờ trái tim người đọc. Thơ đem con người gần nhau hơn, nó tạo cho tình thương, lòng yêu thương con người và cách trân trọng, giữ gìn chính bản thân mình. Ta cảm nhận được tình cảm đó, cảm nhận được sự sống của cảnh vật, thông qua tâm hồn thi sĩ đằng sau những cảnh vật đó. Và để rồi thơ đi vào lòng người, chạm đến nơi nhạy cảm nhất của con người, đó lại là trái tim, nó khiến ta rộng lòng hơn đem lại nhiều cảm xúc, có thể vui, có thể buồn, thất vọng, chán nản, hay tự tin vững bước vào tương lai. Đó chính là nhờ thơ, nhờ thơ mà tâm hồn ta được thanh lập, được phong phú hơn, hiểu đời, hiểu người, hiểu cuộc sống một cách sâu sắc và thấm đượm một tình yêu thương nhất định có trong ta.

Thơ sống mãi với thời gian, sống mãi với tâm hồn người đọc. Đọc một bài thơ, một câu thơ ta có thể cảm nhận được tâm hồn của một thi sĩ, tâm hồn đó đem đến sự thành công cho bài thơ. Cũng như người thi sĩ, thơ có thể là phương thức để thu lợi nhuận. Nhưng trên hết thơ là sự giải phóng cơ thể, giải phóng tâm trạng của một người nghệ sĩ, đem đến cho nghệ sĩ một thứ cảm xúc đặc biệt, khắc sâu vào tâm trí của họ. Mượn cảnh mà tả tình, mượn hình ảnh con người mà tả thứ cảm xúc đang dâng trào, thứ cảm xúc đó được thể hiện qua thơ và nhờ thơ mà độc giả có thể hiểu được tâm hồn của người thi sĩ. Mà qua đó hiểu được con người, hiểu cuộc sống và hiểu làm thơ như thế nào mới đúng là một con người. Không cần phải dài dòng, mà chỉ cần ngắn gọn, mà hàm súc, chỉ cần cảm nhận và truyền đi một chút linh hồn của cảnh vật, thông qua linh hồn thi sĩ.

Thơ cần cái tâm hồn và cũng cần cái tài năng, nhờ tài năng mà đem ý nguyện của tâm hồn qua từ ngữ hợp lý và truyền cảm. Điều này có thể áp dụng đến tất cả bài thơ mà ta đã biết, đó là thấy được dòng cảm xúc của Xuân Diệu khi ông trân trọng tuổi trẻ. Tuổi thanh xuân nhà thơ của thời gian và luôn khao khát ước mơ giao cảm với đời qua “Thơ duyên” hay “đây mùa thu tới”, đó là “Tràng Giang” của Huy Cận. Hay là một cảm xúc đặc biệt của một con người đặc biệt, thấy được nỗi cô đơn, sự lạnh lẽo, cô độc của một kiếp người qua bài thơ “Đây Thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Qua bài thơ thấy được tính sâu sắc, sự nhạy bén của câu nhận xét thật hợp lý và mang đầy tính nhân bản sâu sắc.

Qua bài thơ “Đây Thôn Vĩ Dạ” ta cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của thi sĩ và thấy được linh hồn trong sáng cao đẹp của tác giả, gửi gắm qua nhân vật trữ tình mà không cần quan tâm đến hình xác của sự sống. Sự sống ấy vẫn cháy trong lòng thi sĩ và không bao giờ tắt, không bao giờ nguôi lạnh, sự sống ấy là cả một con người, một tâm hồn của một con người, dù cho cuộc sống có khó khăn đến mấy. Sự bất hạnh cứ bao theo ta bao lâu, nhưng chỉ cần chú ý, cần niềm tin vào cuộc sống và tin vào con người, vào những điều đang còn ở phía trước. Chỉ cần ta còn sống, còn tồn tại, thì niềm tin không bao giờ cạn cả. Mà qua đó tác giả gửi gắm cả một tình yêu, một tình yêu say đắm mà nồng cháy. Và để rồi nhận ra sự thật của cuộc sống, mà nhận ra mình là ai và đang ở đâu. Cảm xúc bài thơ “Đây Thôn Vĩ Dạ” là niềm khao khát sự sống, khao khát tình yêu, muốn được yêu, nhưng sự bấu víu vào cuộc sống thật sự mong manh, khi không thể vượt qua được bệnh tật, được tai ương của cuộc đời. Mở đầu bài thơ là cảm xúc, hồi ức của cả một thời đã qua về xứ Huế, mảnh đất nơi sống của người con gái ông thương. Là cảnh tượng Xứ Huế đẹp như tranh vẽ, với hình ảnh của một thiếu nữ hiện lên thật sâu sắc và thấm thía.

Sao anh không về chơi thôn vĩ

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.

Mở đầu bài thơ là một câu hỏi “sao không về thôn Vĩ?” không cần lời giải đáp, ta cũng hiểu hết được, thấy được cảnh thanh mát, hay xanh mướt của một cảnh sắc nơi xứ Huế. Thật mộng mơ, thật tươi đẹp “vườn ai”, câu hỏi thể hiện một sự ý nhị mà không sỗ sàng, hình ảnh người con gái xứ Huế hiện lên thật phúc hậu, nhẹ nhàn, qua khuôn mặt chữ điền. Khuôn mặt đó nói lên của một con người vừa đẹp một cách thanh cao, tao nhã. Song rất gần gũi, dịu dàng, đúng với con gái xứ Huế. Một bức tranh phong cảnh được thi sĩ dệt lên thật sống động, thật lung linh, huyền ảo. Bức tranh đó thể hiện cuộc sống thanh bình, yên vui, được duyệt lên bằng một miền ký ức của ông về miền đất này, một con người mắc bệnh hiểm nghèo, khổ sở, nay sống, mai chết không ai biết được một sự thật đau khổ. Nó nhói vào lòng thi sĩ một cảm xúc thật tuyệt vọng, thật cô độc và nhân vật trữ tình luôn bấu víu vào một cái gì đó. Nhưng thực sự không thể.

Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyển ai đâu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”.

“Gió và Mây” là hai sự vật luôn đi cùng với nhau, luôn song bước với nhau, nhưng giờ đây mỗi người một ngả, cứ song song với nhau mà không bao giờ có một điểm khác, không thể gắn kết với nhau trở thành một và đó là tâm trạng của một thi sĩ, mà qua hình ảnh nói lên số phận bất hạnh của mình. Cuối cùng vẫn sẽ là chia ly, là ly biệt, một hi vọng mong manh về sự sống, ý nguyện về một cuộc sống tốt đẹp. Nhưng hầu như tất cả chỉ là dĩ vãng, quá xa vời với tình trạng sức khỏe của mình. Thi sĩ biết mình như thế nào, biết mình không sống được bao lâu. Được thể hiện qua từ “kịp” tác giả sợ rằng sẽ không kịp, sợ rằng mình sẽ không còn được sống để nhận được tình yêu cuộc sống, sợ phải lìa xa và sợ mình phải vĩnh viễn, vĩnh biệt cuộc sống. Thi sĩ muốn nuối tiếc cuộc đời, muốn được tận hưởng hạnh phúc của tình yêu, của cuộc đời. Nhưng dường như là không thể, khi ông phải đấu tranh với sự sống hàng ngày, phải trải qua bao đau khổ về thể xác lẫn tinh thần. Một niềm cảm thương sâu sắc, thương thay cho số phận nhân vật và càng khẳng định được lời nhận xét của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh là hoàn toàn đúng và ý nghĩa đối với tất cả mọi người.

Một màu trắng hiện ra trước mắt thi sĩ, ông đã lạc vào cõi mơ, mơ về người con gái ông yêu, mơ về cuộc sống Ông hằng mong ước mơ, về những kỷ niệm đã qua ở quá khứ và mơ vào cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng đó chỉ là giấc mơ, đó không phải sự thật, không thể lấp đầy những khoảng trống trong ông.

Một khát khao về tình yêu dường như không thể, em quá ngây thơ, em quá trong sáng, quá là hoàn mỹ mà tiến sĩ chỉ biết yêu thôi, yêu em nhưng không với tới.

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà”.

Em mang dáng vẻ của một thiếu nữ, khoác trên người bộ cánh của thiên thần trắng muốt mà tôi chỉ biết yêu em thôi. Thi sĩ yêu trong thầm lặng, yêu trong nỗi nhớ thương, dù biết rằng không có kết quả. Dù cho tình cảm có sâu sắc, tình yêu có mãnh liệt liệu, có thể đánh bại được số phận cay nghiệt, khi dành tặng cho ông một căn bệnh vô phương cứu chữa. Thi sĩ chỉ biết nén những khổ đau để yêu thôi, rù ông không chiến thắng được bệnh tật, nhưng ông đã chiến thắng được bản thân ông, tình yêu đem lại cho ta sức mạnh thần kỳ, mà qua sức mạnh ấy có thể đánh bại tất cả. Trong “Đây Thôn Vĩ Dạ”, không chỉ đem đến cho ta một tình yêu cao đẹp, mà trên tình yêu đó là tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tình cảm con người và tình yêu cuộc sống thực sự thiêng liêng, cao cả và thấm đượm vào trái tim ta một cảm xúc mãnh liệt của tình yêu con người.

Đâu cần nhiều từ ngữ, cũng không cần quan tâm đến hình xác của sự sống, không cần quá kiều diễm, mỹ lệ, mà qua những ngôn ngữ giản dị, hình ảnh thân thuộc, đó là hàng cau, là lá trúc, là gió, là mây, là nước, là hoa. Hay là người con gái hiện lên với vẻ đẹp thùy mị, nết na, dịu dàng uyển chuyển, qa mỗi cảm xúc dạt dào của thi sĩ. Tất cả tạo nên một bài thơ thật xúc động mà qua đó thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc được gửi gắm qua bài thơ, linh hồn của thi sĩ đã được ta cảm nhận thông qua những cảnh vật, sự chuyển động của thời gian, hay của không gian đang từng bước di chuyển tới trái tim ta, đánh cắp đi trái tim và ta hiểu nó, ta yêu nó và ta chắc chắn rằng thi sĩ cũng vậy. Một nỗi buồn man mác, cô độc, lạnh lẽo, làm tôi thấy sợ sợ phải rời xa cuộc sống tươi đẹp này.

Một tình yêu đặc biệt, một nỗi cảm xúc mãnh liệt trào dâng, đó là tình thương, niềm chua xót cho một số phận mà qua đó thấy được cuộc sống khó khăn của kiếp người thi sĩ. Qua đó mà ta thấy lòng mình muốn được giải thoát, tìm kiếm một cái gì đó, một hi vọng mong manh, muốn tìm một người bạn hiểu mình, hiểu được cái nỗi khổ đau của bản thân. Tìm kiếm sự đồng cảm trong cảm xúc, dù cho số phận bất hạnh, nhưng thi sĩ đã thành công thành công trong sự sáng tạo bài thơ, thành công trong cả viết lên được niềm cảm xúc của độc giả đối với áng văn trữ tình của mình. Thơ vẫn luôn tồn tại mãi mãi, còn cảm xúc là còn thơ, là còn tình người, còn tình yêu và còn niềm tin vào cuộc sống. Thơ để lại cho ta nhiều bài học, mà qua thơ đó là đạo lý làm người. Một con người xứng với danh của con người, sống mà không phải hối hận, không phải nuối tiếc điều gì. Không riêng gì “Đây Thôn Vĩ Dạ”, mà qua tất cả bài thơ còn sống với chúng ta, đều có nội dung ý nghĩa cao đẹp, mà từ đó “thơ không cần nhiều từ ngữ nói, cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống, nó chỉ cần cảm nhận và chuyến đi một chút linh hồn của cảnh vật thông qua linh hồn thi sĩ”.

Ta trân trọng và cảm mến các thi sĩ, những người đã tạo ra những bài thơ động lòng người. Không dễ dàng gì ai cũng có thể làm thơ, mà con người đó cần cả cái tài, cái tâm để tạo nên một bài thơ hoàn chỉnh đi vào lòng người một cách ấn tượng, sâu sắc. Ta thêm yêu con người, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, đất nước, yêu những gì mình đang có và biết trân trọng nó là những gì ta học được từ thơ. Thơ là đạo, thơ là thuyền chuyên chở số phận cuộc đời con người. Ta cần mở rộng lòng mình hơn, sâu sắc hơn để chào đón những điều tốt đẹp đang ẩn sau trong cuộc sống bao la này./.

Xem thêm : Đây thôn Vĩ dạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *