Bài văn của Học sinh giỏi chứng minh nhận định qua truyện Chí Phèo và Chữ người tử tù

Bài văn mẫu HSG

Đề bài.

Bàn về văn học Thanh Thảo cho rằng.

“Văn chương, giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống xa người hơn, sống tốt hơn nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách những việc sáng những nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người”.

(Theo nhà văn nói về môn văn – văn học và tuổi trẻ, nhà xuất bản Giáo dục năm 2015).

Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng việc tìm hiểu nhân vật viên quản ngục trong “Chữ Người Tử Tù” và Thị Nở trong “Chí Phèo”. Hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.

Bài làm.

M Gorki đã từng quan niệm, văn học giúp con người hiểu được bản thân mình nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý”. Đúng như vậy! văn học ra đời nó đến với người đọc, mang theo những giá trị, những tư tưởng tốt, giúp con người hiểu rõ và thanh lọc mình. Bàn về điều này Thanh Thảo cho rằng, “văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mới và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người ta sống ra người hơn, sống tốt hơn nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách những vệt sáng, những nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người”. Minh chứng rõ nhất cho ý kiến của Thanh Thảo về giá trị của văn học chính là nhân vật viên quản ngục trong “Chữ Người Tử Tù” của Nguyễn Tuân, và nhân vật Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao.

Tố Hữu đã từng quan niệm “cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”. văn học hay văn chương chính là hình tượng nghệ thuật, ngôn từ phản ánh đời sống hiện thực thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Văn chương đến với người đọc để truyền tải thông điệp, tư tưởng của nhà văn, từ đó đã tác động ngược trở lại làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Theo Thanh Thảo “văn chương giúp người ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng lớp và những chiều sâu đáng kinh ngạc”. Ở đây Thanh Thảo đã đề cao giá trị nhận thức của văn học thông qua văn chương, người đọc không chỉ khám phá đời sống và còn tự khám phá về chính mình, thấy rõ như mình đã xuất hiện ở văn chương. Hơn nữa, văn chương nó giúp con người ta sống “ra người” hơn, sống tốt hơn đó là giá trị giáo dục của văn học. Văn học nâng cao phẩm chất đạo đức, nâng cao giá trị con người, từ đó con người sống tốt hơn, đẹp hơn. Cuối cùng, “nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách những việc sáng, những nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người”. Thanh Thảo đã chú trọng để cao, phát hiện những ước mơ sâu kín, những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong mỗi con người, mỗi nhân vật tác giả xây dựng mà mỗi độc giả tìm được. Như vậy, Ý kiến của Thanh Thảo để cao giá trị của văn chương từ phía độc giả.

Văn chương với những thiên chức của nó, nếu ta tìm ra một lời giải mã, phát hiện những sâu kín trầm lắng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm thì văn chương sẽ là “thứ khi giới thành cao”. Nó giúp ta hiểu trải nghiệm thấu hiểu những nhận thức của cuộc đời, của hiện thực. Đọc “Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố đã nhận thức được cuộc sống khốn cùng của người nông dân vừa nghèo đói, vừa bị bóc lột đến thậm tệ. Đọc tác phẩm “nắng trong vườn” của Thạch Lam ta nhận thức được cuộc sống của những kiếp người leo lét trong xã hội cũ… nhưng cao cả hơn hết văn chương còn bồi đắp nhân cách con người, như M. Gorki đã từng nói “văn học là nhân học”. Con người ta được thanh lọc, được tắm gội để sống tốt hơn, đẹp hơn qua những lớp ngôn từ mang những tư tưởng sâu sắc của tác giả. Trong dòng văn học ở nước ta giai đoạn 1930 – 1945, hai hình tượng nhân vật tuy chỉ là nhân vật phụ nhưng đã đem đến cho độc giả bao ấn tượng. Đó là hình ảnh viên quản ngục trong “Chữ Người Tử Tù” của Nguyễn Tuân, và Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao.

Đầu tiên đến với nhân vật viên quản ngục trong “Chữ Người Tử Tù”, ta bắt gặp “vệt sáng, nguồn sáng” trong tâm hồn để đại diện cho những trật tự pháp luật trong xã hội đầy rẫy bất công. Quản ngục ngày ngày phải tiếp xúc với những kẻ tiểu nhân, thị oai, ông không bao giờ có những phút giây dành riêng cho mình. Trông coi ngục tù là một nghề bất lương, huống gì giờ đây xã hội đã mục rỗng, thối nát. Quản ngục phải sống gian ác, độc, thậm chí mánh khóe mới có thể tồn tại trên mảnh đất chỉ có cái xấu và cái ác này. Cái nghề mà quản ngục làm luôn phải chịu đựng sự xấu xa đè nén, luôn gặp mặt, nghe ngóng những “bản nhạc xô bồ”, của cái danh lợi tầm thường.

Tưởng rằng sống trong hoàn cảnh ấy, quản ngục phải là người xấu xa, thậm chí đê tiện. Nhưng không! ông lại là người tập hợp phẩm chất của cái đẹp cái thiện. Ông là người yêu mến cái đẹp, tôn thờ cái đẹp. Điều đó thể hiện ngay trong ý muốn của ông. Quản ngục thích chữ của Huấn Cao, xem chữ đó như là một báu vật trên đời, mong muốn đến cuồng độ đó đã thắp lên vệt sáng đầu tiên trong tâm hồn quản ngục. Khi Huấn Cao sắp đến trong đoàn tử tù, điều mà quản ngục chú ý đến Huấn Cao không phải là sự nguy hiểm của một kẻ tử tù chống lại triều đình, mà là cái tài viết chữ đẹp. Những nét chữ của huấn cao như làm cho quản ngục không ăn, không ngủ, bồn chồn không yên. Vì cái đẹp mà quản ngục dám hi sinh cả tính mạng để biệt đãi tử tù. Như vậy! đầu tiên quản ngục hiện lên là con người yêu quý cái đẹp, tôn thờ nó như chính bản thân của mình vậy. Không những yêu mến cái đẹp, quản ngục còn là người trọng kẻ tài. Điều đó thể hiện ngay trong câu nói của quản ngục, nói về Huấn Cao. “Những người như vậy mà đem chém thì thấy tiêng tiếc”. Tiếc cho một số phận tài hoa, tiết cho một bậc hiền tài mà xinh nhầm thế kỷ, cái tài đó lại bị phủ nhận. Con mắt của quản ngục tinh tế khi nhìn ra được điều này. Chính vì vậy, khi Huấn Cao đến cùng đoàn tử tù quản ngục đã có thái độ thật khác lạ. Đó là cái nhìn trìu mến mà khiến bọn lính phải ngơ ngác, đó là sự biệt nhẫn hiền tài của quản ngục. Và thậm chí cho dù có bị mắng oan, hiểu lầm thì đó cũng không hề hà gì. Sự quý trọng người tài đã làm cho quản ngục dường như quên mất thân phận và địa vị của mình. Huấn Cao ở ngục Tỉnh Sơn ngày nào là rượu thịt đầy đủ ngày đó. Thật cảm động cao quý biết bao trước một con người đáng mến đó.

Những điều mà người đọc cảm phục nhất ở quán mục chính là ý thức gìn giữ thiên lương trong sạch. Cái nghề bất lương, trông coi ngục chỉ là bức bình phong che lấp cái tính cách cao thượng của quản ngục. Ngày ngày ông đối mặt không biết với bao nhiêu ngục tù, dùng bao nhiêu mánh khóe, thế nhưng về đêm ông sống thật với lòng mình nhất, lúc đó quản ngục như “mặt nước ao Xuân bằng lặng”. Số phận cuộc đời đã đưa ông về với cái nghề coi tù, cái nghề thất đức, bất lương. Quản ngục yêu cái đẹp, thấy người tài thực chất chính là cái tài, cái đẹp trong con người tưởng như là bất lương kia. Làm việc cho triều đình, nhưng tâm hồn vẫn thấu đáo sự đời, thấu đáo tính thẩm mỹ và đạo đức, vì vậy quản ngục chính là “thanh âm trong trẻo chen giữa một bản nhạc mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Khi ông Huấn đồng ý cho chữ, quản ngục vui mừng biết bao, nhưng không giấu được nỗi niềm xót xa trước một con người tài năng xuất chúng sắp lìa xa cõi đời. Sau khi nghe lời khuyên của kẻ tử tù ngày mai phải ra pháp trường lĩnh án quản ngục chắp tay quỳ xuống vái lạy và nói, “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Cùng đọc sách thánh hiền, cùng thấu hiểu lẽ đời nhưng quản ngục tự nhận mình là kẻ mê muội, điều đó không hạ thấp danh dự của ông mà còn để cao thêm cái tấm lòng có thể gọi là cao cả này. Cũng từ đây báo trước những sự đổi thay trong cuộc đời của thầy quản. Con người tưởng chừng như xấu xa đó lại cao đẹp biết bao trước một nền hiện thực đen tối, quản ngục xứng đáng với câu ca từ ngàn xưa của nhân dân ta “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Qua nhân vật viên quản ngục, người ta nhận thức được bản chất Xã Hội. Đó là một xã hội đen tối, xấu xa với uy quyền hóa của những kẻ “tiểu nhân, thị oai”. Xã hội đó là một xã hội đen tối, xã hội của cái xấu và cái ác ngự trị, thế nhưng trên nền hiện thực đó vẫn xuất hiện những đốm sáng, vệt sáng hiếm hoi mà quản ngục là một ví dụ điển hình. Quả thật! xã hội mà Nguyễn Tuân xây dựng rất đúng với tình hình nước ta trong những năm phong kiến suy sụp. Dân ta đã từng than rằng.

“Con ơi nhớ lấy câu này,

Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan”.

Xã hội và bản chất của nó đã được phắc họa chính xác qua hình ảnh quản ngục, một người đại diện cho pháp luật của xã hội đó.

Thế nhưng đâu dừng lại ở đó, qua nhân vật viên quản ngục người đọc có thể nhận thức được bản thân từ đó trân trọng, nâng niu những con người biết vươn lên hoàn cảnh và môi trường xung quanh, để giữ gìn nhân phẩm của mình. Đạo đức không phải đưa ở miệng, nói ra đạo đức chính là cái tâm con người mà chúng ta tôn thờ. Cũng từ đây người đọc tự thành lập được bản thân, thể hiện niềm tin tưởng vào cuộc đời, tin tưởng vào cái đẹp để xây dựng một phẩm giá ở con người, một nền tảng đạo đức đáng quý đáng trọng như quản ngục.

Nếu như nhân vật quản ngục mang vẻ đẹp của một con người, yêu cái đẹp trong cái tài thì đến với nhân vật Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao lại mang vẻ đẹp của tình thương. Trong thế giới nhân vật mà Nam Cao xây dựng ở “Chí Phèo”, Thị Nở tuy chỉ là một nhân vật phụ xong lại là một vai trò vô cùng quan trọng trong ý nghĩa, nội dung của toàn tác phẩm, bởi những “vệt sáng” mà Thị Nở đã đem lại. Thị Nở quả thật là một sự “mỉa mai của hóa cồng”, là nơi hội tụ tất cả những gì kém cỏi nhất của con người, “một người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu như ma chê quỷ hờn”. Thêm vào đó Thị Nở lại nghèo và có dòng giống ma hủi, điều đó làm cho Thị Nở ế chồng, đó là tội nợ trong lý lịch để ngăn cản hạnh phúc bị dè bỉu, xa lánh.

Nhưng đối lập với ngoại hình bất thành nhân dạng là một nội tâm tràn đầy nhân tính. Thị có một tấm lòng yêu thương nhân hậu, sẵn sàng đưa tay ra chia sẻ và thức tỉnh con quỷ dữ Chí Phèo. Thị Nở nấu cháo hành giải cảm, cách chăm sóc người ốm đơn giản nhất mang cháo sang cho Chí Phèo với một thái độ ân cần, chân thành. Thị Nở giải cảm và cũng như giải độc cho Chí Phèo, để Chí rũ bỏ cái con quỷ dữ mà trở lại với bản tính con người vốn có. Điều đó khiến cho chính Thị Nở trở nên có giá trị hơn, có duyên đáng yêu và đáng là người. Thị Nở còn là một con người có tình, có nghĩa. Ý thức được trách nhiệm trong mối quan hệ với Chí Phèo khiến thị nở không thể bỏ mặc Chí Phèo khi ốm đau, khiến Thị Nở tự nguyện chăm sóc cho Chí Phèo một cách ân cần, chu đáo. Và cuộc sống Thị Nở là một con người khao khát hạnh phúc, thích cuộc sống gia đình có vợ, có chồng và suy nghĩ rất nghiêm túc về mối quan hệ với Chí Phèo, cảm giác ngượng ngượng và thinh thích, hành động về xin phép bà cô (cảm giác tức giận khi bị bà cô từ chối…). Như vậy, với một hình tượng dào dạt, vô bờ bến Thị Nở đã thức tỉnh Chí Phèo, là cây cầu nối dẫn hắn sang bờ bên kia của cuộc sống lương thiện, đồng thời tình thương đó cũng đánh thức chính Thị Nở như Lê Đình cảnh đã từng viết.

“Ả ngớ ngẩn, gã khùng điên,

Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người”.

(Trăng nở nụ cười).

Thị Nở xuất hiện bước vào cuộc đời Chí Phèo để thức tỉnh hắn, giúp hắn khao khát hoàn lương. Nhưng Thị Nở xuất hiện cũng là nguyên nhân trực tiếp khiến Chí Phèo thất vọng, rồi bị đẩy lên đến đỉnh điểm của bi kịch. Ban đầu Thị Nở chỉ khơi dậy bản năng sinh vật ở gã đàn ông say rượu. Nhưng sự chung đụng xác thịt, giữa đêm trăng gió lạnh ngoài bờ sông khi đang say rượu Chí Phèo đem lại cho Thị Nở “trận ốm thập tử nhất sinh”. Sau đó nhờ tình thương và sự chăm sóc ân cần, giản dị mới làm thức dậy nhân tính ở con quỷ dữ. Thị Nở như một liều thuốc giải cảm, cũng như giải độc cho Chí Phèo. Lớp vỏ quỷ dữ đã bay đi trả lại một Anh Chí Phèo hiền lành như ngày xưa nhờ Thị Nở. Và rồi tình cảm của Chí Phèo đã đáp lại tình người trong Thị Nở, khiến Thị Nở rộng lòng và về xin phép bà cô. Thế như cảm nhận được hết biết bao rung động trong tâm hồn Thị Nở, nó như một đứa trẻ vui mừng khi sắp được có một cái gì quý giá thuộc về mình. Nhưng những lời nói của bà cô như một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt Thị Nở, khiến thị nở không thể kìm nén được nỗi tức giận. Với trái tính gàn dở, đần độn không suy nghĩ của Thị Nở, Thị Nở đã sang đem những lời của bà cô trút vào mặt Chí Phèo. Thọat đầu không hiểu, sau đó những lời ra cuối cùng bị từ chối chí ôm mặt khóc rưng rức. Chí Phèo bị đẩy đến đỉnh cao của bi kịch, bi cự tuyệt quyền làm người và dẫn đến cái chết đau đớn xót xa. Thị Nở như cây cầu nối vừa bắc đã gây, như một vệt sao băng ghé ngang qua bầu trời đầy u ám, tĩnh mình. Thị Nở đi qua đời Chí Phèo nhanh chỉ để lại cái hương cháo hành thơm thoang thoảng. Thị Nở như một thiên thần cứu rỗi linh hồn chí phèo, nhưng lại rời thật nhanh rồi bắt nó đi… Thị Nở xuất hiện chỉ an ủi Chí Phèo được một khoảng thời gian rất nhỏ rồi lại ấn sâu cuộc đời hắn vào khổ đau, bi kịch. Ta không nỡ trách gì thì nở, vì những định kiến xã hội kia đâu cho họ đến với nhau. Thật thương tâm, xót xa cho một số phận, muốn yêu mà không được yêu, muốn tìm hạnh phúc cũng không có mà tìm như Thị Nở.

Qua nhân vật Thị Nở phần nào đã hé mở cuộc sống của người phụ nữ nông thôn và thể hiện sâu sắc tâm bi kịch của người nông dân trước cách mạng bị đẩy đến chỗ đường cùng, tha hóa, biến chất và tuyệt vọng trên con đường tìm về lương thiện. Đồng thời người đọc nhận thức được xã hội đã chà đạp lên quyền cơ bản của con người, tước đi những khát vọng cuối cùng kẻ xấu xí như Thị Nở mà Chí Phèo không có quyền được yêu. Từ đây tác phẩm đã bộc lộ được thái độ kiên quyết lên án cái xã hội vô nhân đạo của Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc.

Cũng qua nhân vật Thị Nở, người đọc thức tỉnh được bản thân, ý thức được vai trò của tình cảm yêu thương cần thiết như thế nào trong cuộc sống. Từ một kẻ lưu manh, một con quỷ dữ khi tình thương đến thì Chí Phèo liền trở thành một anh nông dân hiền lành, cảm nhận hết được mọi vẻ đẹp của sự sống mà dường như trước kia điều đó bị rượu che lấp mất. Hơn nữa qua hình tượng nhân vật Thị Nở, Con người ta cũng tự thanh lọc bản thân sống cho ra người. Con người sống với nhau cần tình thương, cần sự gắn bó và thông cảm, thì cuộc sống mới có ý nghĩa hơn. Vì vậy, nhân vật Thị Nở vừa là một bài học nhận thức, vừa là một bài học giáo dục cho mọi người.

Chỉ là hai nhân vật phụ trong hai tác phẩm của hai tác giả văn học, thế nhưng cả hai đều mang những tư tưởng sâu sắc, mới mẻ của nhà văn muốn gửi gắm. Qua nhân vật viên quản ngục, ta bắt gặp cái đẹp trong tâm hồn cao cả của người sĩ, Tượng đài hình tượng đó mang cho người đọc về một tấm lòng, về một phẩm chất đạo đức sáng ngời. Còn của Thị Nở ta bắt gặp vẻ đẹp của tình thương con người, vẻ đẹp của sự đồng cảm và yêu thương. Hai nhân vật, hai tính cách khác nhau. Nhưng nó đều có một điểm chung là làm tròn giá trị của văn chương, đem đến cho người đọc những bài học nhận thức và bài học giáo dục cao cả. Từ đây cũng nên yêu cầu đặt ra nhiệm vụ của người đọc trong thưởng thức tác phẩm, đó là phải luôn khơi tìm những điều ẩn giấu mà tác giả gửi gắm qua mỗi nhân vật.

Nhà văn Thạch Lam đã từng quan niệm, “văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li, hay sự quên, trái lại văn chương là một thú khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác vừa làm cho lòng người thêm trong sách và phong phú hơn”. Phải chăng văn chương có sức mạnh như vậy là nhờ những giá trị của nó đem lại, như Thanh Thảo đã nói “văn chương lâu bền sẽ luôn là áng văn có những giá trị sâu sắc, qua mỗi số phận, mỗi nhân vật”. Viên quản ngục và Thị Nở là hai nhân vật như vậy, đó là hai mảnh đời mà sau này năm tháng có trôi qua thì giá trị tư tưởng của hai nhân vật đó vẫn được lưu giữ và nguyên vẹn, nó vẫn đem đến cho người đọc những khám phá đặc sắc, mới mẻ như những ngày đầu tiên hiện ra dưới ngòi bút của tác giả./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *