Ý nghĩa tình huống truyện vợ nhặt của Kim Lân

Văn mẫu lớp 12

Ý nghĩa tình huống truyện vợ nhặt của Kim Lân
Bài làm:
Đọc vợ nhặt, ta bỗng dưng nhớ tới tác phẩm Đám cưới nghèo của Nam Cao, có phần nào đó tương đồng với tác phẩm này. Cái đói cái nghèo sao khủng khiếp  và đọa đày con người đến vậy, ngay ở tựa đề ta đã nghe thấy sự mỉa mai, chua xót của kiếp người. Điều đó hoàn toàn trái ngược với quan niệm trước đây của chúng ta.

Vậy mà Tràng, trong tác phẩm vợ nhặt của Kim Lân lại nhặt được vợ. Hành động của anh như một sự ngạc nhiên và phi lí cho tất cả mọi người. Như ai cũng biết và hiểu về Tràng. Hành động nhặt vợ đầy phi lí và đáng ngạc nhiên – có thể nói là kì lạ của anh đã mang lại cho tác phẩm một ý nghĩa chi phối toàn câu truyện.

Trước khi vào điều đó, ta cũng nên hiểu một chút về tình huống truyện. Trong một tác phẩm, tình huống được xem là những thứ diễn ra không hề sắp đặt trước, mà diễn biến quá trình của các sự việc, sự phức tạp của tình tiết cái éo le và những cái nghịch lí ở đời. Câu truyện cứ thế xảy ra mà ta không thể ngờ tới và những sự việc “xảy ra” như vậy ta cứ như cứ ngỡ không thể. Tình huống càng lạ thì câu truyện càng hay và hấp dẫn sự lôi quấn của bạn đọc.

Vì thế, có thể nói trong tác phẩm này của mình Kim Lân đã xây dựng thành công một tình huống truyện đầy tính sáng tạo mà không phải ai cũng có thể tạo được như ông. Như ta vốn biết, Tràng vốn là một chàng trai như nào, vậy mà anh ta lại có thể lấy được vợ trong cái bối cảnh éo le mà “nguwofi chết như ngả rạ” lúc bấy giờ. Thâm chí không phải là lấy được vợ, mà Tràng được người ta theo không về làm vợ. Tràng là một người ở xóm ngụ cư, vập vạp lại thô kệch, xấu xí, có tính cách cũng hơi dở. vô tư lúc nào trên môi cũng cười toe. Thế mà hôm nay, ngạc nhiên thay bên cạnh anh lại là một người đàn bà lạ theo sau. Giữa cảnh tình như vậy, vậy mà Tràng chỉ tốn vài cái bánh đúc, một câu hò bông đùa vu vơ lại lấy không được một cô vợ rơi vãi ngoài đường về làm vợ, giữa bối cảnh toàn đất nước ngập chìm trong nạn đói, vậy mà lại “đèo bòng” lấy thêm một miệng ăn nữa..

Rõ ràng cái chết đã đang và sẽ đe dọa đến tính mạng, cuộc sống của họ. Có thể sẽ cướp đi của họ sự sống bất kì lúc nào. Vậy mà Tràng lại lấy thêm vợ, nghĩa là bớt đi một miệng ăn nữa: “Ôi chao! Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?” Một câu hỏi tưởng chừng như vu vơ, nhưng lại phản ánh đúng sự thực của hoàn cảnh lúc bấy giờ, và nỗi lo lắng cho hoàn cảnh của một gia đình nghèo, của cái sự “nhặt vợ” của anh Cu Tràng.

Tình tiết này không chỉ mới lạ ở chỗ Tràng từ một người vô cư, một người nghèo và là dân thuộc xóm ngụ cư, xấu xí và thô kệch ấy lại lấy được  vợ. Lại còn thêm trong hoàn cảnh éo le khi nạn đói đang xâm nhập và cướp đi số phận bao nhiêu người.

Nói chung, với tài năng của mình Kim Lân đã gửi gắm thông qua một tình huống vừa độc đáo vừa giàu ý nghĩa như thế. Qua đó gửi gắm tới họ niềm hi vọng sự sống, niềm tin yêu cuộc đời và thái độ dám đối mặt, dám hành động dành lại sự sống cho chính mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *