Ý nghĩa chi tiết cúng trình ma trong vợ chồng A Phủ -Tô Hoài

Văn mẫu lớp 12

Ý nghĩa chi tiết cúng trình ma trong vợ chồng A Phủ -Tô Hoài:
Bài làm:
Vợ chồng A Phủ là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn Tô Hoài, ông đã cùng bộ đội sống cùng người dân vùng Tây Bắc xa xôi. Nơi đây ông đã chứng kiến hiện thực và mang vào tác phẩm, ta vô cùng ấn tượng với chi tiết “cúng trình ma” trong tác phẩm, như một nét tố cáo tội ác gay gắt của nhà văn.

Cuộc sống của hai nhân vật Mị và A Phủ ở nhà thống lí, thực chất không khác gì tôi tới bị đọa đầy. Mị bị bắt về và làm con dâu gạt nợ, làm một tôi tới suốt đời như “con rùa” lầm lũi trong xó cửa. Còn A Phủ cũng vậy, một chàng trai khỏe mạnh trẻ trung, nhưng bị đày nơi này như địa ngục trần gian.

Ngoài việc bị áp bức về thể xác, Mị và A Phủ còn bị chịu về thể xác không thôi, còn bị chịu áp bức về thần quyền, khiến cho Mị và A Phủ phải chịu thêm áp bức với những thủ tục lạc hậu “cúng trình ma” sức mạnh thần quyền mê tín này đã triệt tiêu một thái độ vùng lên phản kháng của họ.

Mị bị bắt về một cách vô lí, và còn bị cúng trình ma. Trong suy nghĩ của Mị, cũng vì bị cúng trình ma nên thôi cô đành chấp nhận ở đây thành con dâu của nhà thống lí. Còn với A Phủ, cũng bị bắt về, cúng trình ma trong một vụ kiện vô cùng lạ lùng. Đám xử kiện nằm dài bên bàn đèn, mấy chục người chỉ biết hút thuốc từ sáng đến trưa, rồi lại từ trưa đến tối…

A Phủ bị bọn trai làng xô ra đánh, xô đến đánh một cách vô căn cớ và không vì lí do gì cả. “người thi đánh người thì quỳ lậy, kể lể, chửi bới…” cứ như thế đến sáng hôm sau đám kiện đã xong.

Thống lí Pá Tra cứ thế mà mở tráp ,lấy ra một trăm đồng bạc hoa xòe bày trên tráp rồi kể các khoản tiền mà A Phủ phải nộp: “nộp vạ cho người phải mày đánh là hai mươi đồng…” cứ thế, một cách rất vô lí và độc ác.

Sau đó thống lí cho A Phủ cùi sờ lên đồng bạc trên tráp, “còn mình thì đốt hương lầm rầm khấn gọi ma về nhận mặt người vay nợ” Pá Tra khấn xong, A Phủ cũng nhận bạc xong nhưng thực ra hành động nhặt này chỉ là một cách gián tiếp để Pá Tra lại trút bạc vào trong tráp và A Phủ chính thức trở thành kẻ tôi tới, nợ của nhà thống lí.

Từ đây, với hủ tục mê tín này đã trói buộc số phận của một con người vào nơi này và bán rẻ sức lao động cuộc sống của mình một cách dễ dàng như vậy. Số phận của A Phủ và Mị đều bắt nguồn từ điều này.

Chi tiết cúng trình ma nhà thống lí như một sự phản ánh đầy ác liệt nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới sự áp bức của bọn thực dân chúa đất. Tô Hoài đã viết ra một chi tiết thực đặc sắc ám ảnh người đọc và mang tính nghệ thuật cao.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *