So sánh người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa và người Vợ nhặt trong tác phẩm của Kim Lân

Văn mẫu lớp 12

So sánh người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa và người  Vợ nhặt trong tác phẩm của Kim Lân
Bài làm:
Kim Lân là nhà văn chuyên viết về người nông dân, viết về cuộc sống ở nông thôn đầy những cơ cực bày ra trước mắt. Vợ nhặt là một truyện ngắn xuất sắc tại đây đã khắc họa thành công tình huống “nhặt vợ” độc đáo. Cùng gặp gỡ số phận người phụ nữ, ta gặp Nguyễn Minh Châu, phía sau con người nghèo khổ ông cũng thể hiện một tấm lòng của mình với nhân vật người phụ nữ. Thị, và người đàn bà hàng chài đã để lại cho ta nhiều ấn tượng khó phai mờ..

Nhân vật người vợ nhặt xuất thân trong truyện ngắn vợ nhặt và được xây dựng với những tính cách qua ngòi bút góc nhìn của Kim Lân. Tại đây ông đã cho ta thấy một vẻ đẹp tiêu biểu của người phụ nữ, dù có trải qua khốn khổ vẫn đẹp sáng một tâm hồn hướng về cái đẹp, cái thiện.

Phía sau cảnh tình bị trôi dạt trong đói nghèo là một trái tim ham sống đến mãnh liệt và tột cùng. Người đàn bà ấy đã chỉ vì “cơm trắng mấy giò” vì “4 cái bát bánh đúc” đã theo Tràng về làm vợ. Phía sau cái nhếch nhác và đói khổ lại là một tâm hồn có hiểu biết có ý tứ biết bao. Khi mới về nhà Tràng thị rất ý tứ, chỉ dám ngồi mép giường, những hành động ngại ngùng thật nữ tính.

Bên trong cái trao chát, trỏng lỏn lúc gặp Tràng, lại là một tâm hồn cực kì hiền lành và hiền hậu, đúng mực biết lo toan cho gia đình. Sáng sớm Tràng thức dậy đã thấy nhà cửa sạch tinh tươm, là cô vợ mới của Tràng đã giúp Tràng đó.

Còn, đối với người đàn bà hàng chài. Cuộc sống mưu sinh đã nhấn chìm bà thành một con người xấu xí, nghèo đói. Người đàn bà là nhân vật chính trong câu truyện, giữ vai trò quan trọng thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Qua nhân vật này ta thấy được sự khắc họa rõ nét và sinh động của nhà văn, theo lối tương phản giữa vẻ bên ngoài và tâm hồn đẹp bên trong. Giữa ngoại hình và phẩm chất của bà.

Người đàn bà hàng chài có vẻ bề ngoài không mấy ưa nhìn. Khi ngoại hình xấu xí, thô kệch, nhưng lại là một người mẹ hi sinh, nhân hậu và bao dung. Trái tim không khi nào vơi tình yêu dành cho con cái của mình. Chỉ cần nhìn thấy chúng ăn no bà đã thấy hạnh phúc. Phía sau vẻ thất học, quê mùa thì ấy lại là một người hiểu biết sâu sắc lẽ đời.

Chính bà đã khiến đẩu và Phùng nhận thức lại được hoàn cảnh và cảm thông sâu sắc trân trọng hơn đối với người phụ nữ ấy. Hóa ra đằng sau đó lại là một con người khác hẳn, đẹp đẽ quá, đáng quý đáng trân trọng.

Cả hai nhân vật đều có nét tương đồng, là những người nhỏ bé, nạn nhận của cuộc sống, nhưng trong họ đều có những vẻ đẹp đáng trân trọng, ngợi ca. Cả hai đều được khắc họa chân thực. Nhưng cũng có khác biệt, vẻ vợ nhặt chủ yếu là hình ảnh của cô con dâu mới. Còn người đàn bà hàng chài được khắc họa chủ yếu thông qua phẩm chất của người mẹ mưu sinh, qua các chi tiết kịch tính, qua nạn bạo lực gia đình.

Cả hai nhà văn đã làm nổi bật lên vẻ đẹp người phụ nữ, họ sống trong hoàn cảnh khác nhau nhưng đều hiện lên vẻ đẹp và một đời sống tâm hồn đáng quý. Từ đó khẳng định tư tưởng nhân đạo và ngòi bút hiện thực sâu sắc của nhà văn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *