So sánh giá trị nhân đạo trong vợ nhặt và vợ chồng A Phủ

Văn mẫu lớp 12

So sánh giá  trị nhân đạo trong vợ nhặt và vợ chồng A Phủ:
Bài làm:
Kim Lân và Tô Hoài đều là hai cây bút nổi tiếng và xuất sắc trong văn học hiện đại Việt Nam. Vợ Nhặt và vợ chồng A Phủ đã thể hiện rõ nét điều đó. Qua đó cho ta thấy tư tưởng nhân đạo luôn hướng về con người tôn vinh và bảo vệ lẽ phải của hai nhà văn.

Giá trị nhân đạo trong một tác phẩm được coi là xương sống là thể hiện ở phương diện cả nội dung. Song nhìn chung, đó chính là thái độ thương yêu những phẩm chất tốt đẹp của con người, lên án tố cáo những thế lực áp bức và bóc lột người dân. Một tác phẩm bao hàm và mang được điều đó thể hiện trong tác phẩm của mình được coi là một tác phẩm có tính nhân văn sâu sắc.

Trong tác phẩm vợ nhặt, thể hiện rõ nét ở khía cạnh bi thảm của sự mỏng manh bé nhỏ ,hèn mọn số kiếp của con người.

Họ có khát khao hướng tới hạnh phúc vả tương lai tươi sáng. Vợ nhặt là tác phẩm khiến ta không chỉ thêm trân trọng số phận và cảm thương cho họ, mà ta còn hiểu thêm một điều cực kì giá trị, đó chính là hiểu được khát vọng sống của họ, cái đói, cái chết, cái cùng cực khổ đau có thể khiến họ phần nào bị tha hóa nhân cách. Nhưng, hạnh phúc vẫn luôn ở đó, con người luôn mong muốn và khát khao hạnh phúc bằng cách này hay cách khác. Như một nguồn sinh lực tiếp thêm sức mạnh cho đời sống của họ.

Cuộc hôn nhân lạ lùng giữa Tràng với người vợ nhặt được ở ngoài đường được xem là minh chứng tiêu biểu nhất. Không phải trước đó, Tràng không khát khao một cuộc sống gia đình, một mái ấm bình yên, đàn gà ấp nở trong sân, vợ chồng mẹ con vui vầy… cái cảnh chết chóc luôn bày ra trước mặt tiếng khóc tỉ tê, đã tưởng như khiến con người ta không còn đủ sức vươn tới những hạnh phúc dù nhỏ bé ấy. Hạnh phúc, dù đó là trong nghèo đói, họ đã cho ta thấy một khát vọng được sống và hạnh phúc trọn vẹn.

Những mảnh đời nghèo đói đến với nhau, nhen nhóm cho nhau những niềm hi vọng dù là nhỏ bé. Hình ảnh “lá cờ đỏ” hiện lên như một sự tin tưởng và niềm tin vượt được hoàn cảnh. Kim Lân đã thể hiện một ngày mai rạng rỡ hơn, cuộc sống con người vẫn còn niềm tin và hi vọng, chỉ cần họ không đầu hàng số phận và luôn tiến về phía trước.

Còn đối với tác phẩm vợ chồng A Phủ, đã khắc họa hình ảnh, chân dung của một người phụ nữ và một chàng trai. Vốn cùng là một trong những con người tài năng, có ý chí, nhưng phải chịu cực khổ, bị đọa đày dưới áp bức bóc lột của  chế độ phong kiến. Một cô Mị từng là người trẻ trung, và có khát khao ham sống, nhưng lại trở thành một tôi đày, sống mà như chết. A Phủ bị trói và đau đớn biết bao. Nhưng qua đó tác giả đã khắc họa sức sống tiềm tàng, hình ảnh Mị cởi trói cứu A Phủ, tự cứu lấy mình như thể hiện một khát vọng, niềm tin và thái độ vượt lên trên hoàn cảnh.

Kim Lân và Tô Hoài đã dùng ngòi bút để ca ngợi cho họ, khẳng định phẩm chất và sự tốt đẹp của họ. Qua đó đã nổi bật giá trị nhân đạo, truyền được niềm tin vào trong lòng bạn đọc. Tố cáo tội ác của bọn phát xít, chế độ phong kiến hà khắc.

Tóm lại, qua hai tác phẩm văn xuôi cách mạng, ta đã thấy được một cuộc sống nghèo khổ và bế tắc, nhưng vẫn thắp lên niềm tin sống. Đó là những đóng góp riêng, mới mẻ của nhà văn. Họ đã tạo nên một diện mạo mới cho văn học giai đoạn này và góp tiếng nói nhân đạo dành cho con người.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *