Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói cứu A phủ. bài mẫu 4

Văn mẫu lớp 12

Đề bài : Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói cứu A phủ ( Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài)

Bài văn mẫu số 4

Nói đến văn học hiện đại Việt Nam chúng ta không thể nhắc đến nhà văn Tô Hoài. Là một người có vốn hiểu biết  sâu rộng về phong tục tập quán ở nhiều vùng khác nhau trên đất nước. Chính vì vậy ông đã rất thành công khi viết về hiện thực đời sống của người  vùng núi khác nhau trên đất nước.Đặc biệt là vùng núi Tây Bắc với truyện ngắn nổi tiếng “ Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm không chỉ khắc họa thành công sức sống tiềm tàng của  A Phủ  mà còn là sức sống tiềm tàng của Mị qua diễn biến tâm trạng và hành động cởi trói cứu A Phủ.

Truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” được ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, được viết năm 1965 trong chuyến đi cùng bộ đội Tây Bắc, in trong tập truyện Tây Bắc và đạt giải nhất giải thưởng văn học Việt Nam năm 1954 đến năm 1955.

Truyện kể về Mị, một cô gái xinh đẹp, có tài thổi sáo trai đứng nhẵn cả vách. Nhưng vì món nợ truyền kiếp nên phải làm con dâu gạt nợ cho nhà thống Lí Pá Tra. Lúc đầu, Mị phán kháng quyết liệt, Mị định ăn lá ngón tự tử nhưng vì thương cha, Mị đành phải tiếp tục những ngày tháng làm dâu gạt nợ. Những ngày làm dâu gạt nợ, Mị sống như con rùa nuôi nơi xó cửa, khuôn mặt lúc nào cũng buồn rười rượi. Rồi đêm tình mùa xuân đến, Mị đã uống rượu đón xuân, Mị muốn đi chơi xuân nhưng bị A Sủ bắt gặp và trói đứng lại, Mị tiếp tục cuộc sống như vậy cho đến chết, cho đến một hôm sức phản kháng, sức sống tiềm tàng của Mị trở nên mãnh liệt và Mị đã cắt dây trói cho A Phủ.

Mở đầu câu chuyện tác giả đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Mị hoàn toàn vô cảm. Truyện kể về A Phủ vì để hổ vồ mất một con bò nên bị cha con nhà thống Lí Pá Tra trói ở giữa nhà bằng cây cột đóng bằng dây mây. A Phủ phải chịu cảnh chết đau, chết đói, chết rét và phải chết. Mị hoàn toàn vô cảm khi chứng kiến A Phủ  bị trói mấy ngày liền Mị không qua tâm, vẫn thản nhiên ngồi thổi lửa hơ tay, những gì diễn ra quanh mình Mị đều không bận tâm, ngay cả khi A Sử đánh Mị ngã xuống cửa bếp hôm sau Mị vẫn thản nhiên ngồi thổi lửa, hơ tay. Dường như Mị đã hoàn toàn tê liệt về tinh thần sống.

Tác giả không chỉ thể hiện thành công  sự vô cảm của Mị mà còn đặc biệt thể hiện lòng  thức tỉnh của Mị qua sự thương người trong con người Mị. Từ vô cảm Mị đã trở nên đồng cảm khi thấy “ một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã đen xạm lại”, phải chăng nước mắt của A Phủ đã thức tỉnh lòng thương người trong Mị. Dòng nước mắt của kẻ đang hấp hối, của thân phận nô lệ bất lực trước số phận, dòng nước mắt làm xua tan đi cái băng giá  trong con người Mị, Mị nhớ lại mình, nhận ra mình và xót xa cho mình “ đêm năm trước Mị cũng bị A Sử trói như vậy, nhiều lần khóc nước mắt chảy xuống cằm, xuống miệng không biết lau đi đâu được” Mị lại nhớ lại “ người đàn bà năm trước cũng bị đứng trói cho đến chết”. Mị nhận ra tội ác của cha con nhà thống Lí Pá Tra, Mị thốt lên “ trời ơi, chúng nó trói người ta cho đến chết”, Mị nguyền rủa “ cơ chừng này ngày mai người kia sẽ chết”. Mị nghĩ nếu như thả người kia đi thì người thay thế sẽ là Mị. Sau một hồi nghĩ ngợi và Mị đã cắt đứt dây trói cứu A Phủ. Đó là đỉnh điểm của sự hồi sinh, lòng thương người của Mị lớn hơn tất cả. Trước kia Mị từng sợ cái chết nhưng bây giờ Mị không còn sợ nữa và Mị đã theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài”. A Phủ đợi tôi với ở đây thì tôi chết mất”. Đó cũng chính là lòng khao khát sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của nhân vật.

Truyện ngắn” Vợ chồng A Phủ”  đã để lại những triết lý nhân văn sâu sắc về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Truyện phơi bày đời sống nô lệ khổ cực của những người dân lao động nghèo miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của cường quyền phong kiến miền núi. Miêu tả chân thực về bức tranh thiên nhiên, phong tục tập quán của con người vùng Tây Bắc. Đồng thời nêu lên sự cảm thông , đồng cảm trước những số phận bất lực, lên án những thế lực con người. Lòng tin yêu vào sức sống  tiềm tàng của con người cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người vẫ khao khát tự do và hạnh phúc.

Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” không chỉ thành công về mặt nội dung mà còn đặc biệt thành công về mặt nghệ thuật qua cách xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc, dẫn dắt tình tiết bất ngờ, khéo léo, cách giới thiệu nhân vật đay bất ngờ. Cùng với biệt tài miêu tả thiên nhiên những con người vùng núi Tây Bắc ngôn ngữ sáng tạo, khi trầm ngân khi tha thiết, khi trang nghiêm.

Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ nói chung và diễn biến tâm trạng Mị qua hành dộng cởi trói cứu A Phủ nói riêng đã để lại trong lòng người đọc không bao giờ phai về lòng thương người, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị, những diễn biến tâm trạng và cung bậc cảm xúc cùng khao khát sống tự do và hạnh phúc trong Mị. Hình ảnh Mị sẽ sống mãi trong lòng người đọc hôm nay và mai sau.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *