Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói cứu A phủ. bài mẫu 2

Văn mẫu lớp 12

Đề bài : Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói cứu A phủ ( Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài)

Bài văn mẫu số 2.

Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại, ông có vốn hiểu biết vô cùng phong phú và sâu sắc về phong tục tập quán của con người ở nhiều vùng khác nhau trên đất nước. Thành công của Tô Hoài là viết cuộc sống và con người vùng Tây Bắc. Trong sự nghiệp sáng tác của mình ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị như “Dế Mèn phưu lưu kí”, “Truyện Tây Bắc”…Trong đó tiêu biểu nhất là truyện ngắn “vợ chồng A Phủ”. Qua tác phẩm nhà văn không chỉ khắc họa thành công hình tượng nhân vật A Phủ mà còn khắc họa thành công hình tượng nhân vật Mị đặc biệt là sức sống tiềm tàng của Mị khi cắt dây trói cứu A Phủ.

Tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” được ra đời trong một chuyến đi cùng bộ đội vào vùng giải phóng Tây Bắc năm 1952. Sau đó được in trong tập “ Truyện Tây Bắc” và đạt giải nhất giải thưởng hội văn nghệ Việt Nam năm 1954-1955

Tác phẩm kể về đôi trai gái người Mèo là Mị và A Phủ. Mị là một cô gái trẻ đẹp bị bắt làm vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra để trừ một món nợ truyền kiếp cho gia đình. Lúc đầu suốt mấy tháng ròng đêm nào Mị cũng khóc, Mị định ăn lá ngón nhưng vì thương cha Mị không thể chết. Mị tiếp tục quay lại nhà thống lí Pá Tra sống cuộc đời đau khổ,Mị làm việc cả ngày lẫn đêm còn khổ hơn con trâu con ngựa. Lúc nào cũng lầm lũi như con rùa nuôi nơi xá cửa. Mùa xuân đến khi nghe tiếng sao gọi bạn tình thiết tha Mị muốn đi chơi. Nhưng rồi khát vọng đi chơi của Mị bị chặn đứng khi A Sử nhìn thấy và trói đứng Mị

Còn A Phủ lại là một chàng trai nghèo, mồ côi cả cha lẫn mẹ, khỏe mạnh và lao động giỏi. Vì đánh A Sử nên A Phủ bị bắt, bị đánh đập và bị phạt vạ rồi trở thành đầy tớ gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Một lần đi chăn bò vô tình để hổ vồ mất con bò ngoài bìa rừng nên đã bị cha con thống lí Pá Tra trói đứng vào cột . Lúc đầu Mị hoàn toàn vô cảm nhưng rồi lòng thương người cùng với sự đồng cảm đã trỗi dậy. Mị quyết định cởi trói cứu A Phủ rồi cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài.

Lúc đầu Mị hoàn toàn vô cảm khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói suốt mấy ngày đêm, những gí diễn ra xung quanh Mị, Mị đều không bận tâm bởi vì Mị đã hoàn toàn tê liệt tinh thần sống, không còn là một người quan tâm đến những việc diễn ra xung quanh mình nữa. Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. Ngay cả khi bị A Sử đánh gã xuống bếp Mị thì ngày hôm sau Mị lại thản nhiên thổi lửa hơ tay.Đó là một sự thờ ơ vô cảm đến đáng sợ buông xuôi theo số phận, tê liệt tinh thần sống.

Thế nhưng , từ ô cảm Mị trở nên đồng cảm với số phận của A Phủ, khi chứng kiến “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã đen xám lại”, chính giọt nước mắt của A Phủ đã là liều thuốc thức tỉnh con người Mị, tâm hồn Mị, đó là giọt nước mắt của kẻ nô lệ đang bất lực trước số phận, giọt nươc mắt của một thân phận bất lực trước số phận người khác. Chứng tỏ Mị là người có trái tim yêu thương và đồng cảm, cũng chỉ vì hoàn cảnh quá trớ trêu độc ác nên mới khiến Mị trở nên thờ ơ, vô cảm, chai lì và tê liệt tinh thần sống. Thế nhưng sâu thẳm  trong con người Mị thì lòng thương ngườ vẫn luôn tồn tại, chỉ cần có một ngọn gió bay qua, thổi bay lớp tro bụi bên trên là lòng người ấy sẽ bùng cháy và chính giọt nước mắt của A Phủ đã làm cho Mị bừng tỉnh-Đánh thức được bản tính vốn yêu thương con người tồn tại trong con người Mị. Nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, nó khiến Mị nhớ lại quá khứ ngày xưa, đêm này năm trước Mị cũng bị A Sử trói đứng ở góc nhà, đau đớn tủi hổ, không sao hết được, lúc đó A Sử lấy một thúng sợi đay trói đứng Mị vào góc nhà, Mị không cúi , không quay đầu được, đến nõi nước mắt rơi cả xuống miệng xuống cằm Mị cũng không lau đi được hững giọt nước mắt ấy. Từ thương mình Mị đã trở nên thương người, Mị nhớ đến người đàn bà năm xưa cũng bị trói đứng cho đến chết vô cùng đau khổ và bất hạnh. Mị không muốn A Phủ sẽ là nạn nhân tiếp theo rơi vào hoàn cảnh chết đau, chết đói, chết rét và rồi phải chết. Mị đã trở nên đồng cảm với thân phận A Phủ, thân phận củ kẻ nô lệ. Miêu tả cảnh A Phủ bị trói đứng nhà văn còn  muốn lên án, tố cáo bộ mặt của bọn phong kiến miền núi bất nhân, của bọn cường hào địa chủ cướp đi quyền sống của con người. Từ đó Mị nhận thức rõ tội ác xấu xa của cha con thống lí Pá Tra, Mị nghĩ “cha con nhà thống lí thật độc ác”, cơ chừng “ chỉ ngày mai là người kia sẽ chết”. Một ý nghĩ bắt đầu le lói trong đầu Mị đó là cắt dây trói cho A Phủ. Nhưng Mị nghĩ đến cảnh sau khi cứu được A Phủ, A Phủ chạy thoát, còn Mị thì sao? Mị sẽ bị cha con thống lí Pá Tra trói vào cái cột thay chỗ cho A Phủ. Nhưng tất cả những nỗi sợ đó đã không thể ngăn cản được Mị, Mị vẫn cứu A Phủ. Phải chăng lòng thương người cùng với sự đồng cảm đã trỗi dậy nó lấn át mọi nỗi sợ hãi của Mị, nó vượt qua cường quyền, bạo lực và hủ tục lạc hậu để có thể khiến Mị có đủ dũng cảm cứu A Phủ. Mị đã không ngại cầm con dao cắt dây trói cứu lấy A Phủ. A Phủ được cứu vì quá kiệt sức do mấy ngày không ăn uống nên sau khi cởi trói A Phủ đã ngã xuống đất, nhưng rồi sức sống tiềm tàng trong A PHủ trỡi dậy khiến anh chạy vụt về phía trước. Mị còn lại một mình với bóng tối bủ vây, nhưng Mị không thể chấp nhận sự thật khắc nghiệt này. Mị đã chạy theo A Phủ “A PHủ cho tôi đi với” đó là một quá trình diễn biến hợp lí của câu chuyện. Mị đã chiến thắng được bản thân, vượt qua được nỗi sợ, vượt qua được cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt để rồi vùng dậy, chạy theo tự do, bỏ lại phía sau một cuộc sống đau khổ và tăm tối. Đó chính là sức sống tiềm tang trong con người Mị. Nếu như đêm tình mùa xuân khi nghe tiếng sáo gọi thiết tha cùng với bữa tết rượu cúng trình ma đã có những tác nhân thay đổi, thức tỉnh con người Mị dẫn tới khát vọng được đi chơi xuân, được sống  là chính mình, được hưởng hạnh phúc…thì đến đây Tô Hoài đã mở đường, mở ra cho Mị một lối thoát mạnh mẽ hơn trong cuộc đời tăm tối của mình bằng hành động cởi trói cứu A Phủ và cùng A PHủ trốn khỏi Hồng Ngài đến Phiềng Sa , nơi mang đến cho Mị hạnh phúc, ánh sáng của lí tưởng của cách mạng. Đây là một cái kết có hậu cho cuộc đời của Mị và là kết thúc đẹp cho một tác phẩm viết sau năm 1945.

Thông qua nhân vật Mị nhà văn muốn gửi gắm đến người đọc giá trị hiện thực của tác phẩm. Đó chính là cuộc đời  số phận của những người lao động nghèo miền núi bị bọn cường quyền bạo lực áp bức bóc lột. Đồng thời nhà văn còn thể hiện cái nhìn của mình về những phong  tục tập quán và hủ tục lạc hậu của những người dân miền núi Tây Bắc.

Không chỉ nổi bật giá trị hiện thực mà tác phẩm đểlại trong lòng người đcọ còn là dấu ấn của giá trị nhân đạo sâu sắc. Đó là niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với những kiếp người lao động nghèo khổ qua đó phát hiện và khẳng định vẻ đẹp của họ, đó là vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tang và mãnh liệt ngay cả trong hoàn cảnh tù đày, bên bờ vực của cái chết, của sự bất lực trước số phận. Đó còn là sự trân trọng của nhà văn trước những ước mơ, nghị lực sống, đó là nỗi đau khiến thành sức mạnh, sự đồng cảm yêu thương trở thành động lực giúp họ biết giải thoát cho những người cùng cảnh ngô cũng như giải thoát chính mình. Cũng qua tác phẩm Tô Hoài muốn khẳng định một chân lí cái thiện luôn chiến thắng cái ác, cái xấu xa ti tiện của con người.

Khép lại nhân vật Mị nói chung và sức sống tiềm tàng của Mị khi cắt dây trói cho A Phủ đã để lại một dấu ấn khó phai trong lòng người đọc. Một người con gái miền Tây Bắc tài giỏi khát khao hạnh phúc, dù trong hoàn cảnh nào, dù bị vùi lấp bao nhiêu trước đau khổ của cuộc đời thì vẻ đẹp ấy chỉ cần được nhóm lên là tỏa sáng lung linh, Mị cũng chính là hình ảnh tiêu biểu cho những con người Tây Bắc trong hành trình tìm đến cách mạng, đến lí tưởng cuộc đời.

Xem thêm : Những bài văn mẫu về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài : Vợ chồng A Phủ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *