Phân tích đoạn văn : “Trong bóng tối Mị đứng im lặng….không bằng con ngựa

Văn mẫu lớp 12

“trong bóng tối Mị đứng im lặng….không bằng con ngựa” .cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn văn trên, nhận xét về ngòi bút miêu tả tâ lí nhân vật tinh tế và sâu sắc của Tô Hoài
Bài làm:
Cuộc sống của Mị ở hồng ngài là sự đấu tranh âm ỉ và quyết liệt, trong đó thu gọn lại trong chi tiêt Mị bị A Sử trói đứng vào cột nhà trong bóng tối, có thể xem như hình ảnh thu nhỏ về số phận đầy bi kịch và thấm thía của cuộc giao tranh ngấm ngầm này. Đó đã để lại cho người đọc diễn biến tâm trạng chập chờn nửa tỉnh nửa mê Mị. Tô Hoài đã khắc họa lại rõ nét như nhập thân vào nhân vật viết rằng: “trong bóng  tối…không bằng con ngựa”

“Mị vùng bước đi” giữa đoạn văn là một câu văn chỉ có bốn chữ, rất ngắn nhưng cũng lại mang chứa sức đựng và gợi ra được rất nhiều điều. Lúc ở nhà thống lí Pá Tra Mị được xem như con trâu con ngựa, ngày đêm lùi lũi như đang đi giữa bóng tối và nỗi đau. “Mị vùng bước đi” như thể mở ra một bản lề giữa hai thế giới trái biệt ấy. Tiếng sáo du dương thôi thúc tấm lòng cô gái trẻ ,Mị nhận ra hóa ra mình còn trẻ, trẻ như một cô gái còn đôi mươi. Hai tâm trạng thế giới và những ước mơ với tiếng sáo cứ thế rập rờn trong đầu như một tiếng gọi tình bạn và tình tình yêu.. cô Mị đang tỉnh đang “thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”..

Tiếng sáo đó còn là ước mơ và khát khao sống của Mị. Tiếng sáo là tiếng của một thời Mị còn là một cô gái với những ước mơ hẵng còn đong đầy và Mị được sống với cuộc sống của mình, luôn tự do và như một bông hoa ban trắng của núi rừng.. “Mị vùng bước đi” câu văn ngỡ không đúng mà lại rất đúng tinh tế và sâu sắc, mị đang bị trói không thể đi lại, trạng thái này như mơ hồ, như mê man và nửa tỉnh nửa mơ, như mộng du nhưng đã nói lên sâu sắc cái sức sống mãnh liệt đang trào dâng trong cô lúc bấy giờ. Và tiếng sáo ấy còn là một biểu tượng của sự gợi cảm, ước mơ và sức sống của Mị.

Tiếng chân ngựa cũng là một hình ảnh tả thực nữa. Mị mới ngẫm ra hóa ra mình cũng chỉ là số phận của tôi tớ đấy thôi. Mị bị trói còn không có tự do không bằng trâu bằng ngựa. Tiếng chân ngựa thực sự xoáy sâu vào tâm hồn cay đắng của cô. “tiếng sáo” và tiếng chân ngựa đối lập nhau>

Đoạn văn đã làm nổi bật được sự khác biệt giữa bức tranh tối – sáng của nhân vật. Số phận của bi kịch và đấu tranh giành sự sống. Một cách sinh động và gợi cảm khiến ta hiểu hơn nhân vật và tấm lòng yêu thương của nhà văn dành cho nhân vật của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *