Phân tích đoạn thơ đầu trong đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, bài mẫu 2

Văn mẫu lớp 12

Đề bài : Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm?

“ Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

….

Đất nước này là đất nước của nhân dân”

Bài văn mẫu số 2

Nhắc đến những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ chúng ta không thể không nhắc đến  Nguyễn Khoa Điềm . Thơ ông giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén thể hiện tâm tư người tri thức tham gia chiến đấu.Trong sự nghiệp sáng tác của ông, Nguyễn Khoa Điềm đã đẻ lại nhiều tác phẩm có giá trị như : “ Đất ngoại ô”, “ Mặt đường khát vọng”… Tiêu biểu là đoạn trích “ Đất Nước” thuộc trường ca “ Mặt đường khát vọng”. Đoạn trích không chỉ thể hiện cảm nhận tư tưởng, Đất nước  từ ca dao thần thoại mà còn lài tư tưởng Đất Nước của nhân dân. Cũng như có ý kiến cho rằng : đoạn trích “ Đất Nước” được xây dựng từ ca dao thần thoại hay “ Đất Nước” được xây dựng nên từ tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân.

Đoạn trích ‘ Đất Nước” thuộc phần đầu của chương V trong trường ca “ Mặt đường khát vọng”, tác phẩm hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971 viết về sự thức tỉnh  tuổi trẻ vùng đô thị tạm  chiến khu miền Nam về non sông đất nước xuông đường đấu tranh bảo vệ tổ quốc.

“ Đất Nước được xây dựng từ ca dao thần thoại” tức là đất nước của nền văn học dân gian đa dạng, phong phú. Từ nền văn học ấy đã toát lên vẻ đẹp về văn hóa, phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc Việt nam. Còn đất nước được xây dựng từ “ Đất Nước của Nhân Dân” nghĩa là nhân dân là người làm nên lịch sử, làm nên Đất Nước, mọi danh lam thắng cảnh trên Đất Nước đều là của nhân dân. Hai tư tưởng này gộp lại bổ sung cho nhau tạo nên tư tưởng lớn. Đó là tư tưởng thời đại Hồ Chí Minh.

Trong khi các nhà thơ cùng thế hệ chiêm ngưỡng Đất Nước bằng những hình ảnh lớn lao, kỳ vĩ để tôn vinh Đất Nước thì Nguyễn Khoa Điềm lại chọn những hình ảnh gần gũi, bình dị mà không kém phần thiêng liêng với niềm tự hào mãnh liệt.

“ Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây gió bà ăn”

Đất Nước được hình thành từ lâu đời, không biết rõ từ khi nào nhưng Đất Nước có trước khi câu chuyện cổ tích được hình thành và hiển diện trong những câu chuyện cổ tích ấy. Tác giả đã mượn chất liệu văn học dân gian để diễn tả Đất Nước qua lời kể “ Ngày xửa ngày xưa”. Đó là những câu chuyện cổ tích đưa ta đến chân thiện mĩ, dạy ta lớn lên biết yêu thương con người. Hình ảnh Đất Nước lớn lao kì vĩ chứa đựng trong miếng trầu nhỏ bé gợi nhắc tục ăn trầu của nhân dân ta hay câu chuyện “ Trầu Cau” được xem là câu chuyên cổ xưa nhất Việt Nam. Miếng trầu tượng trưng cho bốn nghìn năm văn hiến, tượng trung cho tình yêu va tâm linh người Việt.

“ Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

Đó là sự tích Thánh Gióng” nhổ tre làng Ngà đánh giặc Ân thể hiện cho tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Cây tre như biểu tượng cho con người Việt nam thật thà, chất phác, kiên cường, bền bỉ trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

“ Tóc mẹ thì nới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái keò cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng”

Có lẽ người phụ nữ đẹp nhất là khi họ giản dị với tóc búi sau đầu thể hiện sự lam lũ, chất phác mà vô cùng nữ tính, thuần hậu rất riêng. Đó còn là đạo lý ẩn nghĩa thủy chung ngàn đời của dân tộc. “ Cái kèo, cái cột” gợi nhắc tục làm nhà của dân tộc ta, đó là tổ ấm, nơi đoàn tụ sum vầy mà từ đó đặt tên cho con cũng ra đời. Hơn nữa, đó còn là truyền thống lao động cần cù, chịu thương chịu khó của dân tộc ta. Để làm ra được hạt gạo, người nông dân phải vất vả một nắng hai sương gieo cấy, thấm trong từng hạt gạo là vị mặn của mồ hôi, sự nhọc nhằn của người nông dân:

“ Đất Nước có từ ngày đó”

Không rõ là từ bao giờ nhưng chính ca dao thần thoại , chính văn học đã tạo nên Đất Nước:

“ Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”

Tác giả chia cắt Đất Nước thành hai thành tố. Đất là con đường hằng ngày anh đến trường tiếp nhận tri thức, làm chủ tương lại. Nước là dòng sông em tắm mát, chở nặng phù sa làm tươi tốt những bãi mía nương dâu. Tác giả gộp Đất Nước lại đẻ lamg nơi hò hẹn.Đất Nước hiển diện trong cả không gian riêng tư của tình yêu đôi lứa.

Tác giả đã nhìn nhận Đất Nước ở phương diện lịch sử với tình cảm vợ chồng sắt son chung thủy:

“ Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hong Trống Mái”

Đó là truyền thuyết về nàng Tô Thị bồng con chờ chồng đến hóa đá, hay cũng chính là những người vợ luôn chung thủy chờ chồng trong chiến tranh. Hòn Trống Mái tương truyền do một cặp vợ chồng yêu nhau thắm thiết đã hóa thân thành.

Đất Nước còn được tạo dựng nên từ sự tích Thành Gióng với “ trăm ao đầm để lại”, truyền thuyết các vua Hùng dựng nước và giữ nước hay truyền thống hiểu học của dân tộc.

“ Cậu học trò nghèo còn góp cho Đất Nước mình những núi bút, non nghiêng”

Nhân dân ta luôn tự hào với tinh thần hiếu học , chịu thương chịu khó. Hay đó còn là truyền thuyết chin mươi chin con voi quây xung quanh bảo vệ nơi các vua Hùng ngự. Hơn nữa, tác giả còn nhấn mạnh những con người vô danh đã làm nên Đất nước.

“ Giản dị và bình tâm\

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm nên Đất Nước”

Trên khắp mọi miền Đất Nước đều có những con người bình dị vô danh, nhưng chính họ lại những người đã tạo nên Đất Nước. hay còn có những tên gần gũi, bình dị như : Ông Đốc, ông Trang , Bà Đen, bà Điểm”. Họ hiển diện trên khắp mọi miền Đất Nước đẻ rồi giờ nhắc lại:

“ Để Đất Nước này là Đất Nước của Nhân Dân

Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”

Đất Nước được xây dựng nên từ tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân với niềm tự hào mãnh liệt.Qua đoạn trích “ Đất Nước’ đã thể hiện :” Đất Nước được xây dựng từ ca dao thần thoại” hay chính là “ Đất Nước của Nhân Dân”. Hai ý kiến đều đúng và bổ sung cho nhau, hoàn thiện ý khía quát về Đất Nước.

Khép lại đọan trích “ Đất Nước” đã để lại trong lòng người đọc không bao giờ phai về một Đất Nước gần gũi, giản dị nhưng vô cùng thiêng liêng. Hình ảnh Đất Nước được xây dựng từ ca dao thần thoại – Đất Nước của Nhân Dân sẽ còn sống mãi trong lòng người đọc hôm nay và mai sau.

Xem thêm những bài văn mẫu phân tích đoạn trích Đất nước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *