Đề thi học sinh giỏi về Chữ người tử tù và Đàn Ghi ta của Lorca

Văn mẫu lớp 12

 

 

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm 01 trang)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

NĂM HỌC 2017 – 2018

MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 12

Ngày thi: 17/3/2018

Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề

PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Anh/chị hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Con hát ngọng nghịu

“vịt dắt tay gà đi chơi”

Áp trán vào gò má thơ ngây

Cha bỗng thấy chẳng còn gì đáng sợ.

Cha dạy con mến thương tất cả

Rồi tự con sẽ biết căm thù.

Cha dạy con tin yêu từ ngọn cỏ

Rồi mai sau con sẽ nghi ngờ.

Con sẽ trả lời những câu hỏi đời cha

Con cũng sẽ đặt nhiều câu hỏi mới

Lòng cha dẫu héo khô cành mận dại

Nhựa âm thầm buốt trắng những chùm hoa…

(Nói với con cuối năm – Lưu Quang Vũ)

Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên? (1.0 điểm)

2. Nhân vật người cha trong đoạn thơ đã dành cho con của mình những bài học nào? Qua hai câu thơ Lòng cha dẫu héo khô cành mận dại/ Nhựa âm thầm buốt trắng những chùm hoa… , người cha bày tỏ tâm trạng gì sau những điều đã dạy cho con? (2.0 điểm)

Lời của người cha trong văn bản khiến anh/chị liên hệ đến bài thơ nào được học trong chương trình Ngữ văn phổ thông? Chỉ ra một vài điểm tương đồng giữa hai tác phẩm? (2.0 điểm)

PHẦN LÀM VĂN (15.0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm) 

Anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về bài học niềm tin nhà thơ Lưu Quang Vũ gửi gắm trong hai câu thơ sau:

Cha dạy con tin yêu từ ngọn cỏ

Rồi mai sau con sẽ nghi ngờ.

Câu 2 (10.0 điểm)

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn từng nhắn nhủ với độc giả của mình:

Ai sẽ đọc thơ tôi

Với tấm lòng trân trọng,

Ai có cảm thương tôi

Suốt một đời lận đận…

(Cảm tạ Thơ với tuổi thơ, NXB Kim Đồng, 2002)

Anh/chị hiểu ý thơ trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích mối quan hệ giữa người nghệ sĩ và người thưởng thức nghệ thuật trong hai tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và Đàn ghi-ta của Lorca (Thanh Thảo).

 

—————————– Hết —————————–

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ tên thí sinh: ………………………………………Số báo danh: …………………………..

Giám thị 1 (Kí, ghi rõ họ tên):  …………………………………………………………………..

Giám thị 2 (Kí, ghi rõ họ tên): ………………………………

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẮC GIANG

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

NĂM HỌC 2017 – 2018

MÔN THI: NGỮ VĂN LỚP 12

(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

Đáp án và thang điểm

Phần Câu Yêu cầu Điểm
I   Đọc hiểu văn bản 5.0
1 Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: phép đối, phép điệp, phép ẩn dụ. 1.0
2 – Những bài học mà nhân vật người cha gửi đến cho người con của mình là: tình yêu thương, niềm tin, trả lời và đặt những câu hỏi mới.

– Người cha sau khi dạy con những điều tâm huyết cảm thấy Lòng cha dẫu héo khô cành mận dại/ Nhựa âm thầm buốt trắng những chùm hoa  nghĩa là: cha tự biết mình dù đã qua thời tuổi trẻ, thuộc về thế hệ quá khứ so với con, nhưng sau những điều đã dạy cho con, sâu xa trong tâm hồn cha lại thấy yên tâm, tin tưởng sống dậy niềm vui, niềm thương yêu, hi vọng vào cuộc sống hiện tại và thế hệ tương lai.

1.0

 

 

 

1.0

3 Lời của người cha trong văn bản có thể liên hệ đến bài thơ Nói với con của tác giả Y Phương

– Điểm tương đồng:

+ Đều là lời của người cha, người đi trước nói với người con, thế hệ đi sau những điều mình tâm huyết, mong cho con trưởng thành, tiếp nối và phát huy những giá trị nhân văn cao quý.

+ Đều thể hiện niềm hy vọng, tin tưởng vào thế hệ tương lai.

0.5

 

1.5

II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Nghị luận xã hội 5.0
1.1. Về kĩ năng  
– Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội.

– Xác định trúng vấn đề nghị luận, văn phong trong sáng; lập luận chặt chẽ, sáng tạo, dẫn chứng phong phú, sắc sảo.

 
1.2. Về nội dung  
Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý định hướng chấm bài:  
a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bài học niềm tin 0.5
b. Giải thích ý nghĩa của câu thơ 1.0
Cha dạy con tin yêu từ ngọn cỏ

Rồi mai sau con sẽ nghi ngờ.

Cha dạy con tin yêu từ ngọn cỏ: Cha dạy con tin yêu từ những đối tượng nhỏ bé nhất (ngọn cỏ) đến những điều lớn lao cao cả, nghĩa là tin yêu tất cả cuộc sống, con người.

Rồi mai sau con sẽ nghi ngờ: Nghi ngờ là trạng thái đối lập với “tin yêu”. Nghi ngờ là bài học con sẽ dần dần tự học trong quá trình trưởng thành.

Tóm lại: Bài học niềm tin bao gồm cả bài học về nghi ngờ, được hình thành bằng sự định hướng và tự định hướng trong suốt cuộc đời của mỗi con người.

 
c. Bàn luận  
* Bài học niềm tin trong câu thơ của Lưu Quang Vũ là rất đúng đắn, sâu sắc, vì:

– Trong mỗi con người cần có cả niềm tin và sự nghi ngờ:

+ Niềm tin được hình thành từ những cảm xúc tin yêu thuần khiết trong trẻo. Chính niềm tin vào con người, cuộc sống, thậm chí tin vào chính mình sẽ tạo dựng thái độ sống tích cực và củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.

+ Nghi ngờ nhìn bên ngoài có thể là sự đối lập với niềm tin, nhưng trong sâu xa sự nghi ngờ lại là một phần của quá trình xây dựng niềm tin vững chắc. Một thái độ hoài nghi cùng sự kiểm chứng thận trọng sẽ mang tính chất khoa học, là cơ sở cho một niềm tin bền vững.

– Niềm tin cần được hình thành từ khi còn nhỏ làm cơ sở cho sự nghi ngờ của một nhân cách trưởng thành: Sự nghi ngờ chỉ trở nên tích cực sau khi con người đã hình thành đủ tình yêu và niềm tin căn bản vào con người và cuộc sống.

Niềm tin có thể được định hướng, song sự nghi ngờ là điều con người cần tự hình thành trong quá trình trưởng thành: sự nghi ngờ là thái độ mang tính chủ quan, đối thoại với những quan điểm khác, chỉ có thể nảy sinh khi con người đã đủ bản lĩnh, do đó cần được hình thành và tự nuôi dưỡng bởi mỗi cá nhân trong quá trình phát triển.

2.0
* Mở rộng, nâng cao:

Nếu con người biết đến nghi ngờ trước khi hình thành đủ niềm tin yêu? Nếu sự hoài nghi không có nền tảng của tin yêu, con người sẽ chỉ sống trong những cảm xúc tiêu cực, thiếu lý tưởng, nghi kị lẫn nhau và kìm hãm sự phát triển của bản thân cũng như xã hội.

Nếu con người chỉ có niềm tin chứ không có sự nghi ngờ: niềm tin dễ dãi sẽ không bền vững, niềm tin mù quáng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

– Cách dạy con của người cha gợi những suy ngẫm về quá trình giáo dục thái độ sống cho mỗi con người: cần kết hợp giữa việc định hướng với việc khơi gợi, tôn trọng quan điểm, tư tưởng của mỗi cá nhân.

1.0
d. Bài học nhận thức và hành động: Rút ra những bài học liên hệ phù hợp. 0.5
2. Nghị luận văn học 10.0
2.1. Về kĩ năng  
– Biết viết bài văn nghị luận văn học.

– Xác định đúng vấn đề nghị luận, có hệ thống luận điểm làm nổi bật vấn đề nghị luận. Hành văn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, sáng sủa,…

 
  2.2. Về kiến thức  
  a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: một khía cạnh của vấn đề Tiếp nhận văn học: vai trò của người thưởng thức nghệ thuật (bạn đọc) và mối quan hệ tri âm trong thế giới nghệ thuật. 1.0
  b. Giải thích ý thơ của Phan Thị Thanh Nhàn: 2.0
– Lời cảm tạ của nhà thơ:

+ Hai câu đầu: Muốn có những bạn đọc thơ, trân trọng, hiểu được thế giới nghệ thuật thơ mình.

+ Hai câu sau: Muốn qua thơ tìm kiếm người đồng cảm, chia sẻ những nỗi niềm, tâm sự của nhà thơ.

Tóm lại: Qua lời cảm tạ, tác giả mong muốn tìm kiếm người tri âm.

– Vấn đề: Vai trò của bạn đọc và sự tri âm trong quá trình tiếp nhận văn học.

  c. Bình luận về vấn đề 5.0
* Cơ sở lý luận

– Vai trò của bạn đọc: Đời sống văn học có mối liên hệ qua lại giữa sáng tạo, truyền bá và tiếp nhận. Tác giả là người sáng tạo, tác phẩm là phương tiện truyền bá văn học và người đọc là chủ thể tiếp nhận văn học. Không có người đọc, những cố gắng của tác giả, mọi giá trị của tác phẩm trở nên vô nghĩa.

– Sự tri âm trong quá trình tiếp nhận văn học:

+ Tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc, nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.

+ Tri âm là cấp độ lý tưởng của tiếp nhận: người đọc hòa mình vào tác phẩm, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thấu hiểu, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo.

– Ý nghĩa của việc tiếp nhận và mối tri âm: khiến người đọc nhận thức, đồng cảm, thanh lọc, bừng tỉnh, ghi tạc.

1.0
* Cơ sở thực tiễn:

Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân): là cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật Huấn Cao và Quản ngục: Huấn Cao là người nghệ sĩ, Quản ngục là người thưởng thức nghệ thuật.

– Vai trò của Quản ngục đối với Huấn Cao: Quản ngục trân trọng nghệ thuật viết chữ của Huấn Cao, làm thức dậy con người nghệ sĩ trong Huấn Cao, biến những tháng ngày cuối đời của người tử tù có thêm ý nghĩa cao cả.

– Tấm lòng của Quản ngục với Huấn Cao:

+ Khao khát được có chữ của Huấn Cao treo trong nhà.

+ Bất chấp nguy hiểm để biệt đãi ông Huấn.

+ Cảnh cho chữ: thái độ cung kính, trân trọng nhận từng nét chữ, tâm hồn được thanh lọc và bừng tỉnh trước nghệ thuật của Huấn Cao.

Đàn ghi-ta của Lorca (Thanh Thảo): Bài thơ là lời tri âm của Thanh Thảo, nhà thơ Việt mang khát vọng đổi mới nghệ thuật với người nghệ sĩ cách tân Lorca:

– Sự trân trọng, thấu hiểu, đồng cảm của Thanh Thảo với Lorca:

+ Thấu hiểu với cuộc sống cô đơn và cái chết bi phẫn của Lorca.

+ Cảm nhận được vẻ đẹp và nỗi đau trong nghệ thuật của nhà thơ Tây Ban Nha.

+ Đặc biệt: thấu hiểu sự hi sinh vì nghệ thuật và khát vọng cách tân cao cả của Lorca.

– Nghệ thuật thể hiện lời tri âm: sử dụng nghệ thuật tượng trưng, siêu thực và chất liệu của chính thơ Lorca để trân trọng, ngợi ca Lorca.

 

2.0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.0

  d. Bình luận nâng cao: 1.0
 – Để tri âm với người nghệ sĩ, người thưởng thức nghệ thuật phải nâng cao tầm đón nhận, chủ động tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng, tránh kiển diễn đạt và suy diễn tùy tiện.

– Để có những cuộc tri âm lý tưởng trong văn nghệ, người nghệ sĩ cũng cần tập trung nâng cao chất lượng sáng tạo nghệ thuật, góp phần thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ, nâng cao tầm đón nhận của người đọc.

 
  2.3. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng. 0,5
  2.4. Chính tả: đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5
Tổng điểm 20.0

Lưu ý khi chấm bài:

– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm.

– Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với yêu cầu trong Hướng dẫn chấm nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,…

—————— Hết —————–

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *