Tài năng miêu tả tâm lí nhân vật trong truyện Chí Phèo và Hai đứa trẻ

Văn mẫu lớp 11

Đề bài. Tài năng miêu tả tâm lí nhân vật trong truyện Chí Phèo và Hai đứa trẻ

Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giải bài và gửi gắm tâm tư. Đúng như vậy, nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng luôn là công cụ để khám phá tâm lý con người, từ đó nói lên được phẩm chất và bộc lộ tính cách của nhân vật, đồng thời thể hiện được tình cảm và tài năng của chính tác giả. Phải chăng vì thế mà nhiều nhà văn đã chọn miêu tả tâm lí nhân vật để thể hiện được chính mình, trong số đó nổi bật lên Thạch Lam và Nam Cao. Tài năng miêu tả tâm lí nhân vật, được thể hiện rõ qua hai nhân vật trong truyện ngắn tiêu biểu của hai nhà văn là Liên trong “Hai đứa trẻ” và Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên.

Đầu tiên ta gặp gỡ với Thạch Lam một cây bút thiên tài về tình cảm, ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, những người có cuộc sống vất vả, thầm lặng chịu đựng và giàu lòng hi sinh, những nhân vật trong truyện của ông mang dáng dấp của một tâm hồn nhạy cảm, mang chính điểm nhìn của tác giả. Liên trong truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ” là một trong số những nhân vật điển hình của ngòi bút Thạch Lam, sự nhạy cảm chuyển biến tâm trạng của Liên được bộc lộ qua những chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống, hay chính là sự thay đổi tâm tư, tình cảm của chính tác giả.

Tâm trạng của Liên trong tác phẩm thể hiện qua nhiều giai đoạn, nhưng có lẽ tâm hồn của một cô gái sẽ có sự nhạy cảm hơn khi cảnh chiều tàn và ngày tàn dần buông xuống. Với một cô gái trẻ đầy suy tư những đường nét âm thanh và màu sắc chiều xuống càng khiến cho tâm trạng cô thêm lâng lâng, khó tả. Buổi chiều ấy bắt nguồn từ những hình ảnh quen thuộc “tiếng trống thu không vung ra từng tiếng gọi buổi chiều về”, hình ảnh những đám mây hồng ở cuối trời do Mặt Trời hắt lên dưới con mắt của Liên ánh hoàng hôn thật khác trên nền áng mây, những ngọn tre cao vút như in hình và cách rõ rệt trên nền trời, trong gian hàng đơn sơ chỉ có mấy thức hàng đơn giản, âm thanh của tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, đến cả tiếng vo ve của những con muỗi mà Liên cũng cảm nhận được trước sự thay đổi của đất trời, cộng với mùi hơi đất bốc lên hay chính mùi đất mà Phố huyện ngày mới có, nghĩ rồi Liên lại mang một nỗi buồn man mác, có lẽ là do suy nghĩ của Liên về cuộc sống nơi đây, nghèo nàn và tàn tạ. Những nét vẽ của đồng quê với hình ảnh quen thuộc, những âm thanh và cả buổi chiều êm như nhung đó dưới con mắt của một cô gái mới lớn nó lại trở thành cái cớ cho sự buồn lâng lâng không rõ vì sao?

Tâm trạng của Liên được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên và con người, khi xuất hiện ở cạnh chợ tàn là những người bán hàng vẫn đang nhán lại dù đã vãn chợ từ lâu. Mấy đứa trẻ con thì nhặt nhạnh những thứ còn sót lại đó chỉ là những thanh tre, thanh nứa thôi nhưng chúng cũng tỏ ra mải mê với công việc. Hình ảnh rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị cùng với những gì xuất hiện trong đầu khiến cho Liên buồn. Buồn không phải vì Liên cảm thấy cuộc sống nơi đây đều nghèo khổ như thế, buồn vì không thể giúp được cho mọi người kể cả những đứa trẻ. Một vài chi tiết nhỏ nhặt như vậy, nhưng lại nói lên được nhiều điều tâm sự của cô gái mới lớn.Điều này cho thấy Liên là một người giàu lòng trắc ẩn.

Đêm xuống hình ảnh cuộc sống cũng nhanh chóng chìm vào bóng tối khiến cho Liên buồn hơn. Nhưng có lẽ nỗi buồn đó đã quá quen thuộc với cô, hình ảnh Phố huyện chìm vào bóng tối tràn ngập với một lượng ánh sáng ít ỏi, khi màn đêm bắt đầu buông xuống. Liên mở gian hàng và cứ ngồi trên chõng tre ngắm ngía gian hàng của mình, tất cả các hoạt động đều được liên quan sát bằng tình yêu thương, cái vùng đất nơi mình sinh sống, đó là hình ảnh ánh sáng và bóng tối quen thuộc nơi đây. “Liên mơ màng ngồi trên trõng mà ngắm cảnh tượng ấy, dường như Liên đã đưa mắt đi khắp nơi để tìm kiếm những nguồn ánh sáng trên không gian phố huyện, đó là những hộp sáng, những khe sáng từ ngọn đèn phiên nửa khiến cát cũng hiện lên lóng lánh như ánh vàng. Đó là những ánh sáng của hàng ngàn ngôi sao tranh nhau lấp lánh, thế nhưng không sửa được bóng tối của màn đêm, và có lẽ Liên cảm nhận được trong cô vẫn còn một cảm giác mơ hồ.

Hình ảnh của mẹ con chị tí với gánh hàng nước vẫn mở, “ban ngày mẹ con chị mò cua, bắt tép, đêm đến lại mở một gánh hàng nước để kiếm thêm”. Bên cạnh đó là gia đình nhà bác Xẩm, với hình ảnh manh chiếu rách và hình ảnh đàn bầu, đứa con nhỏ bò ra nghịch cát, bác chưa hát vì chưa có ai nghe. Còn bác Siêu thì với gánh hàng phở để đi cũng đi đến. Trong liên cảm nhận được tất cả sự cố gắng của mọi người vì cuộc sống mưu sinh, đặc biệt tình cảm sự yêu thương trắc ẩn của Liên thể hiện tình thương với bà cụ Thi điên. Ngày nào bà cũng đến quán mua rượu uống rồi lảo đảo bước ra cười khanh khách. Liên rót đầy rượu cho bà cụ, không nói gì về hành động hay nhận xét gì về cụ nhiều nhưng qua cách kể Liên vọng cũng bộc lộ sự yêu thương và cách liên nghĩ về nhân vật này.

Thêm một chút gia vị cho tâm hồn Liên, hình ảnh con tàu đêm đến sẽ giúp những người nơi đây kiếm thêm một chút gì đó và liên cũng thế. Chị em Liên cũng thao thức chờ khi tàu đến, với và cũng chính con tàu là nguồn sáng đưa hai chị em về sống những ngày ký ức thời còn sung sướng, được đi chơi và uống những thức uống xanh đỏ. An đã ngủ rồi, Liên vẫn ngồi trên chõng thao thức khi tàu đến vừa bừng sáng Phố huyện nghèo, vừa mang đến những nét vui trên gương mặt những người nơi đây, khi họ mong Tàu để mong cho một tương lai tươi sáng hơn, còn chị em Liên đặc biệt là liên cô không muốn quên đi quá khứ đẹp đẽ ngày nào. Liên đang tàn đến niềm vui trong quá khứ để bù đắp cho khó khăn hiện tại của gia đình. Đối với Liên mà nói con tàu là niềm ký ức tuổi thơ, vì thế cô luôn trân trọng và muốn nhìn thấy nó. Ánh mắt Liên như tập trung vào ánh sáng của tàu, ánh sáng đó như mở ra bao ký ức, kỷ niệm, cũng là niềm khao khát của cô khi muốn theo những Áng sáng đó. Tìm kiếm những điều đẹp đẽ nơi xa xôi, nơi Phố huyện này rất lâu mới có được. Khung cảnh khi ánh mắt Liên nhìn cho tới khi ánh sáng đó còn một chút le lói nữa mới thôi, cũng cho ta hiểu thêm điều đó. Dù không bán được gì hay cô không mong chờ điều gì khi hành khách trên tàu có thể xuống và mua nhiều thứ cho gian hàng của cô, mà đợi Tàu là mong đợi của con người từ mọi miền hương vị, ký ức trải qua…

Chỉ là một cô gái nhỏ nhưng tâm hồn chẳng khác gì một thiếu nữ trưởng thành Cùng với đó là sự nhạy cảm giàu lòng trắc ẩn không phải ai cũng có sự yêu thương cảm thông và cả những ước mơ những kí ức đẹp đẽ đã tạo nên một hình ảnh rất đặc biệt qua đây cũng thể hiện tâm hồn của chính tác giả Thạch Lam. Miêu tả tâm trạng nhân vật liên, Thạch Lam muốn thể hiện sự nghèo khổ, chua xót ấy nhưng vẫn mang những nét thi vị chốn bùn lầy nước đọng và cũng là sự cảm thông sâu sắc với nhân vật nhỏ bé của mình.

Đến với Nam Cao, là một vị đại biểu ưu tú cho dòng văn học hiện thực phê phán. Ông là cha đẻ của những tác phẩm tên tuổi trong đó có “chí phèo”. Thông qua tâm lý Chí Phèo Nam Cao đã nói lên được một điều rằng đằng sau cái xấu xa, cái vỏ bọc bên ngoài hung ác quỷ trong sâu thẳm tâm hồn ta vẫn hiện hữu và bừng sáng tình người ấm áp. Chí Phèo vốn là một đứa trẻ được bỏ rơi, sau đó được dân làng nhặt về nuôi nấng. Lớn lên anh trở thành một người nông dân chăm chỉ, hiền lành. Chí là người lương thiện, sự lương thiện ấy thể hiện qua cả cái ước mơ nhỏ nhoi của Chí. “muốn có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại để tiền nuôi một con lợn, khá giả thì mua sắm dăm ba sào ruộng làm”. Chí biết gét những điều mà người ta khinh. Bị con mụ chủ bắt đến bóp chân, chí thấy nhục hơn là thấy thích. Và cũng chính điều đó đã thổi bùng lên cơn ghen bóng gió của bá kiến nên Chí bị đẩy vào tù. Chí chính là nạn nhân của xã hội phi nhân tính. Chẳng biết được đào tạo ra sao thế nhưng sau khi ra tù chí đã trở thành một con người hoàn toàn khác. Nhân hình và nhân tình của chí đã biến dạng hoàn toàn, Chí không còn là một anh nông dân hiền lành, chăm chỉ như trước nữa mà bây giờ là một tên lưu manh, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Tưởng rằng chí sẽ trượt dài trên con đường tha hóa, lưu manh nhưng Chí hoàn toàn thay đổi sau cái đêm ăn nằm với Thị Nở, một người đàn bà xấu đến ma chê quỷ hờn. Sau bao ngày tháng ngủ mê, chính Thị Nở đã đánh thức lương tri, soi rọi vào chốn tối tăm của tâm hồn chí phèo, để thức tỉnh gọi dạy bản tính nơi Chí, thắp sáng một trái tim đã ngủ mê qua bao ngày tháng bị vùi dập, hắt thủi.

Lần đầu tiên trong cuộc đời, Chí tỉnh dậy chợt nhận ra nơi căn lều ẩm ướt ướt là ánh nắng ngoài kia rực rỡ biết bao, nghe được tiếng chim hót vui vẻ quá, tiếng Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá trên sông, tiếng lao xao của người đi chợ bán vải về…Những âm thanh ấy ngày nào chả có, nhưng hôm nay chỉ mới nghe thấy. Chao ôi là buồn! chính cuộc sống đã lay động trong tiềm thức xa xôi của Chí, nó như cơn gió thổi tung đám tro tàn, nguội lạnh. Từng giọt nước nhỏ vào tâm hồn sỏi đá, cằn khô làm tan đi giá băng tâm hồn. Hơn hết, nó làm sống dậy ước mơ thời trai trẻ, “có một gia đình nho nhỏ, chồng quốc mướn, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng, rồi cũng trong cái phút giây tỉnh táo ấy, Chí như đã thấy tuổi già của hắn, đói rét, ốm đau, cô độc, cái này còn sợ hơn đói rét và ốm đau. Phải chăng Chí đang hối hận và ăn năn những việc mình đã làm”. Chẳng biết có phải hay không mà chỉ thấy trong lòng buồn man mác, và nếu Thị nở không qua, chắc chí sẽ khóc mất.

Và rồi chính bàn tay ân cần của Thị Nở cùng với tình yêu của Thị đã khơi dậy trong Chí phần người. Bát cháo hành chính là liều thuốc giải độc góp phần thức tính phần người trong con quỷ dữ. Kỳ diệu làm sao bát cháo hành Thị Nở một liều tiên dược vừa giải cảm, vừa giải độc. Cháo hành đã gột rửa đi men rượu, gột rửa những tội lỗi con người. Cháo hành có hương vị đặc biệt, những kẻ vô nhân tính như cha con nhà Bá Kiến làm sao mà hiểu được. Đó là hương vị của tình người, hương vị của tình yêu, khi mà cả làng vũ đại không chấp nhận chí là con người, thì Thị Nở đã giang rộng vòng tay để đón lấy anh và bát cháo hành kia vô hình đã sưởi ấm cho trái tim nguội lạnh và mở đầu cho một mối thiên duyên. Bát cháo hành giản dị, nhưng bao nhiêu tình ẩn chứa nó, giữ chân Chí Phèo ở lại ở bên kia của phần người.

Nhìn Thị, Hắn như muốn khóc, hắn cảm động ngay cả trong chốc lát “hắn cảm thấy lòng thành trẻ con, hắn muốn làm nũng với Thị như làm nũng với mẹ”… Đó là giây phút mà hắn người nhất, phần quỷ tạm thời gỡ bỏ và cũng đó là đó chính là giây phút chí thêm lương thiện và khao khát được làm hòa với mọi người. Rồi đến khát vọng được sống hạnh phúc với Thị Nở, “giá như cứ thế này mặc thì thích nhỉ…?” “Hay mình sang ở với tớ một nhà cho vui”. Từ một con quỷ dữ, nhờ tình yêu thương với Thị Nở, Chí đã thực sự trở lại làm người với tất cả những năng lực vốn có, một chút tình thương, dù là tình thương của con người dở hơi, bệnh hoạn, thô kệch, xấu xí… cũng đủ để làm sống dậy cả một bản tính người nơi Chí Phèo. Thế mới biết sức cảm hóa, tình thương kỳ diệu đến nhường nào.

Nhưng bi kịch và đớn đau thay, rốt cuộc thì ngay Thị Nở cũng không thể gắn bó với Chí Phèo, lời nói của bà cô Thị Nở như một gáo nước tạt thẳng vào mặt chí, làm tí tắt ngấm ngọn lửa trong lòng vừa được nhen lên “ai lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha, không mẹ như cái thằng Chí Phèo”, đã trở thành định kiến khắc nghiệt lấp mất lối về của Chí. Cánh cửa cuộc đời vừa hé mở, thì ngay lập tức cũng tắt ngấm lại. Trước ánh mắt bị Thị Nở từ chối, ban đầu chí hoang mang, sửng số,t sau đó hiểu ra thì đau khổ tuyệt vọng. Nhưng không thể quay lại kiếp sống cầm thú, nên quyết định trả thù. Dường như diệu lần này anh uống, đã cho anh biết kẻ thù của cuộc đời mình là ai. Càng uống Chí lại càng tỉnh, chí sách dao định tìm đến để giết con đĩ nở và con “không già”, nhưng chân anh cứ bước đến nhà Bá Kiến. Chí đến nhà bá kiến với tư cách là nô lệ thức tỉnh đòi quyền làm người. “Tao muốn làm người lương thiện,

ai cho tao lương thiện”.

Đó là những câu hỏi vút lên đầy cay đắng và không có lời giải đáp, anh đã rút dao ra giết Bá Kiến, và cũng chính mình kết thúc cuộc đời mình. Một cái chết vật vã, tưởng chừng như sau đó đang còn cái gì đó có sức căm phẫn vẫn còn nợ lại với trần thế.

Một trong số những yếu tố góp phần miêu tả tâm lí nhân vật, chính là nghệ thuật. Bằng việc tái hiện, miêu tả tâm lí nhân vật, giọng văn bình thản, tự nhiên nhưng chất chứa yêu thương, căm phẫn… Đã lột tả được dưới đáy của một con quỷ dữ vẫn còn là một con người mang tính lương thiện, đồng thời cũng thể hiện được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nam cao.

Khi không ai xem chí là người, chí đã bộc lộ mình là con quỷ dữ, một thằng lưu manh, khi được Thị Nở, được Thị đối xử tốt, chứ không muốn sống ác. Chí muốn sống lương thiện, điều này cho ta thấy tình người có sức mạnh cảm hóa con người, “ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của Phường ích kỷ”, Hãy đối xử với nhau bằng tình người, sự chân thành, biết yêu thương, biết cảm thông, chia sẻ với những số phận bất hạnh, nhỏ bé, hơn mình./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *