Phân tích nhân vật Liên trong truyện Hai đứa trẻ để chứng minh nhận định

Văn mẫu lớp 11

Bài 2

Đề bài: Về nhân vật Liên trong “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, có ý kiến cho rằng “Nét nổi bật của Liên là sự hồn nhiên, ngây thơ và trong trẻo”. Ý kiến khác lại nhấn mạnh “Liên chín chắn, điềm đạm có tâm hồn phong phú và nhân hậu”.

Từ cảm nhận về Liên, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên

Bài làm

“Văn chương là cuộc sống”. Đúng như vậy! Bắt rễ ở cuộc sống hàng ngày của con người, văn chương luôn phục vụ cuộc sống con người làm cho con người trở nên trong sáng, lương thiện và hoàn chỉnh hơn. Đó cũng chính là sứ mệnh của văn chương. Và có lẽ rằng, văn của Thạch Lam cũng không nằm ngoài mục đích đó. Văn ông luôn hướng về cuộc sống, về con người nhưng hơn thế nữa, trong văn của ông, ta bắt gặp những con người mang nét thuần hậu, có tâm hồn, có tính cách đặc biệt. Một trong số đó, ta phải nói đến Liên trong “Hai đứa trẻ”. Bàn về tính cahs, tâm hồn Liên đã có ý kiến cho rằng “Nét nổi bật của Liên là sự hồn nhiên, ngây thơ và trong trẻo” nhưng cũng có ý kiến khác lại nhấn mạnh “Liên chín chắn, điềm đạm có tâm hồn phong phú và nhân hậu”.

Thạch Lam là một cây bút xuất sắc của văn học hiện thực Việt Nam. Tuy có chân trong Tự lực văn đoàn nhưng tư tưởng thẩm mĩ lại đi theo những hướng riêng. Thạch Lam muốn “tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác” nhưng ông không cải thiện, giáo huấn mà ông nhờ thiên nhiên, nhờ sự tình cờ nói hộ để gián tiếp gợi ý cho chúng ta biết ta có thể sống cao hơn, nhân ái hơn. Từ chối chỉ đạo mà chỉ gợi ý, Thạch Lam đã làm công việc của một nhà thơ trong văn và ông coi ngẫu nhiên như một tất yếu của cuộc sống. thế giới nhân vật của ông là những lớp người nghèo khổ, cơ cực, bế tắc,… Thạch Lam viết về họ với tấm lòng thương cảm sâu sắc, của một tấm lòng đôn hậu, nhạy cảm, tinh tế với mọi biến thái tâm trạng của con người đau khổ. Ông viết truyện ngắn chủ yếu là loại truyện tâm tình, tâm trạng thiên về khai thác chất thơ của cuộc sống thường ngày làm nên sự hấp dẫn của truyện. Ông là người đem chất thơ vào văn xuôi và “Hai đứa trẻ” tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông. Truyện được in trong tập “Nắng trong vườn”, xuất bản năm 1938. Nổi bật lên trong truyện là hình ảnh cô bé Liên có tâm hồn thơ ngây và phong phú. Vì vậy, đã có hai ý kiến cho rằng

“Nét nổi bật của Liên là sự hồn nhiên, ngây thơ và trong trẻo” và “Liên chín chắn, điềm đạm có tâm hồn phong phú và nhân hậu”.

Vậy ta phải hiểu hai ý kiến ra sao? “Nét nổi bật của Liên là sự hồn nhiên, ngây thơ và trong trẻo.” Nét hồn nhiên, ngây thơ, trong trẻo đều là những tính cách riêng biệt của lứa tuổi trẻ thơ. “hồn nhiên, ngây thơ, trong trẻo” chỉ với ba chữ ta như đã hiểu được phần nào tâm hồn trẻ thơ của Liên. Liên mang trong mình một cái gì đó mơ màng, bay bổng, trong trắng của một đứa trẻ thơ. Nhưng lại có ý kiến khác cho rằng “Liên chín chắn, điềm đạm có tâm hồn phong phú và nhân hậu”. Chín chắn, điềm đạm là những tính cách, phẩm chất của một người đã trưởng thành. Hơn nữa, Liên lại có tâm hồn phong phú và nhân hậu càng chứng tỏ cái sự trưởng thành của Liên. Liên vừa mang tính cách của một đứa trẻ vừa mang tâm hồn của người trưởng thành đúng như “một cô gái mới lớn” có những cảm nhận tinh tế về con người, cuộc sống, biết rung động và biết yêu thiên nhiên…

Thứ nhất, Liên là một đứa trẻ có tâm hồn thơ ngây, hồn nhiên, trong trẻo. Điều đó được thể hiện rõ qua tâm trạng của Liên khi cảnh chiều tà và ngày tàn buông xuống. Đầu tiên là tiếng trống thu không gọi buổi chiều – thứ âm thanh vô hình và chất chứa cả nỗi niềm con người. Tiếng trống vang xa gọi chiều về nhưng cũng gọi cả nỗi niềm xao xác. Tiếng trống thu không như gợi một bức thông điệp báo hiệu chiều về, là âm thanh ngày tàn nơi phố huyện “từng tiếng một vang xa để gọi chiều về”. Tiếng trống đời thực mà xăm như vọng về những chiều quê muôn thuở. Với một cô gái trẻ đầy suy tư những đường nét, âm thanh và màu sắc càng khiến càng khiến cho tâm trạng thấy lâng lâng khó tả. Tiếp đó là hình ảnh đám mây hồng ở cuối trời có ánh mặt trời lắt lên. Dưới con mắt của Liên, hình ảnh hoàng hôn thật khác. Trên nền áng mây ấy, hình ảnh những ngọn tre như in hình và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Trong gian hàng đơn sơ chỉ có mấy thức hàng đơn giản, âm thanh của tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng đến cả những con muỗi vo ve mà Liên cũng cảm nhận được. Chứng tỏ không gian bây giờ rất yên tĩnh, ngoài Liên ra không khí thật chìm vào buổi hoàng hôn, người ta thấy được sự chuyển đổi đó khi nhắc tới những âm thanh, những dấu hiệu quen thuộc của một buổi chiều tà. Trước sự thay đổi của đất trời, cộng với mùi hơi đất bốc lên hay chính mùi đất mà phố huyện này mới có, nghĩ rồi Liên lại có một nỗi niềm man mác có lẽ là do suy nghĩ của Liên về cuộc sống nơi đây nghèo nàn, tàn tạ. Những nét vẽ của đồng quê, với hình ảnh quen thuộc như những âm thanh và cả buổi chiều êm như nhung dưới con mắt của Lieennos lại trở thành cái cớ cho sựu buồn lâng lâng không rõ vì sao.

Chưa hết, khi đêm xuống, hình ảnh của cuộc sống nhanh chóng chìm vào bóng tối khiến cho Liên buồn, phải chăng vì đang mang trong mình tính cách của trẻ thơ nên Liên sợ buồn khi màn đêm buông xuống. Khi chợ tàn, màn đêm bắt đầu bủa vây, Liên mở gian hàng mà cứ ngồi trên chõng tre ngắm nghía nơi ở của mình. Với con mắt của một người có tâm hồn ngây thơ, hồn nhiên, Liên cảm thấy “Một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát, vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh đua lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm…” Rồi lại với cái vẻ tinh nghịch của trẻ thơ, “Liên lặng ngước mắt nhìn theo các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông thần Nông”. Rồi cái thích sướng của trẻ con nổi dậy “Liên nhớ lại được đi chơi bờ hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ… Hà Nội nhiều đèn quá!…” Mọi thứ trong Liên như sống lại với kí ức trẻ thơ và đích thực điều đó đã gợi nên tấm lòng ngây thơ mà trong trắng của cô bé Liên.

Tiếp tục, do quá buồn chán khi sống ở cái phố huyện này mà Liên đã mong ước như bao đứa trẻ khác có một cái gì đó tươi sáng hơn, vui vẻ hơn đến với mình. Và chuyến tàu đêm từ Hà Nội đi qua phố huyện đáp ứng được yêu cầu đó của Liên. Em đã mong mỏi đã khát khao, đã tha thiết nhìn chuyến tàu đêm đi qua mỗi ngày để cảm, để thấy rằng đó chính là động lực để Liên tiếp tục sống. Cái nghèo, cái khổ đã cướp đi niềm vui và quyền lợi của một đứa trẻ như Liên. Cuộc sống cơm áo đã trói buộc Liên vào với chõng hàng tre từ sáng sớm tới tận đêm khuya. Đứa trẻ ấy sống mòn mỏi đợi chờ, đến một bát phở trong phố huyện nghèo cũng chẳng dám mơ ước. Chính vì lẽ đó mà chờ con tàu đi qua để Liên thấy thỏa mãn hơn, vui vẻ và rộn ràng, ấm áp hơn’

Bên cạnh là người có sự hồn nhiên, ngây thơ và trong trẻo, Liên còn là người chín chắn, điềm đạm và có tâm hồn phong phú, nhân hậu. Điều đó trước hết thể hiện ở chi tiết cái nhìn của Liên trong bức tranh thiên nhiên và con người khi cợ tàn. Xuất hiện giữa cảnh chợ tàn là hình ảnh của những người bán hàng vẫn đang nán lại dù đã vãn chợ từ lâu. Mấy đứa trẻ con thì nhặt nhạnh những thứ còn sót lại, đó chỉ là những thanh tre, thanh nứa thôi nhưng chúng cũng tỏ ra mải mê với công việc. Hình ảnh những rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị cùng với những gì xuất hiện trong đầu một cô gái khiến cho cô buồn. Buồn không chỉ là do cô cảm thấy cuộc sống của cả những người ở đây đều nghèo khổ như cô mà chính cô cũng buồn vì không thể giúp gì được cho họ, kể cả những đứa trẻ. Một vài chi tiết nhỏ nhặt vậy thôi nhưng lại nói lên được nhiều điều, tâm sự của cô gái mới lớn. Điều này còn cho thấy Liên là một người nhiều lòng trắc ẩn và rất nhân hậu.

Đời sống phố huyên từ từ mở ra với những điểm sáng lác đác. Càng về đêm càng khép lại, càng thu nhỏ tàn lụi dần với những điểm sáng cô đơn cuối cùng, leo lét bên những thân phận nhỏ nhoi xoay quanh ngọn đèn chị Tí, gánh phở bác Siêu, gia đình bác Xẩm với chiếc thau sắt trắng và chính ngọn đèn con của Liên. Trong cảnh chiều tàn có một không gian lớn. Về đêm là không gian thu nhỏ lại theo cấu trúc đồng tâm: cả phố huyện bây giờ thu về nơi hàng nước chị Tí.

Hình ảnh mẹ con chị Tí với gánh hàng nước vẫn mở, ban ngày mẹ con chị mò cua bắt tép đêm đến lại mở quán nước để kiếm thêm. Bên cạnh đó là gia đình bác Xẩm với manh chiếu rách, hình ảnh đàn bầu, đứa con nhỏ bò ra nghịch cát, bác chưa hát vì chưa có ai nghe. Còn bác Siêu thì lật đật với gánh hàng phở. Trong Liên cảm nhận được sự cố gắng của tất cả mọi người vì cuộc sống mưu sinh. Đặc biệt tình cảm và sự yêu thương trắc ẩn của Liên thể hiện tình thương với cụ Thi điên. Ngày nào cụ cũng đến quán mua rượu và cười lảo đảo bước ra cười khanh khách. Liên rót đầy rượu cho bà cụ, không nói gì về hành động hay nhận xét gì về cụ nhiều nhưng qua cách kể, Liên cũng bộc lộ sự yêu thương với nhân vật này.

Thêm một chút gia vị cho tâm hồn Liên, hình ảnh con tàu đêm đến khiến cho những con người nơi đây kiếm thêm chút gì đó và Liên cũng thế. Chị em Liên cũng thao thức chờ cho đến khi tàu đến mới thôi. Và cũng chính con tàu đưa hai chị em sống về kí ức thời còn sung sướng, được đi chơi, uống những thức uống xanh đỏ. An đã ngủ, Liên cứ ngồi trên chõng mong đợi, thao thức. Khi tàu đến vừa bừng sáng phố huyện nghèo vừa mang đến những nét vui trên gương mặt của những người nơi đây khi họ mong tàu như mong một tương lai tươi sáng hơn. Còn chị em Liên đặc biệt là Liên, cô không muốn quên đi một quá khứ đẹp đẽ ngày nào. Liên đang tìm đến niềm vui trong quá khứ để bù đắp những khó khăn hiện tại của gia đình. Đối với Liên mà nói, con tàu là miền kí ức tuổi thơ trở về, chính vì thế mà cô luôn trân trọng và muốn nhìn thấy nó qua hình ảnh đoàn tàu. Ánh mắt của Liên tập trung vào ánh sáng của tàu. Ánh sáng đó như mở ra bao nhiêu kí ức đẹp cũng là niềm khát khao cô khi muốn theo những ánh sáng đó tìm kiếm những điều đẹp đẽ nơi xa xôi mà ngay ở nơi phố huyện nghèo này phải rất lâu nữa mới có được. Khung cảnh khi ánh mắt Liên nhìn cho tới khi ánh sáng đó chỉ còn một chút le lói nữa mới thôi cũng cho ta hiểu sâu sắc về điều đó. Dù không bán được gì hay cô không mong chờ điều gì nhiều khi khách hàng trên tàu có thể xuống và mua nhiều thứ cho gian hàng của cô mà đợi tàu là mong đợi những con người từ mọi miền, hương vị kí ức chảy qua. Chỉ là một cô gái nhỏ nhưng tâm hồn cô chẳng khác gì một thiếu nữ trưởng thành, cùng với đó là sự nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn mà không phải ai cũng có.

Qua nhân vật Liên, tưởng chừng hai ý kiến trái chiều nhau nhưng chúng lại bổ sung cho nhau để hoàn thiện về Liên. Liên vừa là một cô bé ngây thơ, vừa là một thiếu nữ trưởng thành. Liên vừa trong trẻo nhưng lại có một tâm hồn trắc ẩn luôn lo cho những người nghèo khổ, bất hạnh mặc dù thân phận mình chẳng khá hơn là bao. Liên vừa hồn nhiên vừa nhân hậu mang bao phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động ta từ xưa đến nay. Có thể nói rằng trong Liên tập hợp hết những điều tốt đẹp mà Thạch Lam đã ban tặng cho cô.

Qua hai ý kiến, ta thấy Thạch Lam đã rất tài tình khi tạo dựng được một nhân vật mang đầy đủ tâm lí, bản cách tốt. Miêu tả tâm hồn Liên, Thạch Lam muốn thể hiện sự cùng cực, nghèo khổ, chua xót nhưng vẫn mang những nét thi vị của chốn bùn lầy nước đọng và cũng là sự cảm thông sâu sắc đối với những nhân vật nhỏ bé của mình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *