Phân tích khổ thơ cuối bài Tràng giang của Huy Cận

Văn mẫu lớp 11

“Trên cánh đồng văn chương người nghệ sĩ như những hạt bụi bay lượn trong không khí để đi tìm cho mình những dư vị còn sót lại”. Huy Cận Ông tìm dư vị thoáng qua là nỗi nhớ và từ đó ông khắc họa nên bức tranh thiên nhiên và con người trong cảnh bến nước sông Hồng mênh mang, tất cả đều được ông thể hiện qua bài thơ Tràng Giang và tất nhiên được thể hiện sâu sắc nhất ở hai đoạn thơ cuối

“ bèo dạt về đâu hàng nối hàng

mênh mông không một chuyến đò ngang

không cầu gợi chút niềm thân mật

lặng lẽ bỏ xanh tiếp bãi vàng

 

lớp lớp mây cao đùn núi bạc

chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiếu xa

lòng quê rờn rợn vời con nước

không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

“Thơ là tiếng nói, là tình cảm, cảm xúc. Nếu không có cảm xúc thì người nghệ sĩ không thể sáng tạo nên những vần thơ hay, ngôn từ cũng chỉ là những xác chữ nằm thẳng trên giấy”. Đúng vậy cảm xúc là một yếu tố không thể thiếu trong các tác phẩm, Người nghệ sĩ khi thai nghén ra một tác phẩm thì cảm xúc, tình cảm của họ phải đặt vào từ, vào câu rất lâu rồi…. Nói như Ngô Thì Nhậm “thi sĩ phải xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần” trước khi là nghệ sĩ họ cũng chỉ là những con người bình thường từ những điều bình dị, từ hơi thở cuộc sống mà họ sáng tạo ra những vần thơ mang tâm tư, tình cảm sâu sắc và chính từ đó mà họ trở thành những người nghệ sĩ chân chính. Và Huy Cận cũng vậy từ những cảm xúc dạt dào mà thổi vào nền thơ ca Việt Nam một hồn thơ mới, đánh dấu tên tuổi của ông trong thơ ca. Tràng giang là một bài thơ gợi cảm xúc từ một buổi chiều năm 1939 khi tác giả đứng ở bên bờ Nam bến Tràng, trước cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước những cảm xúc thời đại dồn về, thi sĩ thấy cái tôi của mình quá nhỏ bé so với vũ trụ bao la nên ông đã gửi gắm tất cả vào bài thơ này. Trong bài thơ là những hình ảnh quen thuộc, là những cồn nhỏ, những bến sông ….Từ đó thể hiện sâu sắc tình yêu thiên nhiên của tác giả đối với quê hương mình, bài thơ là một trong những bài thơ hay nhất trong tập “Lửa Thiêng”.

Xuyên suốt bài thơ được thể hiện qua tiêu đề của tác phẩm – “Tràng giang” là một từ Hán Việt không gợi không gian cổ kính, trường là dài, Giang là sông đã gợi lên trong lòng người đọc cảm giác mênh mông bát ngát, và ta cảm thấy như con sông trong thơ Huy Cận không đơn thuần là dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa mà còn là dòng sông của ngày xưa, dòng sông của tâm tưởng, từ đó mà chúng ta thấy được tình cảm dạt dào mà tác giả dành cho quê hương mình.

Không chỉ là tiêu đề mà mở đầu bài thơ tác giả đã viết nên câu thơ đề từ, chính câu thơ ấy đã gợi lên sự mênh mông của sóng nước. Câu thơ đã tập trung thể hiện tâm trạng, thâu tóm nội dung chủ đạo của bài thơ

“Bâng khuâng, trời rộng, nhớ sông dài”

đã gợi cảm giác sự vô biên của vũ trụ, tạo ấn tượng cái vô cùng của không gian. Trời rộng, sông dài mở ra không gian đa chiều, gợi cảm giác bé nhỏ của con người, cô đơn trước cái mênh mang bất tận của trời đất. Nỗi niềm ám ảnh thường trực trong thơ Huy Cận là sự hữu hạn của kiếp người, còn vô biên của vũ trụ mỗi khi đối mặt với một không gian rộng lớn mênh mang thì con người lại trở nên nhỏ bé. Mặc dù câu thơ đề từ ngắn gọn, đơn giản nhưng đã thâu tóm được toàn bộ cảm xúc của tác giả, đó là  tình và cảnh. Trước cảnh trời rộng, sông dài, không chỉ vậy tác giả sử dụng từ láy “Bâng khuâng” lột tả tâm trạng chủ thể trữ tình, buồn bã, sầu, cô đơn, lạc lõng và con sông dài tít tắp ấy làm rung động trái tim người đọc.

Nếu hai khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên trong đó chủ yếu là cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước, với những thi liệu đời sống được Huy Cận áp dụng vào thì ở hai khổ thơ cuối ngày bức tranh thiên nhiên và con người được thể hiện với một cảm xúc mới, một cảm xúc cô đơn. Bước tiếp vào bài thơ đó là cảnh sông dài trời rộng với cái tôi cô đơn mênh mang trước dòng sông phẳng lặng

“bèo dạt về đâu hàng nối hàng”

từ xa xưa Bèo Dạt là một thi liệu quen thuộc nó đã được hiện ra ở những câu hát xa xưa “Bèo Dạt Mây Trôi” gợi lên bao cảm xúc mơ hồ, và ở đây ta lại bắt gặp hình ảnh này. Huy Cận đã lấy hình ảnh của cảnh bèo trôi dạt bên sông để biểu tượng cho sự hợp tan, chia lìa số phận của kiếp người truân chuyên trên dòng đời, dòng sông cứ chảy, bèo trôi, đôi Bờ cứ hun hút như không bao giờ có sự gặp gỡ. Từ đó mà con người khao khát về một thứ gì đó mới mẻ hơn

“mênh mông không một chuyến đò ngang

không cầu gợi chút niềm thân mật

lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

cảm xúc dường như đã thấm dần vào từng câu, từng chữ của khổ thơ, đó là cảm giác cô đơn khiến nhà thơ muốn tìm sự kết nối gần gũi, mà gắn bó nhưng không tìm thấy. Hai câu thơ với hai lần phủ định không đò, không cầu như tô đậm hơn cái mênh mang của sóng nước và nhấn mạnh thực trạng không có sự giao lưu của con người, với con người hai bên bờ sông như hai bờ tiền sử, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích, tuyệt nhiên không hề có dấu hiệu của sự sống. Con người mà hiện diện ở đó là cái Tôi cô đơn của tác giả, đang đối diện với vô cùng, vô tận, vô thủy và vô cùng của không gian, thời gian… nhìn đâu cũng thấy “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

Là một hồn thơ phóng khoáng, trầm tư với tình yêu quê hương tha thiết, đến với khổ thơ này Huy Cận đã in dấu vào đó là những tâm tư sâu sắc của thi nhân về tình yêu quê hương đất nước

“lớp lớp mây cao đúng núi bạc

chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiếu xa

lòng quê rờn rợn vời con nước

không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

cảnh sắc thiên nhiên ở khổ thơ này đẹp và kỳ vĩ đến lạ lùng, ở phía chân trời xa những đám mây chiều phản chiếu nó lấp lánh như những núi bạc khổng lồ, cảnh tượng hùng vĩ ấy khiến ta liên tưởng đến bài thơ “Thu hứng” của Đỗ Phủ

“lưng trời Sóng gợn lòng sâu thẳm

mặt đất mây đùn cửa ải xa”

Trên cảnh trời mây sông nước bao la bát ngát ấy, xuất hiện một cánh chim nhỏ bé lạc đàn, cánh chim  bé bỏng và cô đơn. Bóng chiều càng sa xuống, rơi rớt xuống, càng chiều càng buồn hơn, còn thi sĩ như một kẻ lữ khách lạc vào giữa dòng đời cô đơn hoang vắng… hai chữ “rờn rợn” là từ láy thể hiện sự sáng tạo của Huy Cận, diễn tả tâm trạng nôn nao day dứt của lòng người đang dâng lên trong tâm hồn đó chính là nỗi nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương. Đến đây nỗi nhớ của thi sĩ dâng lên một cảm xúc lạ thường

“lòng quê rờn rợn vời con nước,

không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Đứng trước cảnh trời sông nước. Huy Cận đã thấm đẫm một cảm xúc mênh mang đó là nỗi nhớ nhà, thương nhớ, nhưng để chạy trốn lại nỗi cô đơn mà ông gọi đó là lòng quê.

Bài thơ Tràng giang là sự thành công không chỉ về nội dung mà cả về hình thức nghệ thuật. Tràng giang mang phong vị cổ điển và hiện đại qua việc vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ 7 chữ với cách ngắt nhịp gieo vần, cấu trúc tăng đối, bút pháp tả cảnh ngụ tình. Ngoài ra tác giả còn sử dụng nhiều từ Hán Việt cổ kính trang trọng, tất cả đã làm nổi bật lên tình cảm thi nhân đó là tình yêu quê hương của mình. Cảm xúc trong thơ cũng không phải là thứ cảm xúc nhạt nhòa, đó chính là cảm xúc mãnh liệt mà tác giả dành cho sản phẩm của mình. Huy Cận cũng vậy, ông đã đem đến cho người đọc một bài thơ dạt dào cảm xúc với những ấn tượng khó quên, và hơn hết Tràng Giang đã trở thành một dòng sông trải dài trong nền thơ ca Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *