Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh – bài số 6

Văn mẫu lớp 11

Có những người, thể xác có thể bị hành hạ, có thể chấp nhận bị chịu nhiều cay đắng, khổ cực, đớn nhau, nhưng trái tim nhất quyết không nản chí, quyết không mềm lòng khuất phục. Hồ Chí Minh chắc chắn là người như thế, người ta nói thơ Bác luôn giàu chất thép, vốn chất thép ấy được sinh ra chính từ tâm thế như vậy. Đọc thơ Hồ Chí Minh không chỉ thấy một khối óc lớn lao, một trái tim yêu thương vô bờ bến, mà còn học được tinh thần của bác, tinh thần thép của một người chiến sĩ Cách Mạng. Và ta có thể tìm được điều đó trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh.
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;

dịch thơ:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Thời gian cứ thế trôi qua, cuộc sống cứ thế vận hành. Hồ Chí Minh trong lần sang Trung Quốc không may bị chính quyền lực lượng Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh Bác bị đày ải từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo, bức tranh hiện lên qua lăng kính của một Bác trong khi cổ đeo gông, chân vướng xiềng. Chiều tối, là khoảng thời gian tâm trạng của nhà thơ thường sinh tình, cảnh vật thiên nhiên bắt đầu đến giờ khắc của ngày tàn, tất cả vạn vật đều quay về nơi ở của mình, quay về tổ ấm sau một ngày vất vả. Cánh chim nhỏ cũng có nơi để quay về, cánh chim thực đã mỏi mệt, hay làm sao, Hồ Chí Minh có thể cảm được tài tình như thế, Bác như đặt mình trong hoàn cảnh của chú chim bé nhỏ, cảm nhận được sự mỏi mệt của nó, thông qua đó cũng chính là lồng ghép cảm nhận của mình. “Chòm mây trôi nhẹ” dường như chính là Hồ chủ tịch, mọi thứ đã quay về với nơi ở của mình, nhưng Bác lại đang “trôi nhẹ” một cách cô độc, lạc lõng. Tuy nhiên, chí khí không hề nao núng, vẫn một bầu lạc quan trong mình, Bác không lạc quan, làm sao có thể nhìn ra thiên nhiên cảnh vật như vậy, làm sao có thể thư thái ngắm nhìn chú chim bay về nơi trú ngụ? Thật là một tinh thần thép, chất thép luôn hòa quyện trong thơ Bác như vậy đấy.

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.

dịch thơ:
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng.
Đẹp đẽ nhất có lẽ là hình ảnh của con người, và nhất là con người lao động. Con người hiện là một vẻ đẹp của sự sống, sự ấm áp của tình người, và nhờ thế, Hồ Chí Minh đã không còn thấy lạnh lẽo trước thời khắc ngày tàn. Hình ảnh cô gái xóm núi xay ngô, là một hình ảnh tuyệt đẹp, vẻ đẹp lao động của con người miền sơn cước, chăm chỉ, cần cù, đó là một điểm sáng, khiến cho cả bài thơ như bừng tỉnh, trở nên sinh động bội phần, và đó chính là nét cổ điển hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh. Giữa bóng tôi đang sắp sửa chàn về, lò than đã được cô gái thổi bùng lên ngọn lửa “rực hồng”. Ở phần phiên âm, láy lại đến hai lần từ “bao túc” như một sự luân chuyển tuần hoàn trong hành động của người thiếu nữ, cũng là sự tuần hoàn của thời gian, thời gian cứ thế mà trôi đi, lặng lẽ, cứ vậy mà trở nên tối dần, tối dần, và cho đến khi lò than được nhóm lên những điểm hồng. Bức tranh giản dị mà ấm áp, hẳn Bác đã phải gạt bỏ hết những ưu phiền, những mệt mỏi để cảm nhận được hết vẻ đẹp này. Và cũng nhờ có nó, Bác như được tiếp thêm phần nào sức mạnh trên quãng đường gian khổ ấy.
Bài thơ được viết bằng thơ thất ngôn, vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng thật sự là bốn câu thơ tuyệt bút. Không dùng từ “tối dần” nhưng lại làm nổi bật lên sự luân chuyển liên tiếp của thời gian, thật là tài tình. Và qua đó ta cũng nhận ra được chất thép trong thơ Bác, biết được những gian khổ, những gì Bác đã từng cảm nhận trong thời gian chịu nhiều vất vả như vậy. Càng khiến ta thêm cảm phục, ngưỡng mộ vị cha già kính yêu của dân tộc mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *