Nghị luận hai ý kiến bàn về nhân vật Liên trong truyện Hai đứa trẻ Thạch Lam

Văn mẫu lớp 11

Về nhân vật Liên trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam, có ý kiến cho rằng “nét nổi bật ở Liên là sự hồn nhiên, ngây thơ và trong trẻo”. Nhưng có ý kiến khác lại nhấn mạnh “liên chín chắn, điềm đạm có tâm hồn phong phú và nhân hậu”.

Hãy bình luận hai ý kiến trên.

Nhà văn Nguyễn Tuân từng viết “xúc cảm của Nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp nghèo. Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống, trân trọng trước cuộc sống của mọi người xung quanh”. Đúng như vậy! con người đôn hậu, nhân ái ấy đã nghẹn đắng ngòi bút của mình với những kiếp người đau khổ vẫn luôn trân trọng cuộc sống nơi trần gian, mà qua truyện ngắn “hai đứa trẻ” ta thấu rõ tấm lòng ấy . Ta càng thêm cảm động và quý mến tấm lòng rất đỗi tinh tế nhân hậu của Thạch Lam hơn khi ngắm nhìn hình ảnh cô bé Liên dần xuất hiện sau mỗi trang văn. Nói về nhân vật này có ý kiến cho rằng “nét nổi bật ở Liên là sự hồn nhiên, ngây thơ và trong trẻo”. Nhưng có ý kiến khác lại nhấn mạnh “liên chín chắn, điềm đạm có tâm hồn phong phú và nhân hậu”.

Là một nghệ sĩ có tâm hồn lãng mạn, Thạch Lam yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Thạch Lam là người chắt chiu cái đẹp và sáng tác của ông chính là sự tìm kiếm cái đẹp đã bị đánh mất. Thạch Lam cho rằng một nhà văn thực sự có tài là người có thể cảm nhận được mọi vẻ đẹp man mác khắp vũ trụ. Ông viết “công việc của Nhà văn là phát hiện cái đẹp chính ở chỗ ở chỗ mà không ai ngờ tới” Tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật cho người đọc một bài học trông, nhìn và thưởng thức, yêu cái đẹp nhưng không có nghĩa văn chương phải lấy cái đẹp làm cứu cánh. Không phải ca ngợi cái đẹp mà xa rời hiện thực, người nghệ sĩ không tìm đến văn chương như một sự thoát li hiện thực. Đối với Thạch Lam văn chương không phải là đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khi giới thành cao và đắc lực mà chúng ta có thể vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch, phong phú hơn. Đây chính là quan điểm sáng tác của nhà văn mà qua truyện ngắn “hai đứa trẻ” ta thấy rõ nét điều này. Đây là tác phẩm xuất sắc của Nhà văn Thạch Lam được bạn đọc biết đến nhiều nhất. Tác phẩm được in trong tập “nắng trong vườn” năm 1938, gây ấn tượng cho người đọc bởi văn Phong nhẹ nhàng giàu tình người, tình đời. ấn tượng khó quên trong lòng người đọc về thiên truyện ngắn này có lẽ là hình ảnh hai đứa trẻ mà cô bé Liên là nhân vật được Nhà văn Thạch Lam tập trung khắc họa nhiều nhất. Có lẽ đó cũng là sức hấp dẫn chất chất thơ của tác phẩm, nên có rất nhiều đánh giá nhận xét sâu sắc khi nói đến nhân vật Liên.

Ý kiến nét nổi bật ở Liên là sự hồn nhiên, ngây thơ và trong trẻo nhằm đánh giá về tính cách của nhân vật. nhận xét một tâm hồn Thơ trong sáng vô tư trong cách nhìn, cách cảm nhận thể hiện bản thân chỉ rõ tính cách nổi bật mà ta bắt gặp ngay khi đọc tác phẩm chính là sự hồn nhiên, trẻ dại, ngây thơ, trong sáng của một cô bé mới lớn như Liên. Đến với ý kiến Liên chín chắn, điềm đạm có tâm hồn phong phú và nhân hậu ta lại bắt gặp một khía cạnh nhận xét khác. ý kiến nhằm nhấn mạnh cái trưởng thành trong một cô bé đang tuổi ăn, tuổi lớn, ở cái độ tuổi vô tư, vô lo đó ta bắt gặp ở cô bé Liêm một sự chín chắn, trưởng thành, với một nét đẹp đẽ rất đỗi phong phú và đôn hậu.

Nét nổi bật ở liền là sự hồn nhiên, ngây thơ và trong trẻo, sự trong sáng rất đỗi thơ ngây đó được thể hiện qua việc “em lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao và tin tưởng vào câu chuyện cổ tích về sông ngân hà và con vịt theo sau ông thần nông” cô bé gửi suy nghĩ non nớt của mình vào cái vũ trụ bao la, thăm thẳm đầy bí mật và xa lạ ấy. Bởi lẽ tâm hồn Liên sáng trong vô cùng, Liên là cô bé mới 8 tuổi. Cái tuổi vô tư, vô lo, cái tuổi mà theo như người nói biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan, nên cô bé luôn thèm muốn nhập bọn với lũ trẻ ở phố huyện để cùng nô đùa vui vẻ. Chơi những trò chơi dân gian, muốn hòa mình vào những chàng cười vui vẻ để không phải nghĩ ngợi, lo xa. Trẻ thơ vốn hồn nhiên, thích khoe khoang, thể hiện. Cô bé Liên cũng như thế, chỉ có một chiếc khóa đeo vào cái dây Xà tích đoạn ở thắt lưng. Chiếc xà tích và cái khóa chị quý mến và hãnh diện vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang. Cũng như bao đứa trẻ hiếu động khác, liên cũng bị thu hút bởi những gì khác lạ, ồn ào, sôi động. Đây cũng là một trong những lý do khiến liên rất háo hức mong chờ chuyến tàu mỗi đêm đi qua phố huyện, đây là giây phút hạnh phúc nhất mà Liên dường như quên hết thẩy mọi nỗi buồn hiện tại. Trong lòng cô bé giờ chỉ còn đoàn tàu, đoàn tàu mang thứ ánh sáng mạnh mẽ phát thưởng qua Phố huyện, các toa đèn sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường, những toa hạng sang trọng nỗi nhớ, những người đông và đèn lấp lánh và các cửa kính sáng đó là ánh sáng của sự sang trọng, văn minh. Thứ ánh sáng khác xa với những ánh sáng yếu ớt nhỏ bé nơi Phố huyện, đoàn tàu giống như một tia chớp, một ngôi sao băng rạch ngang nơi bầu trời Phố huyện, nó mang một thế giới khác đi qua chính là khát vọng đổi đời của tất cả những con người nơi đây. Liên gửi theo những chuyến tàu cả tâm hồn mình, cô muốn được đến với những chân trời mới nơi đó có ánh sáng của văn minh của nó đủ. Sẽ không có cảnh đơn điệu như hiện tại mà luôn ấm áp niềm vui ngập tràn.

Ở ý kiến thứ hai Liên chín chắn, điềm đạm có tâm hồn phong phú và nhân hậu. Tuổi thơ chìm trong nỗi buồn với sự tàn tạ, héo úa của một cuộc sống đầy tăm tối, bế tắc không lối thoát đã làm cho tâm hồn thơ bé ấy như già đi trước tuổi. Liên nhận định được mọi việc xảy ra trước mắt, thầy Liên mất việc và đặt dấu chấm hết cho những tháng ngày sống ở Hà Nội. con phố Cẩm Giang tỉnh Hải Dương nơi đón chị em Liên về là một nơi đói nghèo trong rơm rạ với những kiếp người nhỏ bé, lay lắt, bản thân gia đình Liên cũng chẳng khá giả gì hơn. Mẹ làm hàng sáo, chị em Liên trông coi một gian hàng tạp hóa nhỏ xíu với những thứ hàng lặt vặt. Có lẽ vì thế mà liên luôn có ý thức trách nhiệm mà công việc Mẹ giao cho, cố gắng làm theo đúng những gì mẹ đã dặn dò, ở Liên bắt gặp hình ảnh của một cô gái thôn quê chịu thương, chịu khó, luôn biết yêu thương, đùm bọc mọi người xung quanh, đặc biệt ta thấy rõ sự điềm đạm, nhân hậu này qua tình thương mà Liên dành cho em trai, chỉ qua hành động, cử chỉ nhỏ lúc cùng An ngồi trên võng chờ tàu đến, lúc bế em ta thấy rõ điều đó.

Nên nhạy cảm hay động lòng trắc ẩn trước những biến thiên của cuộc đời, tâm hồn phong phú của em ứng dụng mở theo thời gian, thiên nhiên. Mới đầu là âm thanh báo hiệu ngày tàn và cũng là âm thanh chấm hết một ngày đầy ánh sáng và thay vào đó là bóng tối và nỗi buồn “chiều, chiều rồi” một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, theo gió nhẹ đưa vào. Đó cũng là thời khắc mà tâm trạng của Liên là lúc mà đôi mắt Liên bóng tối ngập gần đây và cái buổi của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên không hiểu sao nhưng thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn, trong bóng chiều nhá nhem Liên nhìn về bãi chợ nơi những người bán hàng về muộn. Liên động lòng thương những mảnh đời cơ cực, đó chính là hình ảnh những đứa trẻ con nhà nghèo đi lại lang thang trên mặt đất nhặt nhạnh những thanh tre, thanh nứa hay những gì còn sót lại của mấy người bán hàng. hình ảnh đó như xoáy sâu vào lòng trắc ẩn của cô bé 8 tuổi giàu lòng nhân ái. Liên thấy thương những đứa trẻ nghèo, nhưng chính chị cũng không có tiền mà cho chúng nó. thế đấy nhân vật Thạch Lam thường ít nói nhưng suy tư nhiều và mang đến những vẻ đẹp của tình người đằng sau những suy nghĩ tha thiết về cuộc sống.

Trong cảm nhận của Liên, bóng tối thật ghê gớm “tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sạm đen hơn nữa”, để cho bóng tối bao trùm Liên khẽ khàng cảm nhận từng làn hoa bàng rơi khe khẽ trên vai, để cho mình cảm nhận từ mùi vị riêng của đất. Thạch Lam đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập để miêu tả bóng tối và ánh sáng. Nếu như bóng tối nuốt chửng tất cả Phố huyện vào trong thì ánh sáng xuất hiện với tần số thấp, đó chỉ là hột sáng, khe sáng, đốm sáng, vệt sáng, tất cả hiện lên thật nhỏ bé tội nghiệp. Qua con mắt quan sát tinh tế của Liên và cùng với ánh sáng đó nhỏ nhoi, yếu ớt đó là những phận người với cuộc sống bấp bênh trôi nổi, lụi tàn, le lói như ngọn đèn trước gió. Liên thương hết thẩy những con người nơi Phố huyện này, đó chính là mẹ con chị tí với cuộc đời cơ cực tôi đến cùng gánh hàng nghèo xơ xác với bát nước chè, điếu thuốc lào, thanh kẹo lạc, tất cả gia tài mưu sinh bên ngọn đèn con chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Liên thương bác phở siêu với gánh hàng xa xỉ ê ẩm, nhưng đêm nào cũng thấy Bác dọn hàng. Thương bác sẩm với manh chiếu rách tả tơi cùng chiếc thau trắng chống trơn chưa một niềm hi vọng, thương lắm những tiếng đàn Bác góp trong im lặng, thương bà cụ Thi điên đơn chiếc với tiếng cười chìm vào trong bóng tối và liên cũng thương cho chính bản thân mình phải sống trong một vòng tròn luẩn quẩn, cứ lập đi lập lại.

“Quanh quẩn mãi với vài ba dáng điệu

Tới hay lui vẫn chừng ấy mặt người

Vì quá thân quen nên quá đỗi buồn cười

Môi nhắc lại chỉ có ngần ấy truyện”.

Là một truyện ngắn không có cốt truyện, đặc biệt nhà văn chỉ đi sâu vào thế giới nội tâm của hai đứa trẻ đó là những trạng thái mơ hồ, mong manh trong tâm trạng hai đứa trẻ, nhưng đã được cảm nhận thật tinh tế trong lối viết văn trong sáng, giàu hình ảnh và đặc điểm nhân vật. Trong tác phẩm không phải là xây dựng dựa trên những nét tính cách, mà ở chiều sâu tâm trạng nghệ thuật. Phân tích tâm lí nhân vật liên tạo nên sự thành công cho thiên truyện, những đoạn văn miêu tả Liên trong lúc chiều tà bâng khuâng tâm trạng, đến những xúc cảm mênh mông trước vũ trụ bao la là những đoạn văn rất giàu chất thơ.

Hai ý kiến trên đã diễn tả được đặc điểm khác nhau trong tâm hồn của Liên ý kiến thứ nhất nhấn mạnh sự ngây thơ, trong trẻo. Nhưng ý kiến Thứ hai Liên chín chắn, điềm đạm, nét tinh tế trong tâm hồn nhạy cảm và nhân hậu. Thoáng nhìn tưởng như hai ý kiến đối lập nhau, nhưng thực chất là rất thống nhất, hợp thành sự toàn diện cho người đọc có cái nhìn toàn diện, thấu đáo hơn về vẻ đẹp tâm hồn Liên./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *