Nghệ thuật đối lập trong Cảnh đợi tàu và Cảnh cho chữ

Văn mẫu lớp 11

Phân tích  nghệ thuật đối lập trong cảnh đợi tàu ( Hai đứa trẻ -Thạch Lam) và cảnh cho chữ (Chữ người tử tù -Nguyễn Tuân)

Bài làm

Nếu được ví nền văn học của dân tộc Việt Nam giống như một cây đàn, thì mỗi nhà văn chính là một sợi dây trên cây đàn đó. Có cung bậc riêng, âm điệu riêng nhưng chúng hợp lại, tạo nên một giai điệu chung . Phải chăng Nhà văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân đã có hai dây đàn, nằm tách biệt nhau nhưng đã cùng vang lên những âm thanh trong trẻo mà rung động lòng người nhất cho bản đàn, mà nhạc luật bất hủ muôn đời ấy. Tuy cả hai nhà văn đều là một trong những cây bút viết truyện ngắn xuất sắc của nền văn học hiện đại nhưng mỗi người lại có một cách khám phá rất riêng, với phong cách sáng tác độc đáo . Khi đọc xong  truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam và “Chữ Người Tử Tù” của Nguyễn Tuân,  nhất là cảnh đêm chờ đợi tàu của chị em Liên và cảnh cho chữ, ta thấy  hai phong cách riêng biệt nhưng lại quy tụ cùng một điểm ở việc sử dụng nghệ thuật đối lập để xây dựng nên tác phẩm.

Nghệ thuật đối lập là một trong thư pháp nghệ thuật, thường sử dụng trong văn học nhằm tạo ra tình huống truyện, truyền tải nội dung tư tưởng và chủ đề của tác phẩm, qua đó xây dựng tác phẩm thành một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất. Đây vốn là một biện pháp nghệ thuật đặc biệt, đã góp phần làm nên vẻ đẹp hình thức và linh hồn cho tác phẩm nên được sử dụng khá phổ biến trong văn học. Ta vẫn thường bắt gặp sự đối lập giữa không gian mênh mông, dợn ngợp với sự nhỏ bé của con người, để rồi từ đó động lòng thương cho kiếp người vô định, cô đơn khi sống trong cảnh đất nước bị nô lệ. Trong Tứ thơ “Tràng Giang”.

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vắng chợ chiều

Nắng xuống trồi lên sâu chót vót

Sông Dài trời rộng bên cô liêu”

Hay đó còn là sự đối lập giữa thực tại phũ phàng, giá rét đói khát với một quá khứ hạnh phúc, ấm áp khi được sống bên bà nội trong căn nhà có cây thường xuân leo trong câu chuyện “Cô Bé Bán Diêm” của nhà thơ Đan Mạch Alexander và rồi kết thúc câu chuyện là cái chết đau thương của cô bé, cũng sự đối lập giữa thái độ lạnh lùng dửng dưng của người qua đường với nụ cười còn vương trên khuôn mặt có phần hạnh phúc của cô bé cũng như các nhà thơ nhà văn ấy. Thạch Lam và Nguyễn Tuân đã khai thác triệt để thư pháp nghệ thuật đối lập trong các sáng tác của mình, mà điển hình là sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, sự đối lập ấy được sử dụng trong cảnh hai chị em Liên thức đợi chuyến tàu- “hai đứa trẻ” và trong đoạn miêu tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục – “Chữ Người Tử Tù”, không chỉ như một nguyên tắc tạo dựng tình huống truyện mà vươn đến ý nghĩa biểu tượng về hình thức đối lập giữa cái ác cái xấu và cái tốt cái đẹp trong cuộc đời.

Thạch Lam và Nguyễn Tấn là hai nhà văn thuộc dòng văn học lãng mạn cùng sinh ra trong một thời đại có nhiều biến động đổi thay lớn lao. Cả hai tác giả đều sử dụng ánh sáng và bóng tối như một thủ pháp đối lập trong việc xây dựng bối cảnh tác phẩm nhân vật, các chi tiết nhằm biểu đạt chủ đề của tác phẩm vì thế trong cả hai truyện ngắn ánh sáng và bóng tối vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa biểu tượng, giúp người đọc thấy được giá trị tư tưởng của tác phẩm. Trong truyện ngắn “hai đứa trẻ” bóng tối bao trùm như nuốt chửng tất cả Phố huyện vào trong cái dạ dày tối thui của nó, thì anh sáng lại xuất hiện với tần số rất thấp ít ỏi đến mức phải cố gắng quan sát tỉ mỉ mới phát hiện ra được sự đối lập không cân bằng ấy. Thể hiện sự ám ảnh về một cuộc sống ngột ngạt, tù túng không lối thoát. Ta cũng bắt gặp thứ bóng tối đáng sợ đó trong cảnh cho chữ một cảnh tượng Xưa nay chưa từng có trong thiên truyện “Chữ Người Tử Tù” – đó vừa là bóng đen ám ảnh bạn đọc bởi cuộc sống tàn ác đầy dẫy những mưu mô, xảo quyệt, nơi nhà tù thực dân vừa là cõi ác, cái xấu xa, cặn bã trong cuộc sống cũng như trong tâm lương con người. Nhưng tương phản với cái bóng tối tàn ác đó lại là ánh sáng lương tri, Ánh Sáng của cái thiện, cái đẹp lan tỏa tử bó đuốc rực cháy trong buồng giam chật hẹp, từ những dòng chữ cuối cùng của người tử tù cho thấy một mảnh đời tung hoành ngang dọc, ở những giây phút cuối cùng ấy. Ánh Sáng của cái đẹp thăng hoa, nó lấn át cả cái ác, cái tàn bạo. Mặc dù hai thể ánh sáng và đối trong hai phiên truyện xuất hiện trong những không gian thời điểm vào mục đích khác nhau, nhưng giữa chúng vẫn có 1 điểm tương đồng đó là bóng tối tương phản với ánh sáng chính là một thành công được độc đáo của tác phẩm, nó có phần thể hiện chủ đề của thiên truyện.

Thạch Lam và Nguyễn Tuân đã sử dụng bút pháp đối lập để xây dựng tác phẩm, lấy sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối để triển khai bút pháp ấy. Nhưng mỗi người một cách khám phá riêng và đúng như vậy sê-khốp đã nói nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn, cả nếu anh không có giọng riêng anh khó trở thành nhà văn thực thụ và hai nhà nhà văn mỗi người đã chọn cho mình một lời lối đi riêng. Cũng chính nét xin việc ấy mà đã làm nên tác giả tác phẩm giá trị bất hủ có giá trị mất ngủ.

Trong cảnh hai chị em Liên đêm đêm thức đợi tàu ở truyện ngắn hai đứa trẻ Thạch Lam miêu tả sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, nhưng nhà văn nhằm tô đậm hình ảnh của bóng tối hơn bóng tối dày đặc bao trùm. Cả Phố huyện được lặp đi lặp lại nhiều lần trong ánh mắt và cách cảm nhận của cô bé Liên, cũng là cái nhìn gửi gắm của tác giả. Bóng tối thật ghê gớm tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua họ về nhà các ngõ vào làng lại đen lại đen hơn nữa khi màn đêm đã buông xuống thì lúc này đây bóng tối đang gửi chị tất cả đêm ở phố huyện tĩnh mịch và đầy bóng tối, bóng tối không chỉ phủ lên mọi vật một màu đen đặc quánh đáng sợ mà nó còn bảo bao trùm cả không gian một cách yên tĩnh đến lạ thường. Phải chăng đó là biểu trưng của cuộc sống tù động quần quanh nơi phố huyện nghèo lam lũ là hình ảnh đất nước ta trước cách mạng tháng Tám năm 1945 đầy máu và nước mắt cha ông ta từng đấm nát bàn tay trước cánh cửa cuộc đời của đóng mà đời im ỉm khóa cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ. Văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi nếu như bóng tối lúc này là chúa tể nó ngựa trị bao trùm nước trưởng mọi vật thì anh sáng thật nhỏ nhoi như những vì tinh, tùy ý trên màn đêm đen đặc ánh sáng đã ít ỏi không đủ sáng làm cho bóng tối thêm thăm thẳm đó chỉ là một hộp sáng, khe sáng, Đốm sáng, vệt sáng tất cả đều hiện lên thật nhỏ bé tội nghiệp mất đi rồi lại hiện ra trong đêm tối và cùng với ánh sáng nhỏ nhoi yếu ớt đó là những thân phận con người với cuộc sống bấp bênh trôi nổi và lụi tàn lẻ loi như ngọn đèn trước gió. Liên thương hết thảy những con người nơi Phố huyện nhỏ bé này đó chính là chị tí với cuộc đời cơ cực mò cua bắt tép tối đến cùng gánh hàng nghèo xơ xác. Chỉ với bát nước chè, điếu thuốc lào, thanh kẹo làm tất cả gia tài mưu sinh bên ngọn đèn con chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ liên thương bát phở siêu với gánh phở xa xỉ ấy ẩn đêm nào cũng thấy dọn hàng. Thương Bác sẩm với manh chiếu rách tả tơi cùng chiếc  trắng trống trơn như một niềm hy vọng, thương lắm những tiếng đàn của bác vào trong đêm yên lặng. Thương bà cụ Thi điên điên với điệu cười chìm dần trong bóng tối chừng ấy mảnh đời với những vệt sáng nhỏ nhoi đã làm sống dậy hiện thực xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc một xã hội xơ xác tiêu điều đang nổi váng lên.

Bóng tối không chỉ bao trùm lên không gian mà còn phủ đầy cả tâm tưởng và tâm hồn, ngày của Liên khi mà chị nhớ về Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyền ảo, nhưng đó chỉ là ánh sáng đô thị trong hoài niệm của Liên. Chỉ là quá khứ một thời tươi đẹp vụt qua rồi nhanh chóng tắt vụt trong ý nghĩ mơ hồ. Bởi bây giờ trong đôi mắt chị, bóng tối ngập đầy và cái buồn với mọi thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị, thứ ánh sáng ấy quá nhỏ bé lẻ loi, chỉ đủ soi rọi xung quanh, sự xuất hiện của ánh sáng khiến ta càng thấm thía hơn sự nhỏ bé của kiếp người mong manh và người ta cũng càng khao khát biết bao trước ánh sáng rực rỡ chói lóa, ánh sáng đoàn tàu hay là thứ ánh sáng khác từ cái tăm tối hàng ngày của họ. Đó là ước mơ đối với khao khát một cuộc sống tươi đẹp hơn của người dân nơi Phố huyện. Thế nhưng ánh sáng của con tàu thì lướt qua quá nhanh, nó chỉ dừng lại trong giây lát rồi cũng đi vào đêm tối mênh mông, giống như một ngôi sao băng lấp lánh bất chợt bay qua nền trời tối vụt tắt, mang theo bao ước mơ hoài bão đến nơi nào chẳng rõ. Người dân phố huyện chỉ kịp chìm đắm trong ánh sáng, phút chốc các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường những đốm than đỏ bay trên đường sắt, ánh sáng của đoàn tàu như thức tỉnh đời sống tỉnh lẻ, như một câu nói hiện tại. Ánh sáng phố huyện về quá khứ, ánh sáng đô thị nhưng đoàn tàu đi rồi đêm tối vẫn bao bọc xung quanh nó như một ảo ảnh vụt sáng lên rồi tắt dần xa dần trong đêm tối tĩnh mịch, cuối cùng cũng khép lại dần với bóng tối khi mà hình ảnh thế giới quanh mình mờ đi. Nhưng dẫu sao đó vẫn là niềm vui một niềm an ủi làm vơi đi mọi tẻ nhạt buồn chán của hiện tại.

Ánh sáng không còn mang ý nghĩa thực nữa, mà mang ý nghĩa biểu tượng, biểu tượng cho ước mơ của khát khao, hạnh phúc và những điều tốt đẹp trước hiện thực cuộc sống, thụ động, buồn tẻ nơi Phố huyện. Sự xuất hiện của ánh sáng, bóng tối là sự sáng tạo độc đáo làm nổi bật lên sự sống của tác phẩm. Đồng thời biểu tượng cho những kiếp người sống vô danh trong một xã hội tù đọng nhưng vẫn không nguôi hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Khác với “hai đứa trẻ” của Thạch Lam, ánh sáng và bóng tối trong cảnh cho chữ ở truyện ngắn “Chữ Người Tử Tù” của Nguyễn Tuân lại vừa đối lập và bổ sung cho nhau đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh sáng. Nguyễn Tuân dồn hết tài hoa và bút lực đối lập để khắc họa nên cảnh cho chữ, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đó là sự mâu thuẫn giữa bóng tối và ánh sáng, cái xấu và cái đẹp, cái ác và cải thiện, cái chết và cái sống, cái xấu xa đê tiện và trong trẻo cao thượng… Bóng tối hiện ra trong bối cảnh một buồng tối chật hẹp ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, bừa bãi phân chuột, phân gián, đối lập với cảnh bẩn thỉu ấy là tấm lụa trắng tinh tương phản với ánh sáng của bó đuốc tẩm dầu, cháy sáng rực bóng tối của nhà tù là đại diện cho cuộc sống thụ động tối tăm, đầy cái xấu xa, độc ác nơi nhà tù thực dân. Ánh sáng là tấm lụa trắng, là ánh sáng của bó đuốc, của chân lý, của cái đẹp trong tài hoa và nhân cách. Kết quả của sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối là sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối của thiên lương con người, cái xấu và cái ác dưới ánh sáng của nó giúp sáng rực bó đuốc của Chí Thiện, của niềm tin, của hi vọng, của khung cảnh thật trang nghiêm. Huấn Cao dồn hết tâm linh, sinh lực vào từng nét chữ đối lập hoàn toàn với phong thái ung dung đĩnh đạc của một người cho chữ, giờ đây chỉ còn lại một người tù cổ đeo gông chân vướng xiềng, đang dậm tô từng nét chữ trên tấm lụa trắng tinh trên mảnh ván. Ngôi sao sáng Huấn Cao đang phát quang bừng  tỉnh cái không gian u tối, phá vỡ màn đêm ngự trị ngàn đời nơi đây. Vẻ đẹp cao nhân đó đã khiến cho viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ trên mặt chiếu lụa và các thầy thơ lại gầy gò run run bưng chậu mực… Phong thái đó của hai kẻ đại diện cho nhà tù thực dân đối lập hoàn toàn với kẻ hiên ngang cao ngạo, đường hoàng của Huấn Cao và nét chữ tung hoành ngang dọc trên mảnh lụa trắng, phải chăng cái đẹp đã lên ngôi thay thế cái xấu xa, thấp kém, cái đẹp nâng đỡ cứu vớt con người, cái đẹp đăng quang cho cái xấu xa phải chuyển xuống nhường chỗ cho cái đẹp. Cái đẹp phải gắn với cái thiện, không thể ở chung với cái xấu xa độc ác. Chính sự chân thành, mộc mạc, giản dị ấy đã khiến viên quản ngục cảm động với người tù và dưng dưng: “ kẻ mê muội này xin bái Lĩnh”.

Với Nguyễn Tuân cảm hứng thẩm mỹ của ông bắt nguồn từ cái đẹp lớn lao, cái cao cả oai hùng hoặc miêu tả những nhân cách lớn nên thủ pháp đối lập  cũng xây dựng rất gay gắt. Ánh sáng và bóng tối được sử dụng nhằm miêu tả sự tương phản mạnh mẽ nhưng chuyển biến bất ngờ, đột ngột đó vừa là một thủ pháp trong xây dựng tình huống truyện, vừa là sự dẫn dắt đi đến kết thúc của sự chiến thắng, của ánh sáng với bóng tối của chân lý cái đẹp, cái thiện lương, với cái xấu. Nhưng Thạch Lam thì  ông chỉ quan tâm đến tình thương giản dị, nhỏ bé trong cuộc sống, nên ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm của ông không có sự chuyển biến dữ dội.  Ánh sáng nhỏ bé lẻ loi như để tô đậm hơn bóng tối, bóng tối lấn át cả ánh sáng để  xua đi cái tối tăm của nơi đây. Qua đó bày tỏ được tấm lòng cảm thông của nhà văn đối với con người, đặc biệt là những số phận nhỏ bé trong xã hội.

Phải khẳng định lại nghệ thuật làm nên sức sống bất hủ cho văn chương và thủ pháp đối lập đã góp phần không nhỏ vào sức sống bền để cho hai câu chuyện “Hai Đứa Trẻ” và “Chữ Người Tử Tù” sẽ còn sống mãi với thời gian./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *