Mở bài mẫu phân tích cảm hứng nhân đạo của Nam Cao và Thạch Lam qua Chí Phèo và Hai đứa trẻ

Văn mẫu lớp 11

Đề bài : Bình luận về cảm hứng nhân đạo của Nam Cao và Thạch Lam qua hai tác phẩm Chí Phèo và Hai đứa trẻ

MỞ BÀI THAM KHẢO

Mở bài 1

Đau đớn, quằn quại, Chí Phèo chết ngay trên ngưỡng cửa trở về với cuộc đời lương thiện. Mòn mỏi, leo lét; hai đứa trẻ trong truyện ngắn cùng tên của Thạch Lam âm thầm tiến đến cái “chết” ngay khi chúng đang sống. Hai cuộc đời, hai kiếp người cùng vọng lên tiếng kêu thống thiết đòi được SỐNG; sống làm người lương thiện và sống với đúng nghĩa của từ này. Nam Cao và Thạch Lam bằng trái tim nhân ái của người nghệ sĩ chân chính; bằng tài năng riêng của mình đã nâng đỡ và cứu vớt những kiếp người đáng thương ấy, đã gióng lên những hồi chuông vang vọng và khẩn thiết: Hãy cứu lấy con người.

(Trần Thị Thúy Anh)

Mở bài 2

Hình như đâu đây vẫn còn vọng lại tiếng còi tàu hối hả; cứ hiện lên đau đáu ánh mắt nhìn xa vời về một thế giới rực rỡ ánh sáng vừa tan biến vào hư không. Đêm phố huyện buồn thảm như đi qua miền không gian xưa cũ đã từ lâu vắng tiếng thở nồng nàn của sự sống. Cứ ám ảnh không yên về một con người vừa ra đi, quằn quại chết trên cái ranh giới mỏng manh của cõi thiện và ác… Bể sầu nhân thế ấy Thạch Lam đã đi qua? Nam Cao đã đắm hồn mình trong đó? Con tim ta cảm rung lên những niềm trở trăn và day dứt khôn nguôi. Đã bao năm rồi có ngủ yên chăng khi hai mầm cây đang cố vươn lên khỏi không gian tăm tối, ngột ngạt của phố huyện nghèo, chỉ có ánh đèn leo lét, nhỏ nhoi? Có còn tiếng thét đau thương của chí đòi quyền làm người? Thêm một lần đọc Nam Cao và Tliạch Lam lại càng thấy thấm thía cảm hứng nhân đạo do những tác phẩm của các văn nhân mang lại.

(Trần Thu Hà)

Mở bài 3

“Một tác phẩm thật giá trị phải ỉà một tác phẩm vượt trên trên bờ cõi và giới hạn  phải chứa đựng một cái gì vừa lớn lao mạnh mẽ lại vừa đau đớn, phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn ’ (Nam Cao). Phải chăng vì thế mà Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chí Phèo của Nam Cao cứ ám ảnh hồn ta mãi. Mỗi trang văn của hai ông như thấm đẫm những day dứt đau đớn về số phận con người, đau đáu một khát khao hạnh phúc nhân thế và ngời sáng một niềm tin bất diệt vào con người. Dẫu hai tác phẩm ấy được viết theo hai phong cách khác nhau, một bên là những thanh âm nhẹ nhàng trong trẻo mà da diết u buồn, bên kia là dấu nặng trở trăn nhức nhối; nhưng hai nhà văn đã gặp nhau ở nơi hội tụ của mọi ánh sáng văn chương chân chính mọi thời: ấy là cảm hứng nhân đạo thiết tha.

Mở bài 4

Bao nhiêu năm rồi, trong con tim người đọc vẫn còn đó daỵ dứt và ám ảnh không yên hình bóng hai đứa trẻ. Hai cái đốm sáng leo lét chông chênh trong đêm tối mịt mùng thăm thẳm của kiếp người buồn tẻ. Vẫn còn đó trở trăn, nhức nhối bóng dáng Chí Phèo ngật ngưỡng   xiêu vẹo trên đường làng lênh láng ánh trăng đau khổ và đói nghèo của làng Vũ Đại ngàỵ ấy… Hai tác phẩm, hai phong cách khác nhau, nhưng Thạch Lam và Nam Cao đều đã gặp nhau ở nơi hội tụ của mọi ánh sáng văn chương chân chính mọi thời: ấy là cảm hứng nhân ,đạo dào dạt, thiết tha.

(Bùi Việt Lâm)

Mở bài 5

Nếu như các nhà soạn nhạc đặt cái tâm của mình trao gửi nỗi niềm thầm kín trong giai điệu nốt nhạc; thì nhà văn lại thể hiệnniềm băn khoăn, trăn trở; những buồn vui của con tim vào trong trang viết như chứa chất máu và nước mắt của chính mình, Cùng thể hiện tiếng sóng biển, người nhạc sĩ này dùng những nốt nhạc trầm lắng, dịu nhẹ, êm ái… người kia lại dùng những âm thanh mạnh íriẽ, ồn ào, dữ dội. Cùng một cảm hứng nhân đạo, nhưng nếu ở Nam Cao, nội dung ấỵ mạnh mẽ như băn khoăn, day dứt, như quằn quại trên trang văn, làm nhức nhối tâm can người đọc với giọng văn sắc lạnh… thì ở Thạch Lam cảm hứng nhân đạo ấy lại nhẹ nhàng, bình dị, không ồn àp mà trầm lắng và da diết ư buồn. Chí Phèo và Hai đứa trẻ là hai tác phẩm tiêu biểu cho hai cảm hứng nhân đạo ấy của Nam Cao và Thạch Lam.

(Lê Thị Kim Thanh)

Mở bài 6

Cảm hứng nhân đạo… mới nghe qua, có người nói: Điều đó có gì mới lạ. Chẳng phải những Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiêu, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương… đã đặt ra vấn đề ấy từ mấy trăm năm trước? Cũng chỉ là lòng thương xót con người; nhưng mỗi nhà văn với tài năng nghệ thuật của riêng mình đã thể hiện cảm hứng ấy bằng những hình tượng nghệ thuật vô cùng đa dạng và độc đáo. Nếu chỉ là sự lặp lại nhàm chán, thì làm gì có chuyện các tác phẩm ấy cùng tồn tại đến tận bây giờ? Cũng bởi thế nên bên cạnh một chỉ Phèo ngật ngưỡng của Nam Cao, Hai đứa trẻ của Thạch Lam vẫn đậm đà màu sắc nhân đạo không kém phần độc đáo và sâu sắc.

(Đỗ Phương Thùy)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *