Linh hồn thi sĩ Hàn Mặc Tử qua bài Đây Thôn Vĩ Dạ

Văn mẫu lớp 11

Bài làm

Thơ là tình cảm, cảm xúc, là tâm tư, nỗi niềm của mỗi nhà thơ. Trong phong trào thơ mới, chủ đề tình yêu có không ít những bài thơ hay, gắn với những tên tuổi mọi thời từ Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính với những bài thơ mang đậm phong cách. Trong số đó phải kể đến “Đây Thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. Tác phẩm là một bài thơ về tình yêu, nhưng đồng thời nó còn là linh hồn thi sĩ mang phong cách riêng, khác biệt của Hàn Mặc Tử.

Nói đến thơ là ta nói đến sự gắn gọn, cô đúc, từ ngữ ít mà mang nhiều ý nghĩa. Thơ không thể là những truyện ngắn, những câu chuyện. Thơ không cần thiết phải nhiều từ, đôi khi từ một từ trong thơ ta có thể cảm nhận toàn bộ bài thơ, đó chính là sự khác biệt giữa thơ và truyện. Thơ là ta đang dùng trái tim để cảm nhận, trái tim cảm nhận tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình, thơ không nhất thiết phải dài, từ ngữ phải luôn sống. Thơ đôi khi chỉ là lời chân thành, mộc mạc, phát ra từ trái tim, nó không quan tâm đến hình xác của sự sống, mọi thứ hình thức bên ngoài, mà nó chỉ cần cảm nhận bằng trái tim và truyền đi một chút linh hồn của cảnh vật, thông qua linh hồn thi sĩ.

Thông qua linh hồn Hàn Mặc Tử, tình yêu thiên nhiên tươi đẹp, ý thức cá nhân, đã hiện rõ trong “Đây Thôn Vĩ Dạ”, bản thân người nghệ sĩ ấy đã không có được một cuộc sống bình thường như bao người. Mọi ước mơ, hoài bão như bị vùi dập toàn bộ khi Hàn Mặc Tử bị bệnh, một căn bệnh phải cách ly với thế giới bên ngoài, một cuộc sống tù túng, ngột ngạt vô cùng. Nhưng thi sĩ vẫn không vì đó mà bỏ cuộc, niềm đam mê nghệ thuật vẫn luôn cháy trực trong con người Hàn Mặc Tử. Bỏ qua những đau đớn về xác thịt, người nghệ sĩ ấy vẫn sáng tạo nghệ thuật, say sưa những lúc tưởng như vô cảm, thì thơ ca chính là giải thoát cho con người cô độc ấy, đang sống nhưng không phải là sống.

Mở đầu về con người Hàn Mặc Tử, là một câu hỏi vốn dĩ không cần có câu trả lời.

“Sao anh không về chơi thôn vĩ”.

Bởi đó không những là câu hỏi? mà có thể là lời mời, hay lời trách mang tính tình cảm của cô gái. “Thôn Vĩ”, nơi nhân vật trữ tình đã từng đến, anh và em, có lẽ mới gặp nhau một lần, nhưng tình cảm là vạn lần. Cái cảnh tượng này tưởng như đều đến từ hai phía, nhưng cũng chỉ là do anh tự nhớ ra mà thôi, từ rất lâu, từng hình ảnh của thiên nhiên Thôn Vĩ vẫn luôn in sâu trong tâm trí của anh.

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.

Những hình ảnh cảm xúc này từ lâu đã chôn sâu trong tâm trí của anh, nhưng nay có lẽ vì một cái gì đó đã đánh thức giấc ngủ của tình cảm đó, nó đã trỗi dậy mạnh mẽ, với cảm xúc mãnh liệt. “Nắng mới lên”, một hình ảnh vô cùng đẹp, phải một người sống vô cùng lâu thì mới có thể cảm nhận được những tia nắng ấm áp rơi xuống mặt đất, qua khe lá, kẽ lá. Sáng sớm tinh sương, mờ sương long lanh trên từng chiếc lá, chỉ cảm nhận thôi cũng thấy vô cùng tuyệt mỹ. Từ những cái nhỏ nhất cũng in sâu vào tâm trí anh. Động lực nào khiến nhân vật trữ tình anh, lại có thể nhớ sâu đậm như vậy? vì tình yêu, hay vì thiên nhiên quá đẹp, tấm lòng nghệ sĩ không thể cưỡng nổi?

“Vườn ai” ở đây, vườn ai có thể là vườn em, vườn anh, vườn của chúng ta. Có lẽ vườn mà anh muốn nói tới, là vườn tình của hai chúng ta. “Mướt” một cái gì đó của sự ướt, sự trong suốt của buổi sáng sớm. Một khu vườn mướt xanh như ngọc, xanh như sự trong xanh, cao xa của bầu trời. Để rồi xuất hiện một “mặt chữ điền”. Thường với một người con gái mang gương mặt chữ điền, thể hiện sự phúc hậu, đầy đặn, phẩm chất tốt đẹp của một người con gái. “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” có thể là nhân vật trữ tình, tự tưởng tượng ra hình ảnh một cô gái, qua lá trúc hay là hình ảnh thật mà anh nhớ khi còn ở thôn Vĩ Dạ. Nhìn thấy sự xuất hiện của mặt chữ điền, như báo hiệu một cái gì đó vượt trên tình yêu thiên nhiên. Cả khổ thơ hầu hết là về một bức tranh thiên nhiên Thôn Vĩ mơ mộng, nhưng đồng thời qua bức tranh đó Hàn Mặc Tử cũng cho người đọc thấy được sự chớm nở của tình yêu, nó thật đẹp và thật mơ mộng. Tình yêu đó khiến ta vượt qua mọi thử thách, thật mãnh liệt.

Đang say sưa trong bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy, bỗng như bị đột ngột thay đổi cảm xúc như vỡ ra khi ta thấy sự đối lập, “gió theo lối gió mây đường mây”.

Theo quy luật tự nhiên, gió đi chiều nào theo chiều đó, không thể thay đổi. Nhưng con mắt cảm nhận của Hàn Mặc Tử, thì mọi thứ lại trở nên trái ngược, đối đầu nhau. Có lẽ do trong lòng đang có sự chia rẽ khó giải quyết, nên thiên nhiên, mọi thứ cũng như lòng người cũng như “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Tất cả mọi cảnh vật từ dòng nước vẫn vô cảm, cũng trở nên biết buồn, có cảm xúc như một con người.

“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay

Thuyển ai đâu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”.

Tâm hồn con người đã buồn, thì dù cảnh vật có vô cảm đến đâu, cũng có thể trở nên có cảm xúc, cũng biết vui, buồn cùng con người buồn thiu. Có lẽ thi sĩ dùng thiên nhiên, cảnh vật để gián tiếp thể hiện nỗi lòng, tâm tư khó giãi bày của mình. Dòng nước, hoa bắp, giờ đến Thuyền ai? lại thêm một sự nghi vấn không hồi đáp, “thuyền Ai” là thuyền của ai? không ai biết, có lẽ anh cũng không biết, mà nếu có biết cũng không dám chắc là của ai. Một không gian yên tĩnh, không một bóng người bỗng xuất hiện. Thuyền ai tất cả mọi thứ, mọi cung bậc cảm xúc như dồn về, thu nhỏ bằng từ “kịp”, chỉ là một từ vốn bình thường, tưởng chừng như không quan trọng, nhưng lại rất quan trọng. “Kịp” như một cái gì đó mong muốn thuyển ai đó có thể tới kịp trong tối nay, tại thời điểm này. Nhận thức rất rõ sự tồn tại của bản thân, không còn được bao lâu, nhân vật trữ tình đã vô cùng khao khát, có thể kịp, để có thể thưởng chọn cảm xúc mà bao lâu ao ước, và ước muốn mãi chỉ là ước. Biết chắc rằng điều đó mãi không thể thành sự thật, vì không có ai biết được ước muốn đó, nhưng anh vẫn hi vọng, vẫn chờ đợi “Thuyền ai”, có thể chở trăng về kịp tối nay.

Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử vô cùng nhiều, trăng đối với thi sĩ như một tri kỷ muôn đời, giữa một nơi cách biệt với thế giới bên ngoài, thì còn gì ngoài ánh trăng trên trời làm bạn, làm cảm hứng vơi đi nỗi cô đơn. Qua thơ Hàn Mặc Tử, ta thấy thơ không nhất thiết phải nhìn bề ngoài xem có đẹp, có sống, mà quan trọng là ý nghĩa nó mang lại như thế nào? dù biết là cuộc đời tăm tối. Mọi thứ không thể trở thành hiện thực, nhưng nhân vật trữ tình nói chung và Hàn Mặc Tử nói riêng vẫn luôn hi vọng mang trong mình niềm ấp ủ, bởi họ luôn biết không có gì là đủ cả. Cuộc sống này luôn đòi hỏi ta phải sống, phải hi vọng, chỉ cần ta luôn có một trái tim trong sáng, luôn sống với cảm xúc của mình.

Hai khổ thơ đầu ta vẫn còn cảm nhận được cái gì đó từ hiện tại. Mặc dù là trong quá khứ, nhưng đến khổ thơ thứ ba đã thực sự thuộc về cõi mơ.

“Mở khách đường xa khách đường xa”. Mở khách đường xa bỗng trở nên xa lạ, lập đi lập lại càng thể hiện khoảng cách giữa hai người. mọi thứ đều trở nên mờ, ảo ảo, thật thật, khó phân biệt như đang trong cõi mơ.

Từ “vườn ai”, “Thuyền ai”, “khách đường xa”, bỗng phát lại bằng từ “em”, nhân vật trữ tình em mới thực sự xuất hiện.

“Áo em trắng quá nhìn không ra”, không phải là nhìn không ra, mà em cao quý quá, hồn nhiên quá. Anh không thể nào với tới sự trong sáng đó được, ý thức rất cao về bản thân, biết tình cảm của mình, nhưng không vì đó mà quên đi vị trí bản thân mình. Áo trắng thực ra chỉ là cái cớ, làm giảm bớt đi sự tuyệt vọng về bản thân, lấy mọi lý do để che đi cái cô đơn trong tâm hồn, sương khói làm mờ đi hình ảnh của em, làm em dần xa anh, mà anh thì bất lực, không thể làm gì. Một câu hỏi lại xuất hiện “Ai biết tình ai có đậm đà”, tình ai? của em hay của anh nặng hơn, sâu hơn. Cũng không ai có thể trả lời được. Có lẽ anh, tình cảm của anh rất đậm sâu mới có thể viết lên những khung cảnh, những tâm tư đã bị vùi sâu bao lâu một cách chân thật như vậy.

Sử dụng nhiều câu hỏi tu từ, đối lập giữa thiên nhiên, để nói lên sự đối lập trong con người, tình cảm từ trái tim có một sức sống vô cùng mạnh mẽ, nó chân thành, sâu lắng, nhưng rất đẹp. Qua linh hồn thi sĩ Hàn Mặc Tử, đã mang đến cho ta bao cảm xúc vui, buồn, hạnh phúc, khổ đau. Từ linh hồn của cảnh vật, của thiên nhiên ta cảm nhận tâm hồn con người, tâm hồn thi sĩ. Thơ là vậy, chỉ cần ngắm nhưng lại mang ý nghĩa vô cùng to lớn, có những bài thơ đánh thức tâm hồn con người, cứu tâm hồn từ cõi chết trở về với cảm xúc.

Không chỉ riêng Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu hay Huy Cận cũng có những phong cách riêng, luôn mang ý nghĩa về cuộc sống đến với độc giả qua thơ. Nếu như Hàn Mặc Tử thể hiện sức sống mãnh liệt của tình yêu, thì Xuân Diệu lại mang tới cho người ta một thông điệp về sức sống, bước đi của thời gian. Hãy sống và thưởng thức trọn vẹn những gì mình đang có ở hiện tại, đừng để nó vượt qua một cách vô nghĩa./.

Xem thêm  http://thuvienvanmau.net/tag/day-thon-vi-da

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *