Chứng minh nhận định : Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn

Văn mẫu lớp 11

Đề bài : Nhận xét về vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm truyện, có ý kiến cho rằng:

“Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” M.Gorki

Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

Một tác phẩm văn học ra đời đều là một quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Từng chi tiết, từng hình ảnh nhân vật trong tác phẩm đều là tâm huyết của nhà văn. Có thể là từ những gì đời thường mà nhà văn nhìn thấy, hay có thể là do chính nhà văn sáng tạo ra để mang đến cho độc giả một ý nghĩa nào đó. Mỗi chi tiết trong tác phẩm đều nói lên một điều gì đó, có chi tiết nhỏ, có thể làm nên được nhà văn lớn.

Chi tiết trong mỗi tác phẩm được hiểu như thế nào? chi tiết là những sự việc, tình tiết mà nhà văn thấy hoặc tự sáng tạo ra. Nhằm cho ta thấy rõ hơn, sâu sắc hơn, ý nghĩa mà tác phẩm hay chính Nhà văn mang lại. Một chi tiết nhỏ trong tác phẩm có thể làm nên tên tuổi sức, sống của một nhà văn. Trong kho tàng văn học có vô số những tác phẩm, hay nhiều chi tiết đặc sắc. Từ nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, Chí Phèo con quỷ dữ của làng Vũ Đại, nhưng cũng có lúc rơi nước mắt vì cảm động, tự kết liễu đời mình để nói lên phần nhân tính trong con người vẫn còn. Đến Lão Hạc, một người nông dân hiền lành, chất phát, giàu lòng tự trọng, thà chết chứ không chịu nhận sự giúp đỡ của một ai. Chi tiết liên nhớ đến ngọn đèn leo lét của chị tí, giữa màn đêm tăm tối, đặc biệt không thể thiếu chi tiết Huấn Cao cho chữ, trong cảnh vô cùng khác biệt trong “Chữ Người Tử Tù” của Nguyễn Tuân.

Trong tác phẩm “Chữ Người Tử Tù”, Có nhiều chi tiết viên quản ngục với tấm lòng chân thành đến chỗ Huấn Cao. Nhưng được đáp lại bằng thái độ khinh thường, rẻ mạc. Huấn Cao nhận ra tấm lòng của viên quản ngục, cảnh cho chữ vô cùng đặc biệt. Từng chi tiết, sự việc trong tác phẩm đều mang một ý nghĩa riêng. Nó nói lên tính cách con người của nhân vật Huấn Cao, một người chính trực, rất tự trọng, dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn giữ được phẩm chất tốt đẹp của mình. Dù trong cảnh tù hãm vẫn không ngần ngại sỉ nhục viên quản ngục, vì ông cho rằng tất cả mọi kẻ tay sai cho xã hội đó đều không ra gì. Viên quản ngục người luôn bị nói là ác độc, làm tay sai cho bọn ác nhân hẳn là người không ra gì. Chịu mọi tai tiếng, nghe đủ điều không hay nhưng không bao giờ con người ấy trách mắng một ai. Ngược lại luôn ân cần, quan tâm đến Hấn Cao. Tuy không có tài, nhưng viên quản ngục lại hiểu thấu được tâm tư, nỗi lòng của người tài. Với tấm lòng chân thành, thái độ điềm đạm không oán trách của viên quản ngục. Huấn Cao đã vô cùng hối hận, vì chút nữa đã bỏ lỡ một tấm lòng cao quý trên đời này. Ta vẫn thường nói, hoàn cảnh làm nên tính cách con người. Điều kiện sống tốt, thì con người tốt. Còn hoàn cảnh tối tăm, thì con người cũng xấu xa, không tốt. Nhưng qua chi tiết trên ta đã thấy, không phải cứ sống trong ánh sáng là tốt. Còn người sống trong hoàn cảnh xấu là con người xấu. Viên quản ngục sống trong môi trường khắc nghiệt, sự tàn bạo của xã hội phong kiến nhưng ông vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp của mình, không vì danh lợi mà đánh mất đi nhân phẩm của mình và của con người nói chung, tấm lòng ấy đã làm cảm động Huấn Cao.

Một sự chân thành đến vậy Huấn Cao sao nỡ từ chối nguyện vọng muốn xin chữ của viên quản ngục được. Trong cảnh tù ngục tối tăm, bẩn thỉu, trên nền toàn những phân chuột, phân gián, mùi hôi thối bốc lên. Vậy mà người nghệ sĩ ấy vẫn có thể sáng tạo nghệ thuật một cách say sưa, “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”, một người trước ngưỡng cửa của sự sống và cái chết. Nhưng vẫn thản nhiên không chút bận tâm mình sẽ chết, sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật nơi tù túng, quả là một điều phi thường “Chính tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục đã khiến Huấn Cao vô cùng cảm động. Dồn hết tâm huyết tác giả lại cho tấm lòng ấy.

Chỉ một chi tiết nhỏ trong tác phẩm, cũng để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, làm nên một nhà văn lớn “Chữ Người Tử Tù” như một bản nhạc, đầy những bản nhạc xô bồ của cuộc sống. Nổi bật lên âm thanh trong trẻo, tươi sáng của viên quản ngục. Những lời nói ân cần của Huấn Cao khi khuyên viên quản ngục tìm một nơi mình có thể sống là chính, con người mình không bị gò ép trong một khuôn khổ nào. Cho thấy Huấn Cao thật sự không những là người tài, mà tấm lòng đạo đức rất sáng, lại luôn tràn đầy trong con người nghệ sĩ.

Thạch Lam một con người dịu dàng, nhẹ nhàng coi văn chương là một thứ khi giới thành cao, để thanh lọc tâm hồn. Tìm cái đẹp ở những nơi tầm thường nhất, ít ai để ý. Nhân vật Liên trong “Hai đứa trẻ” như hiện thân của Thạch Lam, một cô gái mới lớn nhưng mang nỗi u sầu, ngồi lặng trong đêm tối, nghĩ về cuộc sống, nghĩ về ngọn đèn leo lét giữa màn đêm đen tối của Phố huyện nghèo. Về những con người với số phận hẩm hiu, cùng với niềm hi vọng mong manh về một tương lai tươi sáng phía trước. Đồng thời Thạch Lam cũng muốn nói lên tinh thần của những con người, dù trong hoàn cảnh nào vẫn không bao giờ hết hi vọng, hết ước mơ, vẫn luôn sống vì một tương lai tốt đẹp.

Hay Nam Cao cũng đã thành công trong nhân vật Chí Phèo của mình, từ một chi tiết rất nhỏ, rất tầm thường, tưởng chừng như ít ai để ý đến cũng nói lên nam cao là một người rất tinh tế. Một con cóc xuất hiện trong cuộc tình của Chí Phèo và Thị Nở, thì hầu như mọi thứ đều xoay về phía con cóc, Nam Cao có thể tự mình nhìn ra và cảm nhận nhưng không. Nhà văn đã dùng con cóc làm ống kính nhìn, quan sát sự việc diễn biến một cách rất tinh tế, điều đó cho thấy nam cao là một người nghệ sĩ luôn biết chừng của một người nghệ sĩ, cái gì nên tự mình quan sát, cái gì không nên.

Có rất nhiều chi tiết tử mỗi tác phẩm, quan trọng là chi tiết đó nói lên cái gì? Nguyễn Tuân một người quan niệm về cái đẹp phải tuyệt mỹ, không ai có được. Đúng vậy con người ấy đã làm được một cảnh tượng Xưa nay chưa từng có, một chi tiết làm nên nhà văn Nguyễn Tuân. Nếu như viên quản ngục là người biệt nhưỡng thiên tài, chỉ Huấn Cao là người biệt nhưỡng thiên lương, sáng tạo nghệ thuật trong Hấn cao còn căn dặn viên quản ngục những lời chí cốt “đây không phải là nơi treo những chữ như vậy, tìm một nơi treo để nói lên hoài bão của mình”.

Qua cảnh cho chữ Nguyễn Tuân muốn nói lên cái đẹp luôn đi cùng với cái đạo đức, cái thiên lương “Tài mà không đức, thì cũng không là gì hết”, vậy nên cái quan trọng là phải có đức, có tâm.

Chi tiết nhỏ nhà văn lớn Nguyễn Tuân cùng nhiều các nhà văn đã làm nên được tên tuổi bằng tâm huyết nghệ thuật của mình, không cần phải những cái gì to lớn, mà chỉ cần một chi tiết nhỏ ta cũng có thể nói lên tính cách con người đó./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *