Ca dao là tiếng hát tâm hồn của người dân lao động Việt Nam

Văn mẫu lớp 10

Anh chị hãy chứng minh ca dao là tiếng hát tâm hồn của người dân lao động Việt Nam.

Bài văn mẫu

Ca dao là tiếng hát tâm hồn của nhân dân lao động, mang hơi thở của làng quê, đồng ruộng, đất đai thấm đẫm mồ hôi và những giọt nước mắt. Ca dao là tấm gương trung thực về cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, về nhiều khía cạnh như gia đình, xã hội, anh em, bạn bè. Ca dao nhận được sự đồng cảm của nhiều người, nhiều thế hệ. Cho đến ngày hôm nay ca dao đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống, bồi đắp cho tâm hồn thêm phong phú hơn.

Ca dao là tiếng hát than thân, là nỗi niềm chua xót đắng cay của người bình dân khi nghĩ về số phận, cảnh ngộ của mình, đó là lời than về số phận hẩm hiu, bất hạnh, hạnh phúc bị phụ thuộc của người phụ nữ.

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”.

Với mô típ quen thuộc “thân em” là bài ca dao đã được ấn tượng cho người đọc khi nhìn vào tác phẩm, tác giả dân gian sử dụng hình ảnh so sánh, “tấm lụa đào”, chứng tỏ cô gái đã ý thức được về sắc đẹp và tuổi thanh xuân của mình. Nhưng sống trong xã hội ấy các cô không được làm chủ số phận của mình, luôn phải tuân theo luật lệ hà khắc của xã hội. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phụ tử tòng tử”. Sống trong nhà người phụ nữ phải nghe theo lời của cha mẹ, khi xuất gia phải nghe theo chồng, khi chồng qua đời phải nghe theo lời con trưởng. Tương, lai số phận của họ chẳng khác nào “tấm lụa đào phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”, từ láy “phất phơ” càng tô đậm thêm cho số phận cuộc đời, dự báo đầy rủi ro của người phụ nữ giữa chợ, chốn đông đúc, đủ loại người, xấu có, tốt có. Nếu may mắn tấm vải sẽ vào tay người tốt, cũng giống như tấm vải, nếu may mắn được phụ nữ sẽ gặp được người đàn ông tốt, một tấm chồng tử tế. Ở bài ca dao này nỗi đau xót của nhân vật trữ tình được thể hiện ở chỗ khi mới bước vào tuổi xuân đẹp nhất hạnh phúc nhất cũng là lúc họ nhận ra tương lai bấp bênh số phận không có gì đảm bảo của mình.

Sống trong xã hội phong kiến người phụ nữ gặp biết bao nỗi bất hạnh họ bị hắt hủi, khinh rẻ, đến nỗi phải cất lên tiếng lòng chua xót đau đớn.

“Chàng ơi phụ thiếp làm chi

Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng”

“Chàng ơi phụ tiếp làm chi”, câu nói cất lên đầy ai oán. Người phụ nữ tự nhận thức được thân phận thấp kém của mình, qua thủ pháp so sánh “Thiếp như cơm nguội”, đủ để thấy được sự đau khổ vì đã hắt hủi của người phụ nữ. Họ chỉ như cơm thừa canh cặn, chẳng được ai để ý quan tâm, thế nhưng họ lại vẫn cố cam chịu số phận là bến đỗ đón đợi chồng trở về sau những cuộc vui kéo dài đằng đẵng từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, thậm chí là suốt cả đời.

Hòa và những lời than của phụ nữ bị hắt hủi phụ thuộc, là lời than não lòng của những người phụ nữ có số phận hẩm hiu, dang dở.

“Phận em sao lắm dở dang

Cầm tiêu, tiêu gẫy, cầm đàn, đàn đứt dây”.

Mở đầu bài ca dao là lời than thân, trách phận của chính người phụ nữ, trách sao thân phận dở dang, đời lắm ngang trái, “cầm tiêu, tiêu gẫy, cầm đàn, đàn đứt dây”

“Lênh đênh chiếc bách giữa dòng

Thương thân goá bụa phòng không lỡ thì”.

Không biết tương lai sau này của họ sẽ ra sao sẽ đi đâu, về đâu khi bên cạnh không có người đàn ông dẫn lối, rồi đây họ sẽ phải sống héo mòn giết chết tuổi xuân trong cảnh góa bụa.

Trong xã hội phong kiến đương thời, trọng nam, khinh nữ, người phụ nữ phải sống trong cảnh “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, họ bị ép duyên gả bán đến những nhà cao sang, quyền quý, không có tình yêu,

“Mẹ em tham gạo, tham gà

Bắt em để bán cho nhà cao sang

Chồng em thì thấp 1 gang

Vắt mũi chưa sạch ra đường đánh nhau”.

Chỉ vì lòng tham của cha, mẹ và người phụ nữ bị bán vào những nhà cao sang như một món hàng, “bắt em để bán”, cô gái phải thốt lên một cách chua xót trước sự thật quá tàn nhẫn này.

Trước kia mọi người kết hôn với nhau chỉ qua lời mai mối, bởi vậy chỉ khi về đến nhà chồng mới biết mặt của tân lang. Tiếp đến là những bài ca dao về lời than của những người bình dân về số phận cuộc đời nghèo khổ, đầy cay đắng.

“Tháng giêng tháng hai tháng ba tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn”.

“Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn”, hai câu thơ đều là bài ca dao được nhấn mạnh đủ để thấy sự khốn khó, vất vả đến nhường nào với mong muốn cuộc sống đi lên khấm phá hơn người nông dân đã “đi vay”, “đi dạm” được một quan tiền để mua con gà mái về nuôi, nhưng mọi chuyện đã không thuận lợi, con gà mái chỉ để được có 10 cái trứng mà đã ung mất 7, nở ra 3 con thì lại bị quạ tha, diều bắt, con mắt cắt xơi. Nhưng đứng trước hoàn cảnh ấy họ vẫn lạc quan tin vào một ngày mai tươi sáng

“Chớ than phận khó ai ơi

Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.

Cuộc sống vất vả nghèo khổ còn được thể hiện rõ qua bài:

“Từ ngày Tự Đức lên ngôi

Cơm chẳng đầy nồi, trẻ khóc như mưa”.

Tác giả dân gian đã phản ánh chân thực cuộc sống lúc bấy giờ, vua Tự Đức chỉ lo ham vui, hưởng lạc, xây dựng cung điện, đền đài mà chẳng buồn quan tâm đến người dân, mùa màng thất bát, cơm không đủ no, áo không đủ mặt, đâu đâu cũng than phiền kêu khóc.

“Hai năm thì hỏng bốn mùa

Lấy gì cơm áo mà lo cho lành”.

Ca dao còn là sự phản kháng để đối lại sự tự do,

“Bao giờ Tự Đức chết đi

Thiên hạ bình, thì lại dễ làm ăn”.

Như ở trên đã cần dưới thời Tự Đức, dân phải chịu trăm ngàn cực khổ. Bởi vậy nhân dân lao động đã đứng lên “bao giờ Tự Đức chết đi”, khi đó thiên hạ mới Thái Bình thịnh trị.

Ca dao là tiếng hát yêu thương tình nghĩa, nhân dân ta vốn nặng tình yêu thương nhau, tình yêu thương con người, với con người. Vốn là cốt lõi của tình cảm, tình yêu quê hương, làng xóm được nhân dân ta thể hiện ở niềm tự hào về những danh lam, thắng cảnh như.

“Đường vô xứ nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.

Đó còn là tình cảm chân thành tình bạn bè khăng khít, không gì có thể sánh nổi.

“Sống trong bể ngọc kim cương,

Không gì bằng sống giữa tình thương bạn bè”.

Tiếng hát tâm tình của dân lao động, còn thể hiện ở trong những bài ca dao tình cảm gia đình cụ thể.

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Bài ca dao đã nhắc nhở mỗi con người phải biết làm tròn chữ hiếu, biết lễ phép với cha mẹ, chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau về già. Ca dao còn phản ánh được mọi biểu hiện của tình yêu từ giai đoạn gặp gỡ tỏ tình, đến giai đoạn hạnh phúc, những bài ca dao về tình yêu lứa đôi có đủ mọi cung bậc yêu thương, có thương, có nhớ, có giận hờn, thể hiện sự khăng khít gắn bó của tình cảm vợ chồng lứa đôi.

Ca dao đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn của mỗi con người Việt Nam, và trong văn học dân tộc, đó là tiếng hát tâm tình đầy ý nghĩa của những con người bình dị chất phác./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *