Kỹ năng viết đoạn văn hay

Phương pháp học văn

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN HAY

Nguyễn Thị Tuyết Mỹ – Trường Chuyên Phan Ngọc Hiển – Cà Mau

PHẦN MỞ ĐẦU

  1. Lí do chọn đề tài

Đoạn văn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bài văn, một đoạn văn hay sẽ giúp bài văn trở nên mạch lạc, rõ ràng và nhiều đoạn văn hay, chắc chắn sẽ đem lại thành công cho bài văn. Chính vì thế, làm thế nào để viết được đoạn văn hay luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các em học sinh, nhất là đối với các em học sinh giỏi môn văn.

Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT và đặc biệt qua quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi nhận thấy vấn đề làm thế nào để các em rèn luyện kỹ năng và viết được đoạn văn hay là một vấn đề tương đối khó. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn chuyên đề này với hy vọng sẽ phần nào đem đến cho các giáo viên và học sinh một cách tiếp cận sâu sắc hơn về kỹ năng viết đoạn văn hay, từ đó vận dụng chuyên đề vào thực tế dạy và học để đạt hiệu quả cao hơn.

  1. Mục đích nghiên cứu

Giúp các em học sinh: Nắm rõ lý thuyết, kỹ năng về cách viết đoạn văn hay. Và điều quan trọng hơn là giúp các em vận dụng các vấn đề lý thuyết ấy vào việc thiết thực là thực hành viết đoạn văn để có được đoạn văn hay, từ đó thành công với nhiều bài văn hay.

  1. Phạm vi nghiên cứu

Chuyên đề này, người viết chỉ nghiên cứu đoạn văn trong bài văn nghị luận.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng phương pháp mô tả, phân tích, so sánh… trong quá trình thực hiện chuyên đề này.

NỘI DUNG

 

  1. Thế nào là đoạn văn?

Đoạn văn chúng tôi đề cập tới đây xin được giới hạn là đoạn văn trong bài văn nghị luận.

Về hình thức, đoạn văn bắt đầu bằng chữ viêt hoa, thụt đầu dòng và kêt thúc bằng dấu chấm xuống dòng.

Về nội dung, đoạn văn chứa một ý tương đối hoàn chỉnh – một chủ đề nhỏ. Và đoạn văn phải xoay quanh làm sáng rõ chủ đề lớn của cả bài văn (đoạn văn độc lập không cần tiêu chí này).

Đoạn văn thường có cấu trúc như sau: phần mở đoạn, phần thân đoạn và phần kêt đoạn.

  1. Kỹ năng viết đoạn văn hay
    • Các bước chuẩn bị

Để viêt đoạn văn, chúng ta cần chuẩn bị các bước sau:

Căn cứ vào đề bài và yêu cầu của đề mà xác định chủ đề của đoạn văn, hoàn chỉnh câu chủ đề.

Dựa vào câu chủ đề của đoạn, xác định những ý cụ thể sẽ trình bày ở thân đoạn.

Tìm câu kêt đoạn, câu kêt đoạn cần bao hàm được toàn bộ nội dung đã trình bày ở thân đoạn.

Sắp xêp các ý tìm được theo trình tự hợp lí.

Tiên hành viêt đoạn văn hoàn chỉnh.

  • Cách thức để viết được đoạn văn hay

Một nhà phê bình văn học đã từng nói rằng: giải một bài toán, tìm được đáp số là xong, nhưng làm một bài văn, tìm được “đáp số”, công việc xem như mới được một nửa. Và với đoạn văn cũng vậy, khi mới tìm được ý, tìm được “đáp số” là ta chỉ hoàn thành được nửa chặng đường, đoạn văn hay phải là đoạn văn biêt diễn đạt tốt đáp số. Một đoạn văn có chất lượng là đoạn văn phải có ý vừa phải có văn, vừa tìm ra được kêt quả đúng, chân lí nghệ thuật, vừa biêt diễn đạt tốt kêt quả ấy.

Để đạt được kêt quả ấy, dưới đây, bài viêt xin được gợi ý một vài điều:

  • Viết mở đoạn và kết đoạn hay:

Mở đoạn cần viêt ngắn gọn, đầy đủ và độc đáo, khác lạ nhưng phải tự nhiên bởi câu mở đoạn sẽ chi phối giọng văn của toàn đoạn. Tránh viêt một cách vụng về, gượng ép gây cho người đọc cảm giác khó chịu.

Kêt đoạn cần viêt ý khái quát, có tính tổng kêt, đánh giá, liên tưởng, mở rộng. Khẳng định chắc chắn lần cuối cùng những gì nêu ở thân đoạn bằng một giọng đầy tình cảm, một câu văn nhỏ nhắn, đáng yêu, đáng nhớ sẽ đem lại cho chúng ta một kêt đoạn hay, để lại nhiều dư vị trong lòng người.

  • Nâng cao kỹ năng diễn đạt và hành văn:

Sau khi đã tìm được ý, thì vấn đề quan trọng hơn cả là biêt diễn đạt hay. Vậy làm thê nào để diễn đạt hay, ta cần chú ý những điểm sau:

  1. Tìm cho mình giọng văn thích hợp. Giọng văn là sự thể hiện thái độ tình cảm, tư tưởng của người viêt trước vấn đề mà mình đang trình bày. Qua lời văn mà người đọc dễ dàng nhận ra người viêt tán thành hay phản đối, ngợi ca hay châm biêm, kính cẩn hay suồng sã.. .Hơn nữa để tránh nhàm chán, buồn ngủ, để lời văn sinh động, phong phú cần có giọng văn linh hoạt, tránh giọng đều đều từ đầu đên cuối. Ví dụ:

“Đọc những câu thơ trên không hiểu sao tôi lại hình dung đến một dòng sông đang lặng lẽ chảy, mặt nước phẳng lặng sáng ngời lên giữa không gian cô quạnh, đơn sơ”.

Đó là giọng văn khi biểu thị ý kiên chủ quan của riêng mình. Nhưng để lôi kéo sự đồng tình, đồng cảm, để vấn đề đang bàn bạc trở nên khách quan, người viêt thường xưng chúng tôi, chúng ta.. .Khi gọi tên tác giả ta cần xác định một đại từ cho phù hợp và tránh sự đơn điệu, lặp lại. Trong trường hợp này, vốn từ đồng nghĩa phải phong phú để diễn đạt thật linh hoạt. Viêt về Tố Hữu chẳng hạn ta có thể dùng khi thì Tố Hữu, khi thì nhà thơ, rồi tác giả, ông, người thanh niên cộng sản, con người xứ Huê, tác giả tập thơ Việt Bắc…

Giọng văn còn được thể hiện ở cách dùng từ, đặt câu, cách dùng hình ảnh, sử dụng dấu câu, từ cảm thán. Có giọng văn hay, phù hợp, người viêt chắc chắn sẽ dễ có được đoạn văn hay.

  1. Dùng từ độc đáo, viết câu linh hoạt

Dùng từ hay là một trong những yếu tố quyết định để có cách diễn đạt hay. Một trong những yếu tố của văn hay là bài văn ấy, đoạn văn ấy có những từ ngữ cứ như găm vào tâm khảm người đọc, từ ngữ linh hoạt, dùng đúng lúc, đúng chỗ, lột tả được thần thái của sự vật, sự việc.. .khiến người đọc phải trầm trồ, thán phục. Muốn vậy, trong quá trình học văn, các em cần tích lũy cho mình vốn từ ngữ phong phú và có ý thức sử dụng khi viết. Có thể lấy ví dụ minh họa cho các em về một số đoạn văn trong đó người viết đã sử dụng từ ngữ rất độc đáo:

“Chương XIII Tắt đèn không khác gì một cái lòng chảo đã nguội đi, đã váng đọng lại một thứ bùn lưu niên, trên đó oằn lên một số sinh vật. Sinh vật Nghị Quế chồng, sinh vật Nghị Quế vợ, mà lòng tham đã hết tính người. Sinh vật lí trưởng và lũ sai nha đốc thuế người , đã tan hoang đi cái tâm người. Và trên cái sa mạc nhân tâm đó, không còn tia nước nguồn thương nào cả.”

(Nguyễn Tuân – Truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố) “Khúc bạc mệnh đã gẩy xong rồi, mà oán hận vẫn còn dài mãi nên Nguyễn Du mới tự xưng cái tên thân mật của mình và đau đáu hỏi:

“Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”

(Xuân Diệu – Nguyễn Du – Văn nghệ số 18.1958) “Mở đầu Văn chiêu hồn là một cái nhìn rất bi thiết về cuộc đời. Một cõi dương ảm đạm, một thế giới vắng lặng, mênh mông. Toàn một màu chết: màu bạc của ngàn lau, màu vàng của lá rụng, tiếng sương lác đác, tiếng mưa khóc không thôi..”

(Hoài Thanh – Văn chiêu hồn của Nguyễn Du)

Đoạn văn hay còn là đoạn văn sử dụng các loại câu một cách linh hoạt. Tùy từng lúc, từng nơi, tùy vào từng giọng điệu của từng đoạn mà có những loại câu tương ứng để diễn đạt cho phù hợp. Ví dụ như để diễn đạt tình cảm và thái độ của mình, người viết trực tiếp dùng câu cảm thán:

“Nhưng hỡi ôi! Niềm vui quá ngắn trước vẻ đẹp của tình người và cảnh đời”

(Văn Tâm – Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ ”)

“Trời đất ơi! Tú Bà nói không đầy nửa phút mà nước bọt mép của mụ văng ra mãi tới ngàn năm… ”

(Xuân Diệu – Nguyễn Du)

Hoặc ta có thể sử dụng câu nghi vấn khi muốn gây chú ý cho người đọc, câu phủ định của phủ định nhằm nhấn mạnh sự khẳng định…

Từ và câu là những đơn vị mà người đọc dễ nhận thấy cái hay của sự diễn đạt. Bởi thế, chúng ta cần chú ý sử dụng từ độc đáo, mới lạ, câu linh hoạt để có đoạn văn hay.

  1. Viết văn có hình ảnh

Văn nghị luận là văn của tư duy khái niệm, của suy lí logic. Ý tứ cần chặt chẽ, lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục. Tuy nhiên, ngôn ngữ văn nghị luận cũng cần phải hấp dẫn, lôi cuốn bằng từ ngữ có hình ảnh và sức biểu cảm cao. Đoạn văn nghị luận hay là đoạn văn vừa giàu sức thuyết phục, vừa giàu hình ảnh. Biện pháp cơ bản nhất để tạo nên văn viết có hình ảnh là người viết dùng phép so sánh, liên hệ, đối chiếu..

So sánh hay phải là những so sánh vừa chính xác, đích đáng, vừa bất ngờ, thú vị. So sánh bao giờ cũng có sức gợi cảm, gợi trí tưởng tượng phong phú trong lòng người đọc. Ví dụ như, để đánh giá vị trí và ý nghĩa độc đáo của thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên viết:

“Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi lòe chói rực rỡ của mình”

(Tuyển tập Hàn Mặc Tử)

Nguyễn Tuân khi viết lời bình về bài thơ Sông Lấp của Tú Xương đã kết thúc lời bình của mình bằng một hình ảnh so sánh: “Nếu chúng ta liệt Tú Xương vào loại đỉnh thơ Nôm, thì Sông Lấp chính là bóng cây hiên ngang trên sườn non đó vậy. Dẫn thơ Tú Xương mà vô tình hoặc cố ý đánh rớt bài Sông Lấp, tức là bước lên lầu tháp mở cửa từng này, từng kia mà quên đi mất cái chuông trên vọng lâu vậy”

(Thời và thơ Tú Xương)

Tuy vậy, các em học sinh cần chú ý phải thật có mức độ trong kiểu viết này, nếu lạm dụng, văn nghị luận sẽ trở nên nhạt nhẽo và dễ trở thành bài diễn xuôi tác phẩm.

  1. Lập luận sắc sảo, chặt chẽ

Một yếu tố quan trọng để đưa đến sự thành công cho đoạn văn nghị luận là lập luận phải sắc sảo, chặt chẽ. Lập luận là dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, để người đọc hiểu, tin và đồng tình với mình. Lập luận thường chứa đựng một nội dung đối thoại ngầm về một vấn đề nào đó. Ví dụ đoạn văn dưới đây cũng chứa đựng một đối thoại ngầm khi người viết lập luận về mối quan hệ giữa nhà văn và cuộc sống:

“Cuộc sống với những hiện thực vừa phong phú, phức tạp, vừa là đối tượng hướng tới, vừa là nguồn mạch nuôi dưỡng văn học. Quay lưng lại với cuộc sống, mải mê với chuyện đúc chữ, luyện câu, mọi giá trị văn chương chỉ là một thứ kĩ xảo, vờn vẽ. Lục Du, người đã viết hàng ngàn câu thơ, lúc sắp mất, trối lại cho con, lời trăng trối mang sức nặng chiêm nghiệm của một hồn thơ tài năng, đi trọn một đời mới thấu hiểu nổi cái lẽ:“Côngphu của thơ là ở ngoài thơ”. Thì ra sức nặng của trang thơ, của những con chữ kia chính là cuộc đời đầy nắng gió ngoài kia. Nhà thơ phải đến đó, phải tìm đến đó để ngòi bút viết lên từ thứ mực chưng cất từ chính cuộc đời đầy phức tạp, bộn bề bao âm thanh của mọi số phận. Văn học ra đời từ cuộc sống một cách tự nhiên như đã trở thành quy luật, thông lệ, nó quay trở về để khám phá, thể hiện lại cuộc sống”.

Do nhu cầu lập luận, văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như: Thật vậy, tuy thế, cho nên, vì vậy, không chỉ…mà còn, có nghĩa là, giả sử, nếu như, trước hết, sau cùng, một mặt, mặt khác, nói chung, tóm lại, tuy nhiên, bên cạnh đó… có thể gọi chung là hệ thống từ lập luận. Các em học sinh cần chú ý và luyện sử dụng các từ ấy thành thạo.

Trong quá trình nghị luận, cố gắng tránh một số lỗi: lập luận thiếu logic, luận điểm không rõ ràng, không hệ thống, luận cứ thiếu chính xác, không đáng tin cậy.

  1. Sử dụng dẫn chứng trong bài văn nghị luận

Trước hết cần phân biệt hai loại dẫn chứng trong bài văn nghị luận: dẫn chứng bắt buộc và dẫn chứng mở rộng.

Dan chứng bắt buộc là dẫn chứng nằm trong phạm vi yêu cầu của đề về tư liệu. Còn dẫn chứng mở rộng là loại dẫn chứng ngoài phạm vi trên do người viết viện dẫn ra để liên hệ, đối chiếu, so sánh nhằm làm sáng tỏ thêm ý đang bàn bạc.

Ví dụ: Có ý kiên cho rằng Nguyễn Khuyên là một trong những nhà thơ đặc sắc của làng cảnh Việt Nam. Anh/ chị hãy chứng minh điều đó qua việc phân tích chùm thơ mùa thu của ông.

Ở đề này, chùm thơ mùa thu của Nguyễn Khuyên là dẫn chứng bắt buộc. Tuy vậy, trong quá trình viêt, người làm bài có thể liên hệ với nhiều nhà thơ khác cùng viêt về mùa thu để so sánh, đối chiêu, làm nổi rõ những nét đặc sắc của mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyên. Tất cả những tác phẩm trích dẫn ngoài yêu cầu của đề đều là dẫn chứng mở rộng.

Cần chú ý tỉ lệ giữa dẫn chứng và lí lẽ. Bài viêt chỉ có lí lẽ hoặc dẫn chứng quá ít, sẽ trở nên khô khan, suy diễn. Trái lại dẫn chứng quá nhiều, lí lẽ ít sẽ trở nên nhạt nhẽo, thiêu sâu sắc, sáo rỗng. Cần xác định tỉ lệ giữa lí lẽ và dẫn chứng cho phù hợp.

Cách sử dụng dẫn chứng: Dan chứng phải đạt yêu cầu chính xác, phù hợp vấn đề, tiêu biểu và toàn diện.

Dan chứng phải được phân tích cho hay và gắn với lí lẽ mà nó cần làm sáng tỏ. Muốn phân tích được dẫn chứng, người viêt cần bám sát vào luận điểm. Câu văn phân tích không cần dài nhưng cần có nhận xét, bình luận sắc sảo, nêu bật được ý kiên người viêt. Lưu ý, không nên phân tích lan man, dài dòng, kể lể nhiều về chi tiêt không liên quan đên nội dung luận điểm.

Ví dụ một đoạn văn phân tích bài thơ Ghẻ của Hồ Chí Minh:

“Đầy mình đỏ tía như hoa gấm,

Sột soạt luôn tay tựa gảy đàn Mặc gấm bạn tù đều khách quý Gảy đàn, trong ngục thảy tri âm”

Và đây là lời phân tích: “Bài thơ có giọng đùa vui thoải mái giống như nhiều bài thơ khác của Hồ Chí Minh. Qua tiếng cười rất đỗi hồn nhiên ấy, nhà thơ muốn nói điều này: Hồ Chí Minh cũng chẳng xương cốt đặc biệt gì, da thịt của Hồ Chí Minh cũng như mọi người vậy thôi, bẩn thì ghẻ, ghẻ thì gãi và gãi ghẻ cũng có cái thú riêng của nó. Cả một nhà lao cùng gãi ghẻ thì thật hiểu nhau đến vô cùng, thật là tri âm, tri kỉ, kém gì Bá Nha – Tử Kì ngày trước. Có ai đó nói rất đúng rằng: Hồ Chí Minh rất vĩ đại, nhưng vĩ đại nhất là ông không bao giờ tự coi mình là vĩ đại. Đó chính là trường hợp bài thơ này ”.

Như vậy, phân tích dẫn chứng còn quan trọng hơn cả bản thân dẫn chứng. Vì thế, khi chọn dẫn chứng, ngoài yêu cầu chính xác, đa dạng, cần chú ý đến những dẫn chứng mà tự mình thấy có khả năng phân tích được sắc sảo và hay.

Lựa chọn, sử dụng và phân tích dẫn chứng trong bài văn nghị luận thể hiện rõ sự tinh tế của người viết, tạo nên sức thuyết phục đối với người đọc. Vì thế, các em cần chú ý đầu tư kĩ càng việc này khi viết văn.

  1. Vận dụng lý thuyết vào thực hành

Trên đây là một số gợi ý để giúp các em có thể tham khảo và rèn luyện kỹ năng viết được đoạn văn hay. Tiếp theo, để giúp các em có thêm tư liệu tham khảo, người viết trình bày thêm kĩ năng viết đoạn văn mở bài và kết bài để cụ thể hóa phần trình bày ở trên.

Nếu xem bài viết như một bữa tiệc dành cho người đọc thì có thể hình dung: Mở bài là chút rượu khai vị, thân bài là mâm tiệc, kết bài là món tráng miệng cuối cùng. Phép so sánh cho thấy mở và kết, tuy không phải là thành phần quan trọng nhất quyết định thành công của một bài văn, nhưng nó lại là thành phần không thể thiếu. Bài văn có hoàn chỉnh, hấp dẫn, được đánh giá cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thực hiện mở bài và kết bài một cách phù hợp và ấn tượng nhất.

Mở bài là khâu đầu tiên trong một bài văn. Chức năng của mở bài thường tập trung ở hai nội dung: vừa giới thiệu thông tin khái quát về vấn đề sẽ được triển khai trong bài văn, vừa dẫn dắt cảm xúc của toàn bài, khơi gợi mối đồng cảm giữa người đọc và người viết. Cấu trúc của một mở bài sẽ là một đoạn văn, thường gồm 3 phần: Phần mở đoạn (có thể viết một hoặc một vài câu) dùng để dẫn dắt, khơi gợi mối liên hệ đến vấn đề nghị luận. Phần thân đoạn (trình bày nội dung quan trọng nhất của mở bài) nêu khái quát vấn đề sẽ được trình bày trong thân bài. Phần kết đoạn (có thể linh hoạt độ dài, ngắn sao cho phù hợp với mở đoạn , thân đoạn) nêu giới hạn phạm vi tư liệu và ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nghi luận trong đời sống con người.

Ví dụ xét về đề bài : Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt ( Lưu Quang Vũ), nhân vật Trương Ba đã nói: “Không thể bênh trong một đằng, bên ngoài một nẻo

được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn.” Câu nói của Trương Ba, gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về tình trạng con người không được sống là mình?

Mở bài tham khảo:

Nhờ có “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” mà Lưu Quang Vũ đã trở thành một cây bút xuất sắc nhất của sân khấu kịch Việt Nam (không chỉ trong những năm 80 của thế kỉ trước). (2) Tuy nhà văn đã đi về thế giới của Hồn Trương Ba, ẩn mình trong từng vòm cây, khóm lá… nhưng tấm lòng và những suy tư, trăn trở về cuộc đời của ông trong vở kịch ấy vẫn còn mãi trong lòng bạn đọc.(3) Một trong số những phương diện làm nên thành công của vở kịch chính là nội dung xã hội sâu sắc của nó; nhất là khát vọng về một cuộc sống thật sự đã được nhà văn gửi gắm qua lời của nhân vật Trương Ba: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. (4) Phải chăng chuyện người không được sống chính là mình không chi là hoàn cảnh riêng của Trương Ba, mà đã thành bi kịch đau đớn của bao người trong xã hội hiện đại?

Trong mở bài này, câu 1 và 2 là phần mở đoạn, câu 3 là thân đoạn, câu 4 là phần kêt đoạn.

Sau đây là một số mở bài hay giúp các em học sinh tham khảo:

Đề bài 1 : Anh/chị hãy phân tích Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử. (Đề thi học sinh giỏi toàn quốc, lớp 12 năm 1988 – 1989).

Mở bài : “Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển.(1) Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. (2) Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực… thì vẫn còn mai mãi với thời gian. (3) Trước khi chết có lần có lần vua Phổ cầm tay Moda nói : “Ta tiêu biểu cho trật tự, ngươi tiêu biểu cho cái đẹp. Biết đâu hậu thế sẽ quên ta và nhắc đến ngươi”. (4) Có lẽ mãi mãi về về sau, chúng ta vẫn gặp lại một Mùa thu vàng trong tranh Lêvitan, một Mùa xuân chín trong thơ Hàn Mạc Tử, một mùa xuân tràn đầy sức sống, vui tươi mà không ồn ào thắm đượm màu sắc mà không sặc sỡ, một mùa xuân duyên dáng rất Việt Nam. ”(5)

Trong mở bài này, câu 1 và 2 là phần mở đoạn, câu 3, câu 4 và câu 5 là thân đoạn. Ở mở bài này, ở phần thân đoạn, người viết đã giới hạn phạm vi tư liệu cho bài viết, tức là đã thực hiện luôn vai trò của phần kết đoạn.

Đề bài 2: Về bài thơ Cuộc chia ly màu đỏ của Nguyễn Mĩ

Mở bài :

Không hiểu sao, tôi yêu cái “màu đỏ” ấy đến thế(1). Cái màu đỏ chói chang, rực rỡ, cái màu đỏ của Nguyễn Mĩ – nhà thơ quá cố. (2)

Trong cuộc sống, có biết bao điều ta nâng niu quý trọng, yêu mến. (3)Bạn rất yêu bức phù điêu tạc chân dung một vị thần công lí, còn người khác lại rung động bởi nét nhạc thiết tha của Sôpanh.. nhưng có lẽ riêng tôi, cái mà tôi yêu nhất đó là những vần thơ có “cái màu đỏ ấy”… (4)Có thể lúc đầu đó chỉ là một tình yêu đầy cảm tính. Nhưng dần dần, cái cảm tính ấy mất đi và nhường chỗ cho một cái gì đó cao quý lắm. (5) Mà chính tôi không định nghĩa nổi. (6)Tôi muốn các bạn cùng tôi yêu bài thơ ấy và màu đỏ ấy(7)

Cuộc chia ly màu đỏ

Trong mở bài này, câu 1 và 2, câu 3 là phần mở đoạn, câu 4, 5,6 là thân đoạn, câu l là phần kết đoạn.

Đề bài 3 : Phân tích nhân vật bà cụ tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

“Một nổi cám nhiều cay đắng nhưng cũng chan chứa yêu thương. (1) Hai lần giấu nước mắt để hạnh phúc hai con được vẹn tròn, câu chuyện tương lai với đàn gà hy vọng gợi nhắc nhiều ý nghĩa nhân vật bà cụ tứ đã xuất hiện đầy cảm động trong Vợ nhặt của Kim Lân. (2) Được xây dựng với tất cả lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn dành cho những phận người khốn khó trong nạn đói, nhân vật này đã để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. ”(3)

Trong mở bài này, câu 1 là phần mở đoạn, câu 2 là thân đoạn, câu 3 là phần kết

đoạn.

Ngoài mở bài, kết bài cũng là một khâu quan trọng cần rèn luyện để có một bài văn hay. Kết bài củng cố, gợi ấn tượng sâu sắc về luận đề như nốt nhấn cuối cùng đầy âm vang trong một bản nhạc. Tuy vậy, vì lý do người viết thường tập trung vào thân bài

nên phần cuối nhiều khi ít được quan tâm thích đáng. Đó là lý do kêt bài thường qua loa, sơ sài, kêt bài một cách tùy tiện, không tổng hợp được nội dung cơ bản trong bài viêt.

Để kêt bài hiệu quả, các em có thể hình dung cấu trúc của một kêt bài thường là một đoạn văn gồm 2 phần: Phần khái quát, nâng cao vấn đề nghị luận và phần trình bày cảm nhận, quan điểm, hướng vận dụng liên hệ của người viêt. Muốn kêt bài trở nên lôi cuốn, mới mẻ, các em có thể đa dạng hóa các kiểu câu khi diễn đạt hoặc sử dụng cách kêt đầu cuối tương ứng. Ví dụ: có thể dùng các câu hỏi tu từ, câu đặc biệt, câu cảm thán. Để khơi gợi ấn tượng cho người đọc trong phần kêt bài; có thể láy lại chi tiêt, hình ảnh, ngôn ngữ trong mở bài ở kêt bài để tạo cảm giác về sự tập trung của bài viêt! Có thể viêt kêt bài bằng trải nghiệm cảm xúc của cá nhân với những ấn tượng riêng.

Xin giới thiệu vài đoạn văn kêt bài tiêu biểu để các em tham khảo:

“Ông đồ của Vũ Đình Liên quả là một giọt nước trong biển cả, là một nét đơn sơ nhỏ bé trước bao nhiêu thành tựu lớn lao của văn học thế giới và văn học nước nhà. Nhưng dẫu hòa trong một biển, “giọt nước” của nhà thơ Vũ Đình Liên vẫn mặn mà nồng thắm, vẫn âm vang nhịp đập thủy triều.Bài thơ nói về số phận con người, bài thơ nhắc nhở ta trong công cuộc đổi thay to lớn ngày nay hãy giữ gìn con người, giữ gìn tình thương và những giá trị đẹp đẽ của con người để không bao giờ phải xót xa, luyến tiếc.”

Trong phần kêt bài trên, người viêt đã “trang sức, điểm nhãn” cho lời văn của mình từ cách dùng hình ảnh: “giọt nước mắt nồng thắm”, “âm vang nhịp đập thủy triều”…diễn đạt bằng một giọng truyền cảm: “Bài thơ….xót xa và luyên tiêc”

Kêt bài theo lối mở rộng và nâng cao:

“Xưa nay nói về trăng, có biết bao lời đẹp. Trong cuộc sống lao động trong sạch, nếu có nắng lửa mưa dầm thì lại có trăng thanh, gió mát. Hình như nhân loại muốn dành cho trăng phần hạnh phúc, ước mơ, lãng mạn của cuộc đời. Thế nên trăng đến với con người như người bạn tri âm, một vẻ đẹp, để làm vui, làm mát, chí ít làm dịu bớt cái cháy da, rỗ gót của cuộc đời: chân treo ngược lên mui thuyền mà lòng vẫn hân hoan với làng xóm đông đúc, vẫn lâng lâng với chiếc thuyền câu nhẹ tênh như mây; chân tay mang xiềng xích mà tai vẫn rộn tiếng chim rừng, và mũi vẫn đượm mùi hương

hoa dại, và ở đây, ở bài thơ này, mắt vẫn ngắm, vẫn nhìn, vẫn chuyện trò với trăng bằng im lặng…

Nếu trăng thuộc phần vui, phần đẹp, phần ước mơ lãng mạn, phần triển vọng, vậy ngục tù có phải là bao nhiêu cái gian khổ, cái trói buộc, lúng túng tiêu cực trên đường đi tới một cảnh trăng đẹp chăng? Trong tù mà ngắm được trăng, đương nắng lửa mưa dầm mà nhìn được trăng thanh gió mát, đó đâu chỉ là một phong thái. Đó là một bài học đạo đức, một bài học lạc quan, tin tưởng, một bài học cách mạng thật không ngờ nhưng thật thú vị ”

(Kết bài trong bài phân tích “Ngắm trăng” của giáo sư Lê Trí Viễn)

Ta nhận thấy rằng kết bài của giáo sư Lê Trí Viễn phóng khoáng, sinh động. Có phần mở rộng ( trăng với nhân loại, trăng với cuộc đời) song thu lại cũng rất khéo (… “và ở đây, ở bài thơ này..”). Nghĩ suy sâu, liên tưởng nhiều, song vẫn trở về với đích là bài thơ. Có tóm lược, lại có phát triển, có vận dụng, có liên tưởng.. .Kết bài đảm bảo văn hay, truyền cảm.

Tựu trung lại, các em sẽ thấy một kết bài hay thật đa dạng và thú vị nhưng đều chung nhau những điểm nhất định: đúng song phải sáng tạo, gây được ấn tượng và để lại dư vị trong lòng người đọc. Kết bài hay vừa phải đóng, chốt lại, vừa mở ra, nâng cao và cứ ngân nga mãi trong lòng người đọc.

Trên đây là một số gợi ý để giúp các em có thể tham khảo và rèn luyện kỹ năng viết được đoạn văn hay. Chắc chắn, bài viết còn nhiều thiếu sót, vì vấn đề vốn dĩ rất phong phú, phức tạp và khó. Tuy nhiên, người viết hi vọng nó sẽ giúp các em phấn đấu viết được đoạn văn hay như mong muốn, góp phần mở lối thêm rộng, bớt những nhọc nhằn cho các em trên con đường xây dựng ngôi nhà tâm hồn – viết một bài văn hay và đem lại niềm hạnh phúc của sự sáng tạo cho các em.

KẾT LUẬN

Nhìn chung, chuyên đề đã giải quyết được cơ bản các mục đích đặt ra. Chuyên đề đã phần nào cung cấp lý thuyết về kỹ năng viết đoạn văn hay và khả năng vận dụng lý thuyết vào thực hành để có thể viết được đoạn văn hay. Đây chính là đóng góp có tính thực tiễn của chuyên đề nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy chuyên sâu

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *