Nghị luận xã hội về văn hóa Việt

Nghị luận xã hội

Trong bức thư của một du học sinh Nhật Bản  gửi về “văn hóa Việt” có đoạn: “Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường”
Là một người trẻ Việt, anh/chị suy nghĩ như nào về ý kiến trên:

Bài làm:
Cuộc sống ngày càng phát triển, những công nghệ thông tin, những khoa học kĩ thuật ngày càng phổ rộng đến mọi tầng lớp thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nhưng, không phải cuộc sống phát triển, con người cũng sẽ có những sự phát triển tương tự. Đặt ra trong bối cảnh hiện nay một hồi chuông báo động về thực trạng ứng xử đời thường, mà theo một du học sinh Nhật Bản từng gửi về văn hóa Việt có viết: “Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường”

Ta có thể tự bao biện cho mình nhiều lí do, nếu chúng ta mắc sai lầm về ứng xử văn hóa giữa con người với con người, như, vì cuộc sống quá tấp nập bồn bề, nên đôi khi ta không thể nào ứng xử được tốt vì quá bận rộn với cuộc sống của chính mình. Nhưng, dù có bao biện như thế nào, đó vẫn là một sự trốn tránh cho sai lầm của chính bản thân mình. Với du học sinh Nhật, câu nói vừa mang nhiều ý nghĩa, vừa là một lời khuyên nhủ như một hồi chuông cảnh tỉnh mỗi chúng ta bây giờ. Từ “tự hào” thể hiện một niềm tin thái độ hãnh diện về điều gì đó, Việt Nam ta có 4000 năm văn hiến, đó quả là một quá trình lịch sử lâu dài, bền bỉ và kiên cường, nói đến 4000 năm là nhắc đến quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài của toàn thể dân tộc, đó không những tự hào, mà còn là động lực, niềm tin chiến thắng, thái độ sống kiêu hãnh và quật cường, tạo nên một truyền thống yêu nước, một văn hóa lâu đời tốt đẹp của toàn thể dân tộc. Nhưng hai từ “xấu hổ” lại cho ta thấy một nghĩa khác, xấu hổ tức là hành vi hổ thẹn, lỗi lầm về một điều nào đó, hoặc là sự kém cỏi, hoặc là không xứng đáng. Vậy là “4000 năm văn hiến chỉ là một chương sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường” đã nhấn mạnh đến sự tương phản, nghịch lí và nhấn mạnh đến sự đối lập giữa truyền thống tốt đẹp, và hành vi đời thường. Vậy đấy, thông điệp của một du học sinh, sang học nước Nhật Bản, nơi nổi tiếng với những thiên tai khắc nghiệt, nhưng người dân vẫn vươn lên đấu tranh giành sự sống và kỉ luật cao độ. Người học sinh đó đã hiểu rằng, chúng ta cần phải giữ gìn truyền thống của mình trong thời buổi hiện đại ngày nay như thế nào, hãy thay đổi hành vi ứng xử không tốt của bản thân, đừng để điều đó khiến ta cảm thấy ân hận, tội lỗi về những thành tựu mà ta đạt được trong quá khứ, ta đã giữ gìn suốt 4000 năm, hãy để truyền thống đó hiện diện qua đời sống thường ngày. 4000 năm văn hiến không phải ở bất kì quốc gia nào cũng có, ta phải biết quý trọng và phát huy, không chỉ tự hào trong sử sách, hãy biết phát huy những điều đó trong cuộc sống đời thường. Hiện nay, có một số hành vi đạo đức con người đang cần cảnh báo, như truyền thống nhân đạo, thái độ vô cảm, thơ ơ trước số phận con người, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, toan tính…

Câu nói trên như một bài học thức tỉnh, nhắc chúng ta hãy biết trân quý những giá trị quá khứ và phát huy để truyền thống ấy được giữ vững, và ta cũng hãy tôn trọng chính mình vì được là người dân Việt. Qua đó phê phán những ai vô cảm, sống ích kỉ, không biết trân trọng giá trị thực tại. Luôn có thái độ xem thường, vô văn hóa, và hành vi thô lỗ, kém cỏi trong cuộc sống. Tuy nhiên, không nên phiến diện, trong cuộc sống còn rất nhiều tấm gương đã nỗ lực bảo về truyền thống dân tộc, như những cuộc thi sắc đẹp, nhằm tôn vinh vẻ đẹp Việt Nam và nhân rộng lòng nhân ái, hay những trương trình lá lành đùm lá rách…

Câu nói là một bài học ta cần ghi nhớ và làm theo. Hãy cố gắng phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc dù với hành động nhỏ nhất. Để truyền thống ấy không chỉ nhắc đến trong 4000 năm, mà còn là một bản chất văn hóa dân tộc từ ngàn đời cho đến mãi về sau..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *