Nghị luận xã hội về giá trị của thời gian

Nghị luận xã hội

Đề bài: Trong cuốn nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc viết “…thời gian trôi, không bao giờ ngoảnh lại và những gì mất đi không bao giờ người ta còn nó. Nhưng thời gian vẫn còn thừa thãi, còn rơi vãi trong tay những người đang than thở”.

Trình bày ý kiến của anh (chị).

Bài làm

Ngay từ những ngày đầu bước chân vào ngôi trường để học làm người, dường như ai cũng đã được thầy cô dạy “thời gian là vàng”. Thời gian như một thứ vô hình chảy qua chúng ta mà ta như cứ mơ hồ không biết để rồi sau này ta nhìn lại và ăn năn “Sao thời gian trôi nhanh quá vậy”! Bàn về vấn đề này, trong cuốn nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc viết “…thời gian trôi, không bao giờ ngoảnh lại và những gì mất đi không bao giờ người ta còn nó. Nhưng thời gian vẫn còn thừa thãi, còn rơi vãi trong tay những người đang than thở”.

Thời gian là một dòng chảy vô hình, chúng cứ như dòng sông chảy mãi, chảy mãi. Cuộc sống con người cũng tuân theo tính quy luật của thời gian. Thời gian “Không bao giờ ngoảnh lại” cứ trôi đi là trôi mãi và những cái mất đi không bao giờ người ta còn có. Đó chính là sức khỏe, tuổi trẻ, là trí tuệ, tài năng… Thời gian đáng quý là vậy nhưng thực tế thời gian đang bị lãng phí, bị mất đi một cách vô ích. Và vì thế nên thời gian không được sử dụng, không được trân trọng. Nhiều người đang than thở tức đang kêu than, thổ lộ nỗi buồn rầu khổ đau của mình. Những người này đã bỏ phí thời gian vào việc kêu than mà không đem lại kết quả gì. Những người này đã bỏ phí thời gian vào việc làm vô ích. Như vậy, ý kiến của Nguyễn Văn Thạc muốn khẳng định rằng thời gian rất quý giá, nó đã một đi không trở lại vì thế phải luôn trân trọng và sống thật có ý nghĩa, vượt lên trên những đau buồn, nghịch cảnh để sống có ích hơn.

Trong cuộc sống, con người luôn chạy đua với thời gian bởi thời gian trôi đi là không trở lại, bởi con người ai cũng chỉ được sống có một lần, phải sống sao cho không khỏi ân hận xót xa vì đã sống hoài, sống phí. Mỗi con người là một sứ mệnh khác nhau, là mỗi ước mong khác nhau, là mỗi hành động khác nhau nhưng họ đều có một điểm chung là luôn luôn phải chia tay với từng phút, từng giây của cuộc đời. Mỗi người sống có ý nghĩa là người biết tận dụng đúng ý nghĩa của thời gian để mỗi khoảnh khắc trôi đi là mỗi khoảnh khắc mang niềm tự hào, mang sự thành công chứ không thể để nó trôi đi vô nghĩa. Vì vậy, thời gian theo quy luật trôi đi cũng là để thúc giục con người hành động. Chỉ có hành động thì mới khiến từng giây, từng phút trôi đi là từng giây, từng phút có ý nghĩa. Cuộc sống là một đường chạy dài, đòi hỏi chúng ta phải luôn hành động thì đường chạy đó sau này khi ở tương lai nhìn lại đó là một quãng thời gian đầy ý nghĩa.

Đã gọi là cuộc sống thì phải có lúc thành công, phải có lúc thất bại, phải có niềm vui thì cũng phải có nỗi buồn. Đó chính là những nghịch cảnh, những kho khăn có thể khiến con người phải đau khổ. Trước những thử thách của số phận ấy, chúng ta cần sự chia sẻ song nếu chúng ta đầu hàng số phận, ngồi kêu than với những khó khăn gặp phải mà không đứng lên làm cho tốt đẹp hơn lúc đó ta đã lãng phí thời gian sống vù sống không có ích, sống hoài, sống phí. Sự chia sẻ là động lực thôi thúc để con người ta đứng lên chiến đấu với số phận. Chia sẻ là niềm an ủi với những khó khăn, những mất mát của con người và đã chia sẻ thì cũng phải có lời khuyên đó chính là sự bù đắp cho con người. Nhưng chúng ta cũng không sống mãi với những lời an ủi đó, không thể cứ chìm đắm vào thất bại thả mặc số phận của mình mà điều quan trọng là chúng ta phải biết phấn đấu, biết đứng lên để sống có ích, có ý nghĩa hơn.

Trong cuộc sống, có bao tấm gương ta phải ngợi ca, trân trọng, họ luôn vượt qua nghịch cảnh để sống tốt đẹp hơn. Thậm chí có những người làm việc, sống hết mình để thời gian sống trở nên đáng quý vì không chỉ làm cho mình mà họ đã sống cho cả những người xung quanh. Ma- ri quy- ri là một nhà khoa học nữ tài ba lỗi lạc người Đan Mạch. Cuộc sống khó khăn từ nhỏ nhưng nó không phải là trở ngại. Bà đã cố gắng nghiên cứu, quan sát cùng óc sáng tạo nên đã có những phát minh quan trọng cho sự phát triển của loài người. Hay gần gũi nhất với chúng ta, nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí, bị liệt chân từ nhỏ nhưng để sống có ích, làm chủ được thời gian, cuộc đời, thầy đã vươn lên, chiến thắng số phận. Hiện tại, thầy đã có thể viết được bằng chân và là một thầy giáo được nhiều người biết đến. Hay gần đây là những gương mặt trẻ nổi lên cũng là những tấm gương đáng để học tạp như Ánh Viên, Công Minh…

Ý kiến của Nguyễn Văn Thạc là một ý kiến đúng đắn, đúng với mọi người, mọi thời đại. Không những thế đó còn là lời khuyên, lời nhắn nhủ tới tất cả chúng ta. Là một liệt sĩ trẻ đã hiến dâng cuộc đời và tuổi thanh xuân cho cách mạng, cho sự nghiệp cứu nước vĩ đại của nhân dân ta. Anh là biểu tượng cho vẻ đẹp lí tưởng và khát vọng sống cống hiến. Chính vì vậy, đây là lời tâm sự rất thật, rất đáng trân trọng ở mọi giai đoạn lịch sử của nước nhà. Lời tâm sự ấy có thể coi là một phương châm sống, một quan điểm sống tiến bộ, lành mạnh. Đặc biệt, trong xã hội ngày nay, xã hội hội nhập và phát triển thì mỗi con người chúng ta caanfn phải quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình. Quy luật của thời gian là không quay lại vì vậy, biết tận dụng thời gian mới là người của thành công.

Tuy nhiên, bên cạnh những người luon trân trọng thời gian thì vẫn còn có những con người sống ích kỉ, nhút nhát, thiếu ý chí… Nguy hiểm hơn, số người đó lại đang rơi vào một bộ phận giới trẻ ăn chơi, thiếu lí tưởng, ước mơ,… Đó là những con người lao động đang trong thời kì sang sức nhất. Hành vi như vậy là thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội… Những con người đó nếu không kịp thời chấn chỉnh lại thì về sau đó sẽ là gánh nặng cho toàn xã hội.

Lời tâm niệm của Nguyễn Văn Thạc như nhắn nhủ với mỗi chúng ta hãy sống làm sao thật đúng với tuổi trẻ, với mỗi thanh niên. Mỗi người nên có lí tưởng cao đẹp, sống một cuộc sống mà sau này ngẩng đầu quay lại ta chỉ thấy tự hào, hãnh diện chứ không phải ăn năn, hối hận về nó. Đó cũng là lời chia sẻ của một liệt sĩ trẻ với mọi người. Cho dù có khó khăn mấy đi chăng nữa thì lí tưởng và thời gian sẽ luôn dõi theo hành động của mỗi chúng ta. Trong nhật kí của mình, Đặng Thùy Trâm viết: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố đó”. Đâu đó, lời nhắn nhủ của bác sĩ trẻ đó cũng tương đồng với lời tâm sự của Nguyễn Văn Thạc.

Cuộc sống hiện nay là một cuộc sống hiện đại, sung túc hơn rất nhiều. Dường như tuổi trẻ cũng vì vậy mà sống quen với lối sống hưởng thụ nhưng qua câu nói, lời tâm sự của Nguyễn Văn Thạc, đó là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với mọi người nói chung và thanh niên nói riêng. Hãy sống thật ý nghĩa, sống vì mình, vì mọi người, vì mưu đồ lớn lao cho xã hội. Nếu có được ý nghĩ như vậy thì coi như ta đã thành công được một nửa chặng đường rồi. Bản thân đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta phải ra sức học tập và rèn luyện thật tốt, cố gắng để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, xây dựng nước nhà thêm bền vững, sống có hoài báo, có lí tưởng. Đặc biệt lại đang ở độ tuổi cống hiến “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, vì vậy, chúng ta phải luôn tự hào và phấn đấu. Đó chính là hoài bão đẹp nhất.

Chỉ một câu nói khá đơn giản nhưng lời tâm sự của Nguyễn Văn Thạc có một vai trò vừa như hồi chuông cảnh tỉnh là lời nhắc nhở, là lời động viên, là niềm an ủi và mỗi chúng ta dường như phải lấy đó để soi vào chính bản thân mình. Đó là thước đo đẻ ta hành động đúng và sau này nhìn lại không phải ăn năn về những năm tháng đã sống hoài, sống phí. Đó là lời tâm sự thật ý nghĩa và nhân văn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *