Nghị luận xã hội : suy nghĩ về tâm lí đám đông

Nghị luận xã hội

Đề văn Nghị luận xã hội, nghị luận về tư tưởng đạo lí.

Hãy bày tỏ ý kiến của mình về: “hiện tượng tâm lý đám đông”

Bài làm:
Có nhà văn từng nói, đại ý tâm lý đám đông chính là nguyên nhân làm mất đi sự sáng tạo, ý kiến trên không phải tuyệt đối nhưng phần nào nói lên hậu quả của hiện tượng tâm lí đám đông trong giới trẻ hiện nay. Bằng cách tìm hiểu sâu sắc về hiện tượng này, sẽ giúp ta phần nào có cái nhìn tỉnh táo và sáng suốt về chính mình và xã hội.
Không hề xa lạ khi cụm từ “tâm lí đám đông” từng xuất hiện trên các mặt báo một thời gian, khi có nhiều thanh thiếu niên Việt Nam chưa đến tuổi trưởng thành học theo trào lưu “Việt Nam nói là làm” đã gây nên những hậu quả khôn lường. Và người chịu hậu quả ấy không ai khác, lại chính là bản thân họ.
Tâm lí đám đông là cú hích đối với những người chưa trưởng thành, bồng bột, thiếu chín chắn, chính kiến. Nhưng tâm lí đám đông không xuất phát từ cá nhân mà bị tác động từ yếu tố ngoài xã hội. Là những suy nghĩ hành động bị chi phối bởi một nhóm hay rất nhiều người. Và nạn nhân thường cho rằng suy nghĩ của đám đông là chính xác và đúng đắn. Chính vì không có chính kiến sự hiểu biết và một thái độ thiếu tự tin  có những người đã bị tâm lý đám đông thay đổi hoàn toàn và mất hẳn lập trường của mình. Nhưng có những người không tin hẳn vào những suy nghĩ đám đông mà lắng nghe có chọn lọc, biết vận dụng ý kiến của đám đông để giúp suy nghĩ của mình thêm hoàn thiện. Như vậy có thể nói hiện tượng tâm lý đám đông, bên cạnh những mặt tiêu cực, thì vẫn có mặt tích cực, nhưng nó đòi hỏi cá nhân có một tâm lý vững vàng, luôn làm chủ chính mình trong mọi hoàn cảnh. Mặt tích cực của tâm lý đám đông không ít, nhưng mặt tiêu cực cũng không phải ít. Tính đến thời điểm hiện nay cũng đã xảy ra rất nhiều những vụ việc đáng tiếc, đau lòng. Hành động trở thành trào lưu trên mạng xã hội xuất hiện ở các bạn trẻ, độ tuổi từ 13-15 tuổi, cái độ tuổi mà tâm lí vị thành niên chưa phát triển toàn diện vẫn còn chỉ là lứa học sinh THCS đang ngồi trên ghế nhà trường, vì vậy các bạn dễ dàng làm theo cảm tính của mình, bị xúi dục và tin theo những thành phần cực đoan, tiêu cực, có hại. Có những vụ học sinh đăng tin lên mạng xã hội, đủ like và chia sẻ sẽ đốt trường học, và rốt cuộc chính bản thân họ bị bỏng nặng. Tôi không hiểu vì sao họ có thể vì vài lượt thích, vài câu bình luận mà có thể làm một hành động ngốc nghếch dại dột đến vậy. Họ tin theo những trào lưu trước đó, họ bị những hào nhoáng được nổi tiếng trên mạng xã hội thôi miên, đánh vào cái tôi dễ bị kích động, bồng bột.
Tôi không biết đó nên gọi là đáng thương hay đáng trách, vì nó không chỉ gây tổn hại đến một người mà quan trọng hơn là gây ra “tâm lí đám đông” cho những người đi sau. Tâm lí đám đông quả thật rất nguy hiểm, nó là con dao hai lưỡi mà đôi khi ta không nhận ra, tự khiến mình bị thương.
Đáng sợ hơn nữa, chính tâm lý đám đông là nguyên nhân gây ra thứ gọi là định kiến đã gọi là định kiến thì đáng sợ hơn nhiều. Định kiến là gì? Là ý kiến có tính chất cố định đối với một sự việc, một đối tượng nào đó. Và nó sẽ khó có thể thay đổi được, và định kiến thường mang tính tiêu cực, cực đoan. Có thể thấy trong đời sống xã hội ta nghìn năm nay, chính thứ gọi là định kiến đã hủy hoại cuộc sống của hàng ngàn cô gái, họ không được tham gia thi cử, suốt bao nhiêu năm họ bị coi rẻ như một phái yếu, chỉ c ó thể ở nhà, chăm lo gia đình và bị đối xử rẻ mạt. Như Vũ Nương, Thị Màu mà ta đã gặp trong các tác phẩm kịch. Tâm lý đám đông đè nén con người, làm con người bị sống trong những suy nghĩ cổ hủ, những luật lệ mang tính giai cấp, những người thuộc tầng lớp khác nhau có những suy nghĩ khác nhau, giới thượng lưu trong xã hội phong kiến sẽ có cái nhìn cực đoan tiêu cực với những người thuộc tầng lớp nông dân. Chính vì vậy, những luật lệ, lề lối phong kiến thường mang tính cực đoan và hà khắc, dồn con người đến nỗi đau tự sát, cá nhân chưa được coi trọng chính bản ngã của mình.
Ta tưởng như có thể nhìn ra bi kịch Vũ Nương trong suốt những năm phong kiến thủa trước, và đó là lí do vì sao tâm lí đám đông trở thành định kiến đáng sợ ám ảnh và nguy hiểm đến vậy. Tâm lý đám đông chính là mầm mống của nhiều điều đáng buồn.

 

Tuy vậy, trong quá trình phát triển của xã hội, không ít những người đã từ chối nghe theo tâm lý đám đông bằng niềm tin của mình, trong lịch sử phát triển loài người họ đã tạo nên sự đột biến, vượt lên trên những suy nghĩ cũ mòn, để tạo ra những điều chưa ai từng làm qua. Như Anhxtanh đã phát minh ra thuốc chữa dịch hạch bằng sự tìm tòi của riêng mình, Edison đã bất chấp suy nghĩ nhiều người để tự tìm ra cách tạo ra bóng đèn điện. Nói tâm lý đám đông là nguyên nhân làm mất đi sự sáng tạo, không sai, trong xã hội phong kiến không ít những tác phẩm viết về tình yêu, đề cao cái tôi hay có những sáng kiến mới như Trạng Quỳnh đi ngược lại quan điểm vua chúa, quan lại triều đình bị coi là phản nghịch và mang tội đến trăm năm sau, khi xã hội phát triển hiện đại, con người với trào lưu đề cao cái tôi đã lật đổ cái cũ, để đến ngày nay ta mới thấy có những suy nghĩ không đi theo đám đông là đúng đắn sáng suốt như bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc, ông tổ của khoán Việt Nam. Tâm lý đám đông vừa có thể nâng đỡ con người, nhưng vừa có thể hại con người, ranh giới của tâm lý đám đông mong manh như một sợi dây, đòi hỏi bản thân mỗi người  cần phải biết sống tỉnh táo, có kiến thức, luôn tự tin và có niềm tin vào nhữn gì mình cho là đúng đắn. Tin mù quáng vào đám đông chính là bi kịch.
Là học sinh đang ngồi trên ghết nhà trường, điều quan trọng bản thân em và những bạn học sinh khác cần phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và tri thức. Chỉ khi có một vốn sống, kinh nghiệm và tri thức phong phú, đầy đủ và đúng đắn ta mới có niềm tin và tự tin vào chính mình. Được làm chủ chính mình trong mọi hoàn cảnh là bản lĩnh mà mỗi người cần rèn luyện để không bị đánh mất đi cuộc đời chính mình.
Hiện tượng tâm lý đám đông vừa tiêu cực vừa tích cực, hiểu rõ về hiện tượng tâm lý này sẽ giúp bản thân mình thoát khỏi những điều đáng tiếc. Nhưng sự sáng suốt nào cũng cần một thái độ tích cực. Con người không thể sống ngoài đám đông, sống xa rời tập thể, vì vậy hãy linh hoạt trong cuộc sống. Một lần nữa hiểu chính xác về tâm lý đám đông sẽ giúp con người không bị lệ thuộc cũng như không bị tác động quá lớn bởi tâm lý đám đông.
Xem thêm :Nghị luận xã hội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *