Sự hài hòa giữa chất nhạc và chất họa trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Đề thi khối 12

Đề bài : Sự hài hòa giữa chất nhạc và chất họa trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Đáp án

Về kĩ năng

– Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.

– Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

– Bài viết mạch lạc, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả dùng từ, ngữ pháp.

Về kiến thức

– Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau

 

Ý Nội dung Điểm
1 Giới thiệu khái quát vấn đề, tác giả, tác phẩm 0,5
2 Giải thích về chất nhạc, chất họa trong thơ nói chung và trong bài Tây Tiến-QD nói riêng 1,5
  – Chất liệu của hội họa là đường nét, màu sắc, hình khối…

– Chất liệu của âm nhạc là âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu…

– Thơ xưa đã nói nhiều đến biện pháp: Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc

=> Nghĩa là nhà thơ dùng màu sắc, đường nét, âm thanh làm phương tiện diễn đạt tình cảm của mình.

– Tây Tiến của QD cũng có sự kết hợp hài hòa giữa nhạc và họa nhưng vẫn có những nét riêng độc đáo.

 
3 Phân tích, chứng minh, bình luận sự kết hợp hài hòa giữa chất nhạc  và chất họa trong bài thơ Tây Tiến 4,5
  a. Khổ thơ 1

– Khúc dạo đầu là nỗi nhớ “chơi vơi”, sự kết hợp từ biểu cảm “ơi” và từ láy “chơi vơi” tạo âm hưởng thiết tha ngân mãi trong lòng người đọc.

– Kỉ niệm hiện về trong nỗi nhớ nên mang màu sắc lung linh, đẹp lạ kỳ.

– Đoạn thơ sử dụng nhiều từ ngữ tạo hình, kết hợp với nghệ thuật tương phản và những nét vẽ gân guốc: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, súng ngửi trời, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống…đã vẽ được một bức tranh núi rừng Tây Bắc hiểm trở, dữ dội

– Xen vào những nét vẽ gân guốc giàu tính tạo hình là những nét vẽ mềm mại, gam màu lạnh xoa dịu cả khổ thơ. Câu thơ sử dụng toàn thanh bằng: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

– Chất nhạc được tạo ra bởi những âm hưởng đặc biệt, những thanh trắc tạo cảm giác trúc trắc, khó đọc kết hợp với những thanh bằng làm nhịp thơ trầm xuống tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng.

 

 

 

b. Đoạn 2

– QD sử dụng những đường nét mềm mại kết hợp với những nét vẽ khỏe khoắn đưa ta vào một đêm liên hoan văn nghệ chan chứa màu sắc, ánh sáng và âm thanh: ánh lửa đuốc hoa bừng sáng, những bộ xiêm áo rực rỡ sắc màu, những vũ điệu uyển chuyển, tiềng khèn tiếng nhạc dìu dặt.

– Bằng một vài nét chấm phá, QD đã gợi lên cái thần, cái hồn của cảnh vật. Đó là cái đong đưa tình tứ của hoa rừng,dáng uyển chuyển của cô gái Thái trên chiếc thuyền độc mộc….

c. Đoạn 3

– QD làm sống lại thể hành ngày xưa với những câu thơ rắn rỏi, gân guốc. Đoạn thơ đã vẽ tạc bức chân dung người lính Tây Tiến bằng ngôn ngữ giàu giá trị tạo hình: không mọc tóc, quân xanh màu lá, dữ oai hùm, mắt trừng…Hình ảnh những nấm mồ viễn xứ nằm rải rác nơi biên cương.

– Câu thơ cuối vang lên khúc nhạc trầm hùng của núi rừng tiễn đưa người lính về nơi an nghỉ.

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5

 

 

 

 

 

4 Đánh giá, mở rộng

– Tây Tiến là minh chứng cho một hồn thơ QD rất mực hồn nhiên, đôn hậu. Một cái tôi hào hoa thanh lịch và hết sức lãng mạn.

– Tây Tiến là minh chứng cho một hồn thơ QD đa tài: từng làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc.

 

0,5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *