Đề thi học sinh giỏi môn văn Chứng minh nhận định :Người đọc là kẻ đồng sáng tạo với tác giả

Đề thi khối 12

 

SỞ GD – ĐT TIỀN GIANG

TRƯỜNG THPT CÁI BÈ

 

 

        

ĐỀ THI THỬ CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN  LẦN 3

NĂM HỌC 2015 – 2016

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.

 

 

Câu 1. (8,0 điểm)

Thần thoại Hy Lạp kể rằng: “Ngày xưa, có một ngôi sao đến xin thần Dớt thay đổi vị trí của mình trên bầu trời. Ngôi sao nói: “Con không thích đứng ở góc đường chân trời. Ở đó con không có gì nổi bật cả”. Thần Dớt trả lời ngôi sao nhỏ: “Quan trọng là ngươi có tỏa sáng ở nơi mình đang đứng hay không”.

Suy nghĩ của anh (chị) về triết lí nhân sinh trong câu chuyện nhỏ trên.

Câu 2. (12,0 điểm)

Người ta thường nói:

“Người đọc là kẻ đồng sáng tạo với tác giả”.

Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ cách hiểu của mình qua một số tác phẩm tiêu biểu.

————————————— ¾ HẾT ¾——————————————

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!

Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh…………………..

 

SỞ GD – ĐT TIỀN GIANG

TRƯỜNG THPT CÁI BÈ

 

 

       

ĐÁP ÁN ĐỀ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI

DỰ THI QUỐC GIA LẦN 3

MÔN NGỮ VĂN 

NĂM HỌC 2015 – 2016

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.

 

 CÂU 1: Nghị luận xã hội (8,0 điểm)

Quan trọng là ngươi có tỏa sáng ở nơi mình đang đứng hay không

YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG:

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, xác định được các luận điểm đúng đắn, luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) xác thực và biết lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp.

Bố cục bài văn hợp lí, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp.

YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được những nội dung chủ yếu dưới đây:

Nội dung Điểm
A. Nêu chính xác vấn đề cần nghị luận:

Triết lí nhân sinh sâu sắc được gởi gắm qua câu nói: Trong cuộc sống, không có vị trí nào tầm thường, không có công việc nào thấp hèn, chỉ có những người không cố gắng, nỗ lực để làm tốt công việc của mình mà thôi.

1,0
B. Giải thích vấn đề:

– Lời của ngôi sao nhỏ:

+ Mong muốn thay đổi vị trí trên bầu trời để được nổi bật.

+ Lí do: Ngôi sao quan niệm “góc đường chân trời” là vị trí tầm thường.

à Lời nói của ngôi sao đã đánh đồng vị trí nó đang đứng với giá trị của chính bản thân.

– Lời của thần Dớt:

+ Điều quan trọng không phải vị trí đứng mà là sự tỏa sáng.

– Ý nghĩa câu chuyện: vị trí trên bầu trời không quan trọng bằng việc tỏa sáng. Ngôi sao nhỏ nếu không tỏa sáng ở vị trí mình đang đứng thì làm sao có thể tỏa sáng ở nơi cao xa nào đó.

C. Vận dụng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề: Chẳng hạn:

– Trong cuộc sống, không có vị trí nào là tầm thường, không có việc nào là thấp hèn, chỉ có những người không cố gắng nỗ lực để làm tốt công việc của mình mà thôi.

– Mỗi vị trí, mỗi công việc trong cuộc sống đều có giá trị và ý nghĩa riêng. Vì vậy, mỗi người phải không ngừng nỗ lực để tạo lập giá trị bản thân bằng các làm tốt công việc của mình. (Dẫn chứng).

– Nhận thức đúng vị trí và công việc của mình đang có cũng là coi trọng bản thân. Đổ lỗi cho hoàn cảnh bắt nguồn từ sự tự ti và hèn nhát, tất yếu sẽ dẫn tới thất bại. Bởi vì một công việc được cho là giản đơn cũng đòi hỏi tâm huyết và nỗ lực cao nhất của mỗi người (Dẫn chứng).

– Cách thức để mỗi người tỏa sáng trong cuộc đời.

+ Mỗi người  tùy thuộc vào năng lực, sở trường, điều kiện thực tế để lựa chọn cho mình vị trí và công việc phù hợp.

+ Phải từ suy nghĩ đúng đắn, xác định mục tiêu và kiên trì thực hiện, có như vậy mới đạt đến thành công để “tỏa sáng”.

+ Sự “tỏa sáng” là do mỗi người chúng ta thắp lên bằng sự nỗ lực và cố gắng không ngừng.

1,0

 

 

 

 

 

 

3,0

D. Vận dụng lí lẽ và dẫn chứng để bàn bạc, mở rộng vấn đề:

Chẳng hạn:

– Mỗi người cần tỏa sáng trong cuộc đời nhưng sự tỏa sáng ấy phải phù hợp với lợi ích chung của tập thể, không đi ngược lại những giá trị, đạo đức của cuộc đời. Sự “tỏa sáng” không chỉ dừng lại ở một thời điểm nào đó, một khoảnh khắc mà phải là cả hành trình trong cuộc đời của bất cứ ai.

– Phê phán những kẻ thụ động, thiếu ý chí, chỉ biết trông chờ vào may mắn; những kẻ tự ti, thiếu niềm tin vào bản thân, sống mờ nhạt, vô vị.

2,0

 

E. Nêu phương hướng phấn đấu của bản thân:

Chẳng hạn:

– Mong muốn có một vị trí, một công việc thích hợp là khát vọng chính đáng của con người. Tuy nhiên, tất cả phải bắt đầu từ sự nỗ lực, vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính bản thân mình…

– Đối với thế hệ trẻ, cần chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống có bản lĩnh, có ý chí để vươn tới những thành công.

1,0

 

Lưu ý:

·        Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năngkiến thức.

·        Thí sinh có thể nêu lí lẽ và dẫn chứng theo cách khác, miễn là chính xác, hợp lí.

Khuyến khích những bài làm có tính riêng, sáng tạo.

Cách cho điểm:

 

 

CÂU 2: Nghị luận văn học (12,0 điểm):                   

“Người đọc là kẻ đồng sáng tạo với tác giả”.

YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG:

1.1. Vận dụng tốt kiến thức Lí luận văn học để giải quyết vấn đề.

1.2. Phân tích dẫn chứng tinh tế, sâu sắc. Lập luận nêu bật vấn đề.

1.3. Diễn đạt chính xác, giàu hình ảnh, gợi cảm.

YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:

2.1. Tìm hiểu đề:

– Dạng đề: Đây là đề nghị luận văn học, yêu cầu bàn bạc, giải thích một vấn đề về lí luận văn học, cụ thể là đề cập đến tính sáng tạo của tiếp nhận văn học.

– Trong ý kiến trên, vấn đề “đồng sáng tạo” giữa người đọc và tác giả cần phải được làm rõ. Ở đây, để có thể lí giải được thấu đáo, thuyết phục đòi hỏi người viết phải chỉ ra được cơ sở tạo nên tính sáng tạo trong quá trình tiếp nhận của người đọc, chỉ ra sự khác nhau căn bản giữa sáng tạo của người đọc và sáng tạo của tác giả, sau đó bàn bạc đề xuất ý kiến.

– Trong quá trình bàn bạc, cần thiết có sự liên hệ với thực tế văn học để làm sáng tỏ và để tăng sức thuyết phục.

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được những nội dung chủ yếu dưới đây:

Nội dung Điểm
I. Mở bài:

– Tiếp nhận văn học là một phạm trù lí luận văn học đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận nghiên cứu văn học. Đó là hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm văn chương. Yếu tố người đọc trong quá trình tiếp nhận văn học là hết sức quan trọng.

– Dẫn câu nói: “Người đọc là kẻ đồng sáng tạo với tác giả”.

II. Thân bài:

A. Giải thích vấn đề:

 

(2,0)

– Ý kiến trên thực chất là một ẩn dụ đầy thi vị về tính sáng tạo trong quá trình tiếp nhận văn học của người đọc 1,0
– Lí luận về tiếp nhận văn học đề cao tính sáng tạo trong tiếp nhận của người đọc. Tuy nhiên, hoàn toàn không nên hiểu “đồng sáng tạo” có nghĩa là cả tác giả và người đọc cùng tham gia vào việc tạo nên tác phẩm.

– Tính sáng tạo của người đọc trong tiếp nhận văn học được hiểu là sự tìm tòi, phát hiện ra những điểm mới về tư tưởng hay nghệ thuật của tác phẩm, làm giàu có thêm cho tác phẩm chứ không phải là chuyện “vẽ rắn thêm chân” hay “nối dài một bức tượng bán thân cho đầy đủ các bộ phận”.

1,0
B. Bàn luận vấn đề:

* Tại sao người đọc được coi là “kẻ đồng sáng tạo cùng với tác giả”?

– Cơ sở tạo nên tính sáng tạo trong tiếp nhận văn học:

+ Việc tiếp nhận văn học phụ thuộc rất lớn vào yếu tố chủ quan của người tiếp nhận. Tất cả các đặc điểm khác nhau của người tiếp nhận về trình độ, lứa tuổi, nghề nghiệp, địa vị xã hội và mục đích hay những góc độ quan sát và cảm nhận khác nhau sẽ tạo nên những cách hiểu khác nhau về tác phẩm. (Dẫn chứng: Những câu chuyện cổ tích đối với trẻ em là có thật, còn đối với người lớn thì không còn đủ sức hấp dẫn nữa. Cảm nhận của người đọc về nhân vật Thúy Vân trong Truyện Kiều).

+ Cách cảm thụ tác phẩm còn bị quy định bởi chính bản thân tác phẩm. Tính nhiều nghĩa, nhiều lớp của tác phẩm văn học là cơ sở khách quan cho sự cảm nhận khác nhau về nó và là điều kiện để phát huy tính sáng tạo của người đọc trong tiếp nhận văn học. (Dẫn chứng: Truyện Kiều, Cây chuối, Thề non nước, Đây thôn Vĩ Dạ, Vãn cảnh – Cảnh chiều hôm…)

+ Môi trường văn học – xã hội mà cá nhân người tiếp nhận sống cũng chi phối rất lớn đến sự đánh giá cũng như bộc lộ thái độ yêu ghét đối với tác phẩm. (Dẫn chứng: Những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng lúc mới ra đời được coi là một “nguồn văn đen”; Tây Tiến, Màu tím hoa sim – Hữu Loan…)

– Ba yếu tố trên là cơ sở tạo nên sự phong phú, sâu sắc và giàu tính sáng tạo trong tiếp nhận văn học.

(4,0)

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

1,0

 

 

 

1,0

C. Đánh giá – mở rộng:

* Người đọc cần phải làm gì để trở thành người “đồng sáng tạo” cùng với tác giả?

+ Văn học nghệ thuật là một sản phẩm tinh thần đặc thù, kết tinh những kinh nghiệm, tư tưởng tình cảm của con người trước hiện thực đời sống nhất định. Những tư tưởng đó không phải biểu hiện qua những khái niệm trừu tượng, không cứng mà thông qua những hình tượng nghệ thuật sinh động và sâu sắc. Vì thế, muốn cảm nhận đúng “thông điệp thẩm mĩ” của tác giả, người đọc phải nhập vào thế giới hình tượng trong tác phẩm. Bằng vốn sống, vốn tri thức và sự từng trải của cuộc đời để sống với tác phẩm, nhập vào tác phẩm như người trong cuộc.

+ Văn bản tác phẩm do nhà văn viết ra có thể là duy nhất song ý nghĩa của tác phẩm khi được tiếp nhận sẽ được nhân lên và mở rộng ra rất nhiều lần ở những bạn đọc khác nhau, thuộc các thế hệ khác nhau.

(2,0)

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

1,0

D. Chng minh bằng thực tế cảm nhận tác phẩm: (4,0)
Chứng minh qua các tác phẩm thơ qua từng giai đoạn:

– Văn học dân gian

– Văn học trung đại

– Văn học cách mạng

– Văn học sau năm 1975

 

1,0

1,0

1,0

1,0

III. Kết bài:

– Tiếp nhận văn học là một vấn đề lí thú nhưng khá phức tạp. Đề cập đến tính sáng tạo trong hoạt động tiếp nhận văn học, chúng ta nhận ra vai trò hết sức quan trọng của yếu tố người đọc.

– Tính sáng tạo trong tiếp nhận văn học mở ra một khả năng mới trong việc thẩm định các tác phẩm văn học, cho phép người nghiên cứu văn học không chỉ đóng khung ở hai phương diện tác giả và tác phẩm.

Lưu ý:

·        Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năngkiến thức.

·        Thí sinh có thể nêu lí lẽ và dẫn chứng theo cách khác, miễn là chính xác, hợp lí.

·        Khuyến khích những bài làm có tính riêng, sáng tạo.

 

———————————————–HẾT———————————————–

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *