Đề thi học sinh giỏi : Cảm hứng yêu nước trong thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp

Đề thi khối 12
SỞ GD – ĐT TIỀN GIANG

TRƯỜNG THPT CÁI BÈ

¾¾¾¾¾

 

        

ĐỀ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI

DỰ THI QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN  

NĂM HỌC 2015 – 2016

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.

 

 

 

Câu 1. (8,0 điểm)

Nhà thơ Rasul Gamzatov cho rằng: “Nếu anh bắn súng lục vào quá khứ thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác”.

Nhưng Tổng giám đốc tập đoàn Coca Cola, Bryan Dion lại khẳng định: “Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ mải đắm chìm trong quá khứ hay ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.”

Anh (chị) suy nghĩ như thế nào trước những lời khuyên ấy.

Câu 2. (12,0 điểm)

Cảm hứng yêu nước trong thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954)

————————————— ¾ HẾT ¾——————————————

 

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!

Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh…………………..

 

 

SỞ GD – ĐT TIỀN GIANG

TRƯỜNG THPT CÁI BÈ

¾¾¾¾¾

 

       

ĐÁP ÁN ĐỀ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI

DỰ THI QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN 

NĂM HỌC 2015 – 2016

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.

 

 CÂU 1: Nghị luận xã hội (8,0 điểm)

  1. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG:
  • Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, xác định được các luận điểm đúng đắn, luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) xác thực và biết lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp.
  • Bố cục bài văn hợp lí, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp.
  1. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được những nội dung chủ yếu dưới đây:

Nội dung Điểm
A. Nêu chính xác vấn đề cần nghị luận:

Hai ý kiến nhằm đề nghị một lối sống, một thái độ sống tích cực: phải biết trân trọng quá khứ, biết ơn nguồn cội; đồng thời phải biết đón nhận hiện tại, sống hết mình cho hiện tại và biết vun đắp cho tương lai.

1,0
B. Giải thích vấn đề:

1.     Giải thích từ ngữ:

–         Quá khứ: là cái đã qua, là thời gian đã qua.

–         Hiện tại: là cái đang xảy ra, là thời gian đang sống.

–         Tương lai: là cái chưa tới, có thể xảy ra, là thời gian sắp tới, sẽ tới.

–         Bắn: ẩn dụ, chỉ thái độ, cách đối xử của con người với quá khứ, tương lai.

2.     Ý kiến thứ nhất:

Bằng cách dùng hình ảnh mang ý nghĩa tăng tiến: súng lục – đại bác, người nói muốn khẳng định: Cách đối xử của mỗi người với quá khứ như thế nào thì tương lai họ nhận được sẽ như thế, thậm chí với mức độ còn gấp nhiều lần hơn. Câu nói đề nghị một lối sống, một thái độ sống: trân trọng quá khứ, biết ơn quá khứ.

3.     Ý kiến thứ hai:

Bằng cách nói nhấn mạnh, phủ định để khẳng định, người nói muốn đề nghị một lối sống: trân trọng từng khoảnh khắc của hiện tại, sống hết mình trong hiện tại.

4.     Hai ý kiến:

– Tưởng chừng đối lập nhưng thực sự bổ sung ý nghĩa cho nhau, cùng hướng con người tới một lối sống, một thái độ sống tích cực, đúng đắn.

– Sống là phải biết trân trọng quá khứ, biết ơn nguồn cội. Song đồng thời phải biết đón nhận hiện tại, sống hết mình cho hiện tại và biết vun đắp cho tương lai.

C. Vận dụng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề: Chẳng hạn:

1.     Tại sao sống là phải biết trân trọng quá khứ?

– Quá khứ là truyền thống, là lịch sử, là nguồn cội, tổ tiên, là văn hoá, văn minh xưa… Quá khứ là những gì đã xảy ra, trôi qua, không bao giờ lấy lại được. Do đó, con người phải biết trân trọng quá khứ, nguồn cội…, trân trọng chính mình.

– Vì phải có quá khứ mới có hiện tại và tương lai, với quá khứ người ta xây dựng hiện tại và tương lai.

– Quá khứ chính là tấm gương soi để con người tự nhận thức và rút ra những bài học kinh nghiệm quí báu cho mình.

– Nếu con người quay lưng, “bắn vào quá khứ”, con người sẽ trở thành những kẻ vô ơn, bạc nghĩa. Họ sẽ bị tương lai đáp trả hậu quả tương xứng.

Ví dụ:

+ Nếu cha mẹ không kính trọng ông bà, quay lưng lại truyền thống, nguồn cội… thì khó mà dạy con cháu; sau này họ cũng dễ bị con cháu khinh thường.

+ Đối với một quốc gia dân tộc, trong quá trình hội nhập văn hoá, nếu không biết giữ gìn bản sắc, sẽ dễ bị diệt vong…

2. Tại sao phải biết trân trọng hiện tại, sống hết mình cho hiện tại?

– Vì hiện tại là cái đang hiện hữu, con người xây đắp những thứ quan trọng nhất trong hiện tại: những giá trị vật chất, những giá trị tinh thần…

– Hiện tại hôm nay cũng sẽ trở thành quá khứ ngày mai. Đời người là hữu hạn. Vì thế, nếu con người lãng quên hiện tại, tất yếu họ sẽ luôn phải nuối tiếc những gì đã trôi qua, không đạt được.

– Quá khứ dù đẹp đẽ, thiêng liêng, cũng là cái đã qua. Tương lai dù hấp dẫn nhưng nếu ta không thực hiện hôm nay thì cũng chỉ là mơ ước. Bởi vậy, mỗi người cần biết sống thực sự, ngay trong hiện tại.

1,0

 

 

 

3,0

 

D. Vận dụng lí lẽ và dẫn chứng để bàn bạc, mở rộng vấn đề:

Chẳng hạn:

1.     Trân trọng quá khứ là như thế nào? Trân trọng hiện tại, sống hết mình trong hiện tại là ra sao?

2.     Phê phán một số lối sống, thái độ sống chưa hợp lí: hoặc quá đề cao quá khứ mà coi nhẹ hiện tại; hoặc chạy theo chủ nghĩa hiện sinh, thực dụng mà lãng quên quá khứ.

2,0

 

E. Nêu phương hướng phấn đấu của bản thân:

Chẳng hạn:

1. Tập cho mình lối sống biết ơn quá khứ, nguồn cội và sống hết mình cho hiện tại để làm tấm gương sáng cho mọi người.

2. Đề xuất những biện pháp, phương hướng cụ thể của bản thân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện lối sống đẹp  trong thời gian tới.

1,0

 

Các dẫn chứng có thể sử dụng:

– Các danh ngôn/ câu nói:

+ Con người thật mau thuẫn, có lúc muốn bước sang trang mới của cuộc đời quên toàn bộ chuyện cũ, có lúc lại luyến tiếc quá khứ đến độ tự tra tấn bản thân mình. (Khuyết danh)

+ Quá khứ là nơi bạn học được những bài học, tương lai là nơi bạn áp dụng chúng. Đừng bao giờ bỏ cuộc ở giữa. (Danh ngôn Pháp)

+ Trên con đường cao tốc của cuộc đời, chủng ta thường nhận thấy hạnh phúc từ gương chiếu hậu. (Fank Tyger)

+ Đừng để cuộc sống đi qua mắt bạn chỉ vì bạn đang sống trong quá khứ hay tương lai. Bằng cách sống của mình ngày hôm nay, vào lúc này, bạn đang sống tất cả mọi ngày trong cuộc đời. Hãy sống bằng tất cả tâm hồn, tình cảm của bạn ( Luther King)

– Các dẫn chứng thực tế:

+ Công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài suốt 30 năm của dân tộc ta, đánh đổ biết bao xương máu để giành được độc lập thống nhất nước nhà. Quá khứ đó là niềm kiêu hãnh về sự quật cường, kiên trung của một dân tộc nhỏ bé đã chiến thắng hai đế quốc lớn mạnh nhất lúc bấy giờ. Quá khứ đó mãi là niềm tự hào của dân tộc ta trên con đường phát triển tương lai…

Lưu ý:

·        Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năngkiến thức.

·        Thí sinh có thể nêu lí lẽ và dẫn chứng theo cách khác, miễn là chính xác, hợp lí.

Khuyến khích những bài làm có tính riêng, sáng tạo.

 

CÂU 2: Nghị luận văn học (12,0 điểm):                   

  1. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG:

1.1. Vận dụng tốt kiến thức Lí luận văn học để giải quyết vấn đề.

1.2. Phân tích dẫn chứng tinh tế, sâu sắc. Lập luận nêu bật vấn đề.

1.3. Diễn đạt chính xác, giàu hình ảnh, gợi cảm.

  1. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được những nội dung chủ yếu dưới đây:

 

 

 

Nội dung Điểm
A. Giải thích vấn đề: (2,0)
1. Cảm hứng yêu nước:

– Cảm hứng: tình cảm, cảm xúc được các nhà văn, nhà thơ thể hiện trong tác phẩm văn học.

– Yêu nước: tình yêu đối với quê hương, tổ quốc, nơi ta sinh ra và lớn lên.

1,0
2. Cảm hứng yêu nước trong văn học đa dạng, phong phú, muôn hình vạn trạng:

·        Yêu cảnh sắc quê hương, xứ sở.

·        Ý chí, tinh thần quật khởi chống ngoại xâm.

·        Căm thù giặc sâu sắc

·        Khát vọng đất nước, dân tộc được ấm no, hạnh phúc, được tự do, độc lập, hòa bình.

·        Tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc.

1,0
B. Bàn luận vấn đề:

1. Cảm hứng yêu nước như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm văn học từ xưa đến nay.

2. Biểu hiện của cảm hứng yêu nước trong văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp 1946 – 1954:

·        Tình yêu quê hương, đất nước: ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ của non sông đất nước.

·        Cảm hứng yêu nước còn gắn liền với lòng căm thù giặc, đau xót trước cảnh quê hương đất nước bị tàn phá.

·        Cảm hứng yêu nước được thể hiện qua cảm hứng ngợi ca tầm vóc vĩ đại của nhân dân, sức mạnh của dân tộc:

+ ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh, ý chí của nhân dân;

+ ca ngợi những chiến sĩ cầm súng đánh giặc giữ nước với lí tưởng cao đẹp, ý chí kiên cường, tinh thần quật khởi, hướng về tương lai tươi sáng.

4,0
3. Đánh giá – mở rộng:

·        Cảm hứng yêu nước thời kì 1946 – 1954 là một gạch nối quan trọng, khơi nguồn cho tư tưởng yêu nước được thể hiện mạnh mẽ hơn trong văn học.

·        Cảm hứng yêu nước thời kì này góp phần tạo nên diện mạo, đặc điểm riêng của văn học Việt Nam với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

·        Cảm hứng yêu nước cũng ghi nhận sự lên ngôi của những nhà thơ tài hoa với những tác phẩm để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

·        Cảm hứng yêu nước tiếp tạo sự đa dạng, phong phú của diện mạo văn học Việt Nam.

2,0
B. Chng minh bằng thực tế cảm nhận tác phẩm: (4,0)
Chứng minh qua các tác phẩm:

·        Rằm tháng giêng, Cảnh khuya của Hồ Chí Minh;

·        Đất nước của Nguyễn Đình Thi;

·        Đồng chí của Chính Hữu;

·        Tây Tiến của Quang Dũng;

·        Việt Bắc, Ba mươi năm đời ta có Đảng của Tố Hữu.

·         Nhớ của Hồng Nguyên…

 
Lưu ý:

·        Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năngkiến thức.

·        Thí sinh có thể nêu lí lẽ và dẫn chứng theo cách khác, miễn là chính xác, hợp lí.

·        Khuyến khích những bài làm có tính riêng, sáng tạo.

 

———————————————–HẾT———————————————-

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *