Đề thi chọn đội tuyển HSG Quốc gia Ngữ văn 12

Đề thi khối 12

 

SỞ GDĐT TIỀN GIANG

TRƯỜNG THPT CÁI BÈ

 

 

ĐỀ THI THỬ CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

LẦN 2. MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2017 – 2018

Thời gian làm bài: 180 phút.

——————————————————————————————–

Câu 1 : (8.0 điểm)

Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau :

“Sai lầm lớn nhất bạn có thể phạm phải trong đời là luôn sợ hãi mình sẽ phạm sai lầm” (Elbert Hubbard)

Câu 2: (12.0 điểm)

“Nhà thơ lớn ư? Là để cho nhân loại yêu mình bằng mọi cách

Khi thì nâng niu. Khi thì hạch sách.

Khi giày vò mỗi chữ

Khi trân trọng ngắm từ xa

Nhà thơ vẫn vẹn nguyên qua trăm lần thử lửa”

(Thơ bình phương – đời lập phương, Chế Lan Viên toàn tập, NXB Văn học, 2002).

Anh (chị) hiểu như thế nào về ý thơ trên? Bằng những hiểu biết của mình, hãy chứng minh điều đó.

————————————————–HẾT———————————————–

 

SỞ GDĐT TIỀN GIANG

TRƯỜNG THPT CÁI BÈ

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ

CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LẦN 2

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2017 – 2018

Thời gian làm bài: 180 phút.

———————————————————————————————

CÂU 1: Nghị luận xã hội (8,0 điểm)

Bày tỏ suy nghĩ về ý kiến:

“Sai lầm lớn nhất bạn có thể phạm phải trong đời là luôn sợ hãi mình sẽ phạm sai lầm” (Elbert Hubbard)

YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG:

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, xác định được các luận điểm đúng đắn, luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) xác thực và biết lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp.

Bố cục bài văn hợp lí, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp.

YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được những nội dung chủ yếu dưới đây:

Nội dung Tỉ lệ điểm
A. Giải thích ý kiến: (1,0)
1. “Sai lầm”: là những điều sai trái, lệch lạc trong suy nghĩ, hành động của con người, đi ngược lại với quy luật khách quan, trái với lẽ phải, có thể gây ra những hậu quả tai hại, không mong muốn.

“Luôn sợ hãi mình sẽ phạm phải sai lầm”: tâm lí sống luôn e sợ mắc phải những điều sai trái trong cuộc đời. Với tác giả, đó chính là lỗi sai lớn nhất mà con người có thể phạm phải trong cuộc sống của mình.

2. Câu nói đã nêu ra bài học ý nghĩa về cách ứng xử với những sai lầm của mình trong cuộc sống: đừng sợ hãi, hãy dũng cảm, mạnh dạn đối mặt, đương đầu với những khó khăn, thử thách, hạn chế của mình có thể gặp trong cuộc sống.

0,5

 

 

 

 

 

0,5

B. Dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề được đặt ra từ câu nói: (3,0)
Chẳng hạn:

– Vì sao “Sai lầm lớn nhất bạn có thể phạm phải trong đời là luôn sợ hãi mình sẽ phạm sai lầm”?

+ Tâm lí chung của con người là luôn sợ thất bại, sợ thua kém người khác nên luôn muốn đề phòng, né tránh sai lầm để luôn là người có suy nghĩ, quyết định, hành động đúng đắn, để chứng tỏ mình hơn người.

+ Việc phạm phải những sai lầm trong cuộc sống có thể khiến con người phải trả giá rất đắt khiến họ khiếp sợ nếu phải đối diện nó.

– Hậu quả của suy nghĩ “luôn sợ hãi mình sẽ phạm sai lầm”:

+ Biến con người trở thành kẻ yếu đuối, hèn nhát, luôn sống tự ti, thụ động.

+ Đánh mất cơ hội được kiểm nghiệm, khẳng định khả năng của bản thân, phải sống một cuộc đời mờ nhạt.

+ Làm con người trở nên chần chừ, do dự, không dám nắm bắt những cơ hội trong cuộc sống để đạt được thành công, khước từ những bài học kinh nghiệm khiến nguy cơ vấp ngã vẫn thường trực.

+ Không được tin tưởng, tín nhiệm để giao phó những trọng trách để tạo được uy tín với cộng đồng, xã hội.

 

1,0

 

 

 

 

 

 

2,0

 

 

 

 

C. Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bàn bạc mở rộng vấn đề: (2,0)
Chẳng hạn:

– Sai lầm là một phần tất yếu trong cuộc đời mỗi người nên ta luôn phải trong tâm thế chủ động đón nhận và vượt qua nó. Xem đó là cơ hội để trải nghiệm, để rút ra những bài học quý báu cho bản thân.

– Tuy nhiên, có những sai lầm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng của bản thân và người khác, rất khó sửa chữa, khiến con người sống mãi trong giày vò, ân hận nên cần cẩn trọng để tránh những sai lầm như vậy.

 

1,0

 

 

1,0

 

 

D. Bài học cho bản thân:

Chẳng hạn:

– Ai cũng có thể mắc sai lầm nên đừng e ngại, sợ hãy; hãy vững vàng, thậm chí mạo hiểm để đối mặt với nó. Không được để sai lầm làm chùn bước, sợ trải nghiệm.

– Trang bị cho mình những kiến thức và hiểu biết để nhìn nhận các vấn đề cuộc sống một cách sắc sảo. Tìm ra những hướng đi đúng đắn và tự tin thực hiện nó.

– Sai lầm không đồng nghĩa với yếu kém hay thất bại nên khi phạm sai lầm đừng vội nản lòng. Hãy bình tĩnh nhìn nhận mọi việc, tìm nguyên nhân, cách khắc phục và sửa đổi để đến đích thành công.

– Cần nghiêm khắc với những sai lầm của bản thân và vị tha với những sai lầm của người khác để mình và mọi người cùng tiến bộ.

(2,0)

 

0,5

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

0,5

CÂU 2: Nghị luận văn học (12,0 điểm):

Trình bày suy nghĩ và chứng minh cho vấn đề được gợi ý qua đoạn thơ:    

“Nhà thơ lớn ư? Là để cho nhân loại yêu mình bằng mọi cách

Khi thì nâng niu. Khi thì hạch sách.

Khi giày vò mỗi chữ

Khi trân trọng ngắm từ xa

Nhà thơ vẫn vẹn nguyên qua trăm lần thử lửa”

YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG:

1.1. Vận dụng tốt kiến thức Lí luận văn học để giải quyết vấn đề.

1.2. Phân tích dẫn chứng tinh tế, sâu sắc. Lập luận nêu bật vấn đề.

1.3. Diễn đạt chính xác, giàu hình ảnh, gợi cảm.

YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được những nội dung chủ yếu dưới đây:

Nội dung Tỉ lệ điểm
A. Giải thích vấn đề: (2,0)
     A1. Ý thơ của Chế Lan Viên:

– “Nhà thơ lớn ư? / Là để cho nhân loại yêu mình bằng mọi giá”: Có nhiều cung bậc tình cảm khác nhau dành cho một nhà thơ, tác phẩm thơ khi nó hiện hữu trên thi đàn.

– “Khi thì nâng niu / Khi thì hạch sách / Khi giày vò mỗi chữ / Khi trân trọng ngắm từ xa”: Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về tác phẩm của nhà thơ (nâng niu, trân trọng hoặc hạch sách, giày vò) ở nhiều góc độ khác nhau (mỗi chữ, từ xa) đối với tác phẩm thơ.

– “Nhà thơ vẫn vẹn nguyên qua trăm lần thử lửa”: Chính sự tiếp nhận của người đọc là ngọn lửa thử vàng đối với tác phẩm. Một tác phẩm có giá trị đích thực sẽ vượt lên những đánh giá khen chê của độc giả để vẹn nguyên giá trị theo thời gian.

         A2. Ý kiến của Chế Lan Viên: khẳng định sự trường tồn của tác phẩm văn học cũng như của nhà văn lớn trong lòng người đọc.

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

B. Làm sáng tỏ vấn đề:

B1. Do sự tiếp nhận tác phẩm văn học phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lứa tuổi, kinh nghiệm sống, trình độ tri thức, tâm trạng và cả thời đại xã hội nên việc tiếp nhận văn học mang tính đa dạng và không thống nhất. Cách cảm thụ và cách đánh giá của công chúng về tác phẩm là rất khác nhau. Sẽ có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau về tác phẩm.

B2. Tuy nhiên, qua “trăm lần thử lửa”, những tác phẩm chân chính, có giá trị đích thực (giá trị tư tưởng sâu sắc và giá trị nghệ thuật đích thực) vẫn chứng tỏ được sức sống lâu bền, vẫn được độc giả đón nhận nồng nhiệt, “cảm xúc và thích thú”. Có được điều đó là do nhà thơ, nhà văn đặt hết tư tưởng, tình cảm, cảm xúc và tài nghệ của mình vào tác phẩm.

(2,0)

1,0

 

 

 

 

 

1,0

C. Chng minh bằng thực tế cảm nhận tác phẩm: (6,0)
Học sinh có thể chọn bất kì tác phẩm thơ để chứng minh, miễn là hiểu và phân tích đúng hướng, có ý thức làm nổi bật những ý sau:

 – Làm rõ ý B1: có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về cùng một tác phẩm thơ ca.

– Làm rõ ý B2: tác phẩm có giá trị tư tưởng sâu sắc, giá trị nghệ thuật độc đáo nên sống mãi trong lòng người đọc:

+ Giá trị tư tưởng sâu sắc, mới mẻ (giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực): cách nhìn nhận, đánh giá sâu sắc, mới mẻ về con người.

(Chẳng hạn: Truyện Kiều có giá trị tư tưởng sâu sắc, mới mẻ:

. Là tiếng khóc cho số phận con người.

. Là bài ca về tình yêu tự do và ước mơ công lý.

. Là bản cáo trạng đanh thép đối với các thế lực đen tối.

. Là tiếng nói hiểu đời.

+ Giá trị nghệ thuật:

. Xây dựng nhân vật sống động.

. Tự sự và trữ tình bằng thơ lục bát đạt đến trình độ mẫu mực

. Ngôn ngữ trong sáng, trau chuốt, giàu sức biểu cảm.

 

 

1,0

 

 

 

2,5

 

 

 

 

 

 

2,5

D. Đánh giá vấn đề: (2,0)
1. Những câu thơ của Chế Lan Viên đã thể hiện cách nhìn đúng đắn về nhà thơ lớn và tác phẩm có giá trị đích thực.

2. Để có thể sáng tạo được những tác phẩm có giá trị lâu bền, nhà văn phải vừa có tài vừa có tâm. Độc giả đến với tác phẩm phải chú trọng đến những giá trị cao đẹp cả về nội dung và hình thức.

1,0

 

1,0

Lưu ý:

·                 Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năngkiến thức.

·                 Thí sinh có thể nêu lí lẽ và dẫn chứng theo cách khác, miễn là chính xác, hợp lí.

·        Khuyến khích những bài làm có tính riêng, sáng tạo.

———————————————–HẾT———————————————–

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *