Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn văn lớp 12

Đề thi khối 12
  ĐỀ THI CHỌN HS GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 180 PHÚT

(Đề này gồm 02 câu, 01trang)

 

Câu 1 (3,0 điểm)

Danh ngôn có câu: “Người thông minh kể chuyện đã làm. Người anh minh kể chuyện đang làm. Kẻ ngu dốt kể chuyện sẽ làm” Suy nghĩ của anh (chị) về câu danh ngôn trên.

Câu 2 (7,0 điểm)

Nhà văn Nguyễn Tuân từng nhận xét: “Tôi thích hai chữ thi nhân chứ không thích hai chữ thi sĩ. Thi sĩ là anh chỉ  có nghề làm thơ  còn thi nhân là người thơ. Cái đẹp, cái sang chất thơ ở ngay trong bản chất của nhân cách”

            Anh (chị) suy nghĩ gì về câu nói trên và làm sáng tỏ qua một số tác phẩm thơ đã học.

 

————Hết———-

  HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HS GIỎI TỈNH

LỚP 12 THPT

MÔN: NGỮ VĂN

 (hướng dẫn chấm  gồm 04 trang)

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

– Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.

YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu 1 (3,0 điểm)

Về kĩ năng

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, văn viết mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ hoặc đặt câu.

b.Về kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

  Đáp án Điểm tối đa
1 – Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận

– Trích câu nói

0,25 đ
2 Giải thích 0,50 đ
  – Người thông minh: Là người có trí lực tốt, hiểu nhanh, tiếp thu nhanh, khôn khéo, tài tình trong cách ứng đáp, đối phó.

– Người anh minh: Là người có tinh thần sáng suốt, ý thức được cuộc sống thực tại, tỉnh táo trong mọi hoàn cảnh.

Kẻ ngu dốt: là kẻ khờ dại, dốt nát , nhìn cuộc đời một cách phiến diện  chứ không biết phán đoán, đánh giá vấn đề một cách bao quát.

à Người thông minh kể chuyện đã làm: Những gì chắc chắn đã đạt được, đã có kết quả rõ ràng ở hiện tại, điều hiển nhiên mà ai cũng nhìn thấy.

– Người anh minh kể chuyện đang làm: Những chuyện đang thực hiện, đang diễn ra nhưng anh ta nắm bắt và điều khiển được nó.

– Kẻ ngu dốt kể chuyện sẽ làm: Những chuyện còn ở trong tương lai, không có điều gì chắc chắn, chưa biết có thực hiện được không.

=> Người thông minh không nói những gì anh ta không chắc chắn, người anh minh sẽ chia sẻ những gì anh ta đang trải nghiệm, còn kẻ ngu dốt nói những điều vẩn vơ không chắc chắn

 
3 Lí giải vấn đề 1,25 đ
  – Cuộc sống với vô vàn những biến cố bất ngờ không ai có thể biết việc gì sẽ diễn ra . Hiện tại đang diễn ra đôi khi ta khó kiểm soát, tương lai là con đường phía trước mà không phải ai cũng nắm bắt được, chỉ có quá khứ là đã diễn ra, không ai có thể thay đổi được.

– Trong cuộc sống chúng ta phải biết nhìn nhận đánh giá mọi vấn đề một cách khái quát, toàn diện, khẳng định những gì mình đã làm được, chia sẻ những gì mà mình đang làm để cùng nhau hướng đến tương lai tốt đẹp hơn.

– Sống phải biết phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách bằng chính nỗ lực của thân để đạt được mọi thành công trong cuộc sống để tự tin nói những việc đã làm, những việc đang làm để mỗi người chúng ta đều là những người thông minh, những người anh minh.

– Mỗi người chúng ta không nên phô trương khoe khoang, khoác lác chỉ bằng lời nói mà không bằng việc làm cụ thể vì tương lai không ai biết chắc điều gì sẽ diễn ra. Những người như thế sẽ bị người khác coi thường, đánh mất lòng tin ở mọi người và dễ nản chí nếu những gì đạt được không như người đó mong muốn.

(Trong quá trình lí giải cần chọn dẫn chứng minh họa)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4 Bàn luận

– Nói những điều đã làm không có nghĩa là ca ngợi thành công của mình một cách thái quá, ngủ quên trong hào quang của quá khứ mà quên mất hiện tại; không nói trước việc sẽ làm không có nghĩa là không nghĩ gì về tương lai, là không tin tưởng vào những gì mình sẽ làm.

– Biểu dương những người có ý chí, có nghị lực cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Phê phán những người sống mơ mộng viển vông chỉ nói mà không bắt tay vào làm việc gì.

(Trong quá trình lí giải cần chọn dẫn chứng minh họa)

0,75đ
5 Liên hệ rút ra bài học về nhận thức và hành động. 0,25 đ

         * Ghi chú: Nếu học sinh có ý kiến ngoài hướng dẫn nhưng có những kiến giải  hợp lý, thuyết phục thì giám khảo vẫn đánh giá, cho điểm (không vượt quá điểm tối đa của từng phần).

Câu 2 (7,0 điểm)

Về kĩ năng

– Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…

– Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Về kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

  Đáp án Điểm
1 – Giới thiệu vấn đề nghị luận

– Dẫn dắt ý kiến.

0,50đ
2 Giải thích ý kiến 1,50đ
  – Giải thích từ ngữ:

+ Thi sĩ: Nhà thơ

+ Thi nhân: Người làm thơ

+ Nhân cách: Phẩm chất của con người

+ Thi sĩ là anh chỉ có nghề làm thơ: Nhà thơ coi làm thơ là một nghề để mưu sinh kiếm sống

+ Thi nhân là người thơ: Nhà thơ làm thơ xuất phát từ phẩm chất của người nghệ sĩ.

→ Hàm ý câu nói: Người làm thơ không không đơn giản chỉ là sáng tác mà người làm thơ phải là người khám khá, phát hiện, cảm nhận chiều sâu vẻ đẹp cuộc sống, vẻ đẹp tâm hồn con người từ chiều sâu nhân cách của người nghệ sĩ.

– Bàn luận

+ Để có những tác phẩm nghệ thuật có giá trị người làm thơ không thể coi làm thơ là một nghề để kiếm kế mưu sinh, không thể lấy thơ làm vật buôn bán trao đổi… khi ấy thơ cũng chỉ là thứ hàng hóa rẻ mạt không có một chút giá trị nào và những bài thơ của những nhà thơ như thế nhanh chóng bị rơi vào quên lãng.

+ Thơ là tổ chức ngôn từ thiêng liêng do xúc cảm của con người chắt lọc lên, mỗi ý nghĩ ngôn từ của bài thơ đều đậm chất thơ và chất thơ ấy được hòa với cuộc đời của người sáng tác. Nhà thơ lấy thơ làm nơi  để bày tỏ tâm sự, thỏa mãn nỗi niềm và nâng niu thơ như một sản phẩm tinh thần vô giá.

+ Nhà thơ phải là người quan sát, cảm nhận, khám phá, phát hiện vẻ đẹp sự sống, vẻ đẹp chiều sâu trong tâm hồn của con người, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp trong con người hướng con người tới giá trị chân, thiện, mỹ.. để mỗi khi đọc thơ con người tự hoàn thiện mình hơn

+ Cái đẹp, cái sang, chất thơ của một bài thơ phải xuất phát từ đáy lòng nhà thơ gợi ra những cảm xúc sâu lắng trước vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống và cái đẹp, cái sang, chất thơ đó được thể hiện ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào con mắt nhìn, khả năng thấu hiểu đời sống, thấu hiểu con người của nhà văn để làm được điều đó Nhà văn phải đào luyện nhân cách trong công tác hằng ngày (Đặng Thai Mai)

(Trong quá trình bàn luận có thể lấy dẫn chứng minh họa)

 
3 Phân tích, chứng minh 4,50đ
   Cảm nhận qua một  vài bài thơ đã hoc:

Học sinh có thể chọn một vài bài thơ theo cảm nhận riêng của mình, để :

– Bài viết chỉ ra và phân tích được những đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ, sáng tạo hình ảnh, nhịp điệu, xây dựng hình tượng… để làm nổi bật cảm xúc của chủ thể trữ tình.

– Vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống, vẻ đẹp trong tâm hồn con người ở mỗi bài thơ được gợi từ cảm xúc sâu lắng trong vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

4 Kết luận vấn đề 0,50đ

………………. Hết ………………..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *