Đề liên hệ diễn biến tâm trạng của Mỵ và Chí Phèo buổi sáng hôm sau

Đề thi khối 12

                                         Bài thi: NGỮ VĂN

                                                               KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018   

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

ĐỀ THAM KHẢO 5

ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

            “ (1) Cuộc sống vốn đã phức tạp rồi, không cần phải trầm trọng hóa mọi thứ thêm nữa. Nếu bạn có thể làm gì đó để đơn giản nó, hãy làm. Nếu không, hãy để mọi thứ được tự nhiên! Nếu bạn thèm hamberger, hãy ăn hamberger. Nếu bạn thấy mình béo quá, hãy giảm béo. Nếu bạn yêu ai đó, hãy nói với họ. Nếu bạn chưa tìm thấy đam mê thực sự, hãy thử nhiều công việc khác nhau cho đến khi tìm thấy nó. Nếu bạn thích làm nhiều việc, hãy làm tất cả, lần lượt từng việc một. Bạn thấy chứ? Mọi thứ không nghiêm trọng như chúng ta nghĩ. Chỉ có những ý nghĩ phức tạp mới khiến ta lo lắng. Hãy suy nghĩ đơn giản, làm những gì mình muốn (miễn là hợp pháp và không phương hại ai) và tận hưởng cuộc sống!

            (2) Niềm vui khi nhận điểm 9 sẽ sớm phai đi, nhưng lòng đố kị với kẻ được điểm 10 sẽ còn vương lại mãi trong tâm trí. Đó là chuyện muôn thuở. Ta thường thèm muốn nhiều hơn nhưng hiếm khi dừng lại để nhận ra những gì chúng ta thực sự có. Chúng ta so sánh mình với người khác để thấy rằng hiện tại của chúng ta không đủ tốt. Và bằng cách đó, ta gây áp lực không cần thiết lên chính mình. Và đó là khởi nguồn của mọi bi kịch.

                            (Bình an nội tâm – Cân bằng cuộc sống, dẫn theo wallstreetenglish. edu.vn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. Nêu nội dungchínhcủa đoạn (1)?

Câu 3. Theo anh/chị vì sao mọi người lại “Thường thèm muốn nhiều hơn nhưng hiếm khi dừng lại để nhận ra những gì chúng ta thực sự có”?

Câu 4. Việc khao khát những điều tốt đẹp hơn và trân trọng những gì ta đang có, có mâu thuẫn lẫn nhau hay không? Vì sao?

II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của/chị về ý kiến được nêu trong phần đọc hiểu: “So sánh mình với người khác là ta đang gây áp lực cho chính mình ”.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2006). Từ đó liên hệ với tâm trạng của nhân vật Chí Phèo trong buổi sáng hắn tỉnh dậy sau đêm gặp Thị Nở (Chí Phèo– Nam Cao, Ngữ Văn 11, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2006) để nhận xét về tình cảm nhân đạo của các nhà văn đối với người lao động nghèo trong xã hội cũ.

 

SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH     

Trường THPT Số 3 An Nhơn     

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận. (0.5)

Câu 2. Trong đoạn (1), tác giả nêu ra những điều bạn có thể muốn làm và khuyên ta làm điều đó ngay khi có thể như ăn bánh hamberger, giảm béo, tìm kiếm đam mê,… (0.5)

Câu 3. Mọi người “Thường thèm muốn nhiều hơn nhưng hiếm khi dừng lại để nhận ra những gì chúng ta thực sự có”, bởi vì:

– Con người luôn muốn điều tốt hơn nữa, không biết đủ, không bao giờ hoàn toàn thỏa mãn với hiện tại. (0.5)

– Con người có bản chất so sánh, đứng núi này trông núi nọ,…. (0.5)

Câu 4. HS nêu quan điểm cá nhân,  làm rõ quan điểm.

Sau đây là một vài gợi ý:

– Khao khát những điều tốt đẹp và trân trọng những gì ta đang có không hề mâu thuẫn nhau, mà bổ sung cho nhau (0.5)

– Khao khát vươn lên là động lực hoàn thiện bản thân mình ở tương lai, còn trân trọng những gì mình đang có là biết giá trị của những nổ lực trong quá khứ và thành quả ở hiện tại. (0.5)

II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của/chị về ý kiến được nêu trong phần đọc hiểu: “So sánh mình với người khác là ta đang gây áp lực cho chính mình ”.

  1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:So sánh mình với người khác là ta đang gây áp lực cho chính mình”.
  2. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

* Câu mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận:

* Các câu phát triển đoạn:

– Bàn luận:

+ Mỗi người là môt cá thể độc lập, so sánh mình với bất kì ai đều là khập khiễng.

+ So sánh mình với người khác  một cách tiêu cực, dù là so sánh hơn hay kém, bản chất chính là sự đố kị.

+ Nguyên nhân của sự so sánh có thể là: sự mặc cảm, tự ti về bản thân…

+ So sánh mình với người khác có nhiều tác hại: gây áp lực cho bản thân, gây nhiều bi kịch,…

+ Đôi khi trong cuộc sống, so sánh với người khác lại là động lực để chúng ta nổ lực phấn đấu.

* Câu kết đoạn: Liên hệ, rút ra bài học.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2006). Từ đó liên hệ với tâm trạng của nhân vật Chí Phèo trong buổi sáng hắn tỉnh dậy sau đêm gặp Thị Nở (Chí Phèo– Nam Cao, Ngữ Văn

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài). Từ đó liên hệ tới tâm trạng nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo– Nam Cao) để cảm nhận về giá trị nhân đạo của hai tác phẩm.

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

a/ Mở bài:   Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần nghị luận

b/ Thân bài:

* Cảm nhận về diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân:

– Trước đêm mùa xuân, do bị đày đoạ, áp chế, Mị trở thành một người phụ nữ “vô hồn”, mất hết ý thức về thời gian, tuổi tác. Tuy nhiên, sức sống trong Mị chưa lụi tắt và nó sẽ trỗi dậy khi có điều kiện.

– Do sự tác động của bối cảnh bên ngoài đối với Mị trong đêm mùa xuân nên sức sống trong Mị đã dần hồi sinh

-Mị nhớ lại thời xa xưa. Mị còn trẻ, Mị khao khát hạnh phúc, tình yêu-> tiếng sáo đã thức tỉnh Mị

-Sự đối lập giữa hoàn cảnh đêm xuân, giữa thế giới được đánh thức với cuộc sống thực tại làm cho Mị muốn giải thoát khỏi cuộc sống tủi nhục bằng cái chết.

– Mị lại thực hiện một sự giải thoát bằng một loạt các hành động thật bình thản và quyết liệt….(dẫn chứng)

– A Sử đã dâp tắt mọi khát khao của Mị, nhưng A Sử chỉ trói được thể xác chứ không trói đươc tâm hồn Mị -> Tai Mị vẫn nghe tiếng sáo và Mị vùng bước đi quên cả cảnh ngộ thực tại của mình. Đây là tiền đề để sức sống tiềm tàng của Mị trỗi dậy ở hành động cứu A Phủ và giải thoát bản thân.

– Nghệ thuật: khắc hoạ thành công nhân vật qua diễn biến tâm lí và hành động.

* Liên hệ tới tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong buổi sáng tỉnh dậy:

– Sau cuộc gặp gỡ đầy tình cờ với thị Nở trong đêm trăng ở vườn chuối cạnh bờ sông, cuộc đời Chí Phèo như được lật sang một trang mới.

– Sáng sớm hôm sau, hắn tỉnh dậy. Hắn bắt đầu cảm nhận được cuộc sống xung quanh mình và có những cảm xúc của một con người.

– Lần đầu tiên từ khi ra tù, Chí Phèo tỉnh rượu và nghe được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống hằng ngày xung quanh hắn… Những âm thanh ấy đã gợi nhớ trong hắn ước mơ giản dị từ thuở xa xưa, bản chất người trong hắn đang mơ hồ tỉnh dậy.

– Qua đó, nhà văn thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với hoàn cảnh bi đát của người nông dân trong xã hội cũ, đồng thời khẳng định và tin tưởng vào bản chất lương thiện tốt đẹp của họ.

* Suy nghĩ về giá trị nhân đạo của 2 tác phẩm

– Ở cả hai tác phẩm đều thể hiện giá trị nhân đạo : Đó là sự phát hiện và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp ở người lao động; trân trọng, nâng niu khát vọng tốt đẹp của họ.

– Tuy nhiên vì ra đời trước Cách mạng tháng Tám nên trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, tác giả chưa mở ra được con đường tươi sáng đối với các nhân vật. Khát vọng tốt đẹp ở người nông dân nghèo không thể thực hiện. Còn ở truyện Vợ chồng A Phủ ra đời sau cách mạng Tháng Tám, nhà văn Tô Hoài đã gieo vào lòng người niềm tin vào tương lai tươi sáng của các nhận vật. Mị và A Phủ nên vợ nên chồng, thoát khỏi số phận nô lệ, đến với cuộc sống tự do, hạnh phúc

c/ Kết bài:

– Tóm lại vấn đề đã nghị luận.

– Liên hệ và nêu cảm nghĩ vẻ đẹp tâm hồn/ tình yêu thương con người

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *