Đề thi học sinh giỏi Ngữ văn 11 Chữ người tử tù

Đề thi khối 11
     SỞ GD&ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I

 

 

ĐỀ  THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG

 NĂM HỌC 2017-2018

 MÔN: NGỮ VĂN 11

Ngày thi:   tháng  11  năm 2017

Thời gian làm bài: 180 phút ( không kể thời gian phát đề)

 

MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

– Đánh giá mức độ đạt được về kiến thức kĩ năng NLXH và NLVH  của học sinh lớp 11.

– Đánh giá việc học sinh nhận biết, thông hiểu, vận dụng những kiến thức đã học vào bài thi.

  1. Kĩ năng và năng lực

– Đọc hiểu văn bản

– Tạo lập văn bản

  1. Thái độ

Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất.

HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận

THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KT

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

       Cấp độ

 

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng  

Cộng

Cấp độ thấp Cấp độ cao
Nghị luận xã hội       Vận dụng kiến thức, kĩ năng viết bài văn nghị luận xh  
Số câu

Số điểm      Tỉ lệ %

      1

8/20

40%

1

8/20

40%

Nghị luận văn học

 

      Vận dụng kiến thức, kĩ năng viết bài nghị luận vh  
Số câu

Số điểm      Tỉ lệ %

      1

12/20

60%

1

12/20

60%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

      2

20/20

100%

2

20/20

100%

 

D. ĐỀ KIỂM TRA:

 

Câu 1  (8,0 điểm)

 Ngày xửa ngày xưa, trên tiên giới có hai ông tiên rất thích đánh cờ vây. Họ thường bay xuống một đỉnh núi dưới hạ giới để đánh cờ. Ở nơi họ đánh cờ có một cây thông cao lớn. Có một con khỉ sống trên cây thông ấy. Hết năm này đến năm khác, con khỉ nấp trên cây xem trộm hai ông đánh cờ. Nhờ vậy nó lĩnh hội được những bí quyết của môn cờ vây.

Không lâu sau con khỉ xuống núi ,đi đến đâu cũng thách người ta đánh cờ với nó.Trong một thời gian không ai là đối thủ của nó. Sau này những người đánh cờ chỉ nhìn thấy đối thủ của mình là con khỉ đó liền đầu hàng vô điều kiện.

Chuyện này cuối cùng cũng đến tai nhà vua. Ông cho rằng mình không thể làm ngơ trước việc này. Cả nước có bao nhiêu cao thủ cờ vây, vậy mà chẳng ai đánh thắng nổi con khỉ đó, thật là mất mặt. Nhà vua ra lệnh: “ Phải tìm bằng được người đánh thắng con khỉ đó ”

Nói thật ra ,tài đánh cờ của con khỉ đó thật cao siêu, không ai xứng tầm là đối thủ  của nó. Phải làm thế nào bây giờ?

Lúc đó có vị đại thần, xung phong đi quyết đấu với con khỉ một ván. Nhà vua nói :

“Khanh có chắc thắng không?”

 Vị thần tự tin trả lời “Thần cầm chắc phần thắng trong tay. Chỉ có điều xin nhà vua sai người đặt một đĩa đào chín ở cạnh bàn cờ”

Trận đấu được bắt đầu, vị đại thần và con khỉ đó ngồi đối diện nhau, cạnh bàn cờ đặt một đĩa đào chín mọng, tươi ngon. Trong suốt ván cờ, con khỉ liên tục liếc mắt nhìn đĩa đào. Và cuối cùng thì nó đã thua.

Suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên.

 

Câu 2 (12,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “ Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp chính ở chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức” ( Thạch Lam)

Anh(Chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích nhân vật Quản ngục trong tác phẩm “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân để thấy sự “ phát hiện” cũng như “bài học trông nhìn” mà tác giả đã gửi gắm.

……………………………………………HẾT…………………………………………..

 

SỞ GD&ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

KỲ THI CHỌN HSG  – NĂM HỌC 2017-2018

 MÔN: NGỮ VĂN 11

Ngày thi: 5 tháng 11  năm 2017

Thời gian làm bài: 180 phút( không kể thời gian phát đề)

 

Câu Ý Nội dung Điểm
1     8,0
    Yêu cầu về kỹ năng 0,5
  –  Nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội. Vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…

– Diễn đạt trong sáng, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả….

 
  Yêu cầu kiến thức 7,5
a. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu chuyện  
 

 

 

 

          – Câu chuyện kể về 2 hình tượng chính đó là vị thần và con khỉ đã cho ta thấy: con khỉ thất bại là do đã không chuyên tâm, không tập trung vào ván cờ mà lơi là, chủ quan. Vị đại thần thắng cuộc là nhờ vào sự dũng cảm, tự tin, mưu trí, khôn khéo, đặc biệt là chuyên tâm tập trung đánh cờ, suy tính cân nhắc kỹ càng trong từng đường đi, nước bước.

-> Câu chuyện ngắn gọn, cô đọng, hàm súc ngụ ý phê phán con khỉ  ma lanh, láu cá có phần tự đắc và đồng thời ngợi ca vị đại thần chuyên tâm với công việc.

=> Câu chuyện gửi gắm đến tất cả mọi người bài học về sự chuyên tâm, kiên trì, mưu mẹo, tự tin, thông minh sẽ mang lại cho con người chiến thắng dù ở trường học hay trường đời.

0.5

 

 

0.25

 

 

 

0.25

 

b. Bàn luận:

– Chuyên tâm là dồn tâm sức trí tuệ tập trung làm một việc gì đó với một niềm say mê lớn cho đến khi hoàn thành xong công việc.

– Sự chuyên tâm đem đến thành công cho con người, vì:

+  Khi dồn tâm sức, trí tuệ để làm việc; khi đã suy nghĩ chín chắn, sâu sắc; cân nhắc tính toán lường trước được mọi việc thì con người sẽ hạn chế được rủi ro và  có nhiều khả năng cơ hội để đi đến chiến thắng

+ Khi con người tập trung cao độ, con người sẽ có những bứt phá, có những sáng tạo… vì vậy dễ dàng đi đến thành công.

– Không chuyên tâm và quá tin vào mình, tự kiêu, chủ quan lơi là, mất cảnh giác thì sẽ chuốc lấy thất bại.

– Phê phán những con người khi làm việc gì đó hay chủ quan khinh địch, tinh vi, xem thường người khác

– Khẳng định: Chuyên tâm sẽ giúp con người đi đến thành công. Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải lúc nào sự chuyên tâm cũng đưa con người đến thành công mà bên cạnh đó con người còn phải có sự thông minh mưu trí, sáng tạo; phải có sự tự tin. Bởi lẽ có nhiều người rất cần cù chịu khó, say mê nhưng không sáng tạo, thiếu phương pháp, không có sáng kiến… khi thực hiện công việc thì cũng không thể thành công.

( HS cần có dẫn chứng trong quá trình bàn luận)

 

0,5

 

 

 

1,5

 

 

 

1,5

 

0,75

 

0,5

 

0,75

  c. Bài học nhận thức và hành động 1.0
  – Muốn thành công, muốn chiến thắng thì cần sự chuyên tâm với công việc, thông minh, mưu trí không nên lơi là, chủ quan, tự kiêu coi thường người khác

– Rèn luyện ý chí, bản lĩnh, sự kiên trì; nâng cao tầm hiểu biết để chiến thắng trong cuộc sống.

0.5

 

0.5

2     12.0
     Yêu cầu về kĩ năng: 0,5
  – Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học đúng và trúng theo yêu cầu của đề.

– Bài viết có kết cấu chặt chẽ, liến thức phong phú, chính xác, diễn đạt mạch lạc, viết có cảm xúc, không mắc lỗi các loại….

 

 

  Yêu cầu về kiến thức:

Có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:

11,5
a. Giải thích ý kiến  
  – Cái đẹp kín đáo, che lấp là cái đẹp ẩn đằng sau vẻ bề ngoài xù xì, gai góc, thô kệch, tầm thường…Đó thường là vẻ đẹp của nhân cách, của tình người, khát vọng, sức sống, tài năng…

– Nơi không ai ngờ tới chính là hoàn cảnh, là môi trường không phù hợp, thuận lợi cho cái đẹp.

-> Sứ mệnh của nhà văn là đi tìm và phát hiện cái đẹp cái khuất lấp ở những nơi tưởng như không thể tồn tại cái đẹp để giúp người đọc có cách nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống, con người và thưởng thức tác phẩm một cách đúng đắn và có ý nghĩa nhất.

=> ý kiến đặt ra trách nhiệm của người cầm bút là phải phát hiện được những cái đẹp khuất lấp để đem lại những nhận thức mới mẻ cho người đọc. Đó cũng chính là thiên chức, là sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ.

1.5
  * Lí giải ý kiến:

– Một trong những chức năng của văn học là chức năng thẩm mỹ vì vậy đi tìm và phát hiện cái đẹp chính là công việc, là sứ mệnh của nhà văn.

– Cái đẹp hiện rõ giữa cuộc đời thì ai cũng có thể cảm nhận được nên không nhất thiết phải cần đến vai trò của nhà văn.

– Nhà văn phải là người không ngừng tìm tòi, phát hiện để phản ánh hiện thực một cách sâu sắc, toàn diện và đóng góp cho văn học những giá trị mới nên phải đi tìm, phát hiện vẻ đẹp tiềm ẩn của đối tượng ở nơi tưởng chừng như không thể tồn tại cái đẹp.

– Công việc ấy của nhà văn giúp người đọc thêm tin tưởng, có cái nhìn tinh tế nhạy cảm với cuộc sống, con người và thấy bất ngờ, thú vị khi thưởng thức tác phẩm, thưởng thức vẻ đẹp cuộc sống.

– Muốn làm tốt công việc ấy nhà văn cần phải gắn bó với cuộc sống, con người, có cái nhìn sâu sắc, tinh tế và có tài trong việc thể hiện cái đẹp tiềm ẩn

1.5
b. Phân tích nhân vật Quản ngục trong Chữ người tử tù … 7.0
  * Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm

Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp.

Truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn TuânIn trong tập

“ Vang bóng một thời ” ( 1940),  với cốt truyện đơn giản…

* Phân tích

– Sự “ phát hiện” của Nguyễn Tuân về quản ngục: Quản ngục là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn ,xô bồ

+ Quản ngục- người làm nghề coi ngục. Trong quan niệm của người đời, đó là 1 hung thần với bàn tay vấy máu, sống tàn nhẫn, lừa lọc. Nhưng bên trong con người ấy lại là 1 tâm hồn đẹp đẽ. Chức vụ quản ngục chỉ là “cái áo khoác ngoài của một tâm hồn đẹp”

+ Quản ngục là người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, biết nâng niu quý trọng cái tài ,cái đẹp. Là người có tâm hồn nghệ sĩ

. Sống trong cảnh tù ngục tối tăm, QN vẫn hướng về cái đẹp ở ngoài đời để biết được HC là người viết chữ đẹp nổi tiếng của vùng tỉnh Sơn

. Mặc dù chọn nhầm nghề nhưng QN có 1 sở nguyện cao quý; một ngày nào đó được treo ở nhà riêng của mình một câu đối do chính tay HC viết.

. Trân trọng Huấn Cao, trân trọng cái tài, cái đẹp, nhẫn nại để đạt được sở nguyện: ( Đăm chiêu nghĩ ngợi thao thức giữa đêm khuya, kín đáo để nghĩ về tử tù khi nhận được tấm phiến trát; sai ngục thất quét dọn lại buồng giam;lúc nhận tù quản ngục nhìn HC với ánh mắt kiêng nể; để ngoài tai những lời khích bác của lũ lính áp giải; hết lòng biệt đãi HC; QN nhún nhường xin “ lĩnh ý” khi HC đuổii ra khỏi phòng giam;…)

+ Quản ngục là người không sợ cường quyền

. Dám chơi chữ của 1 kẻ đại nghich

. Dám đảo lộn trật tự lao tù để biệt nhỡn, tôn trọng cái tài, cái đẹp

. Dám xin chữ tử tù ngay trong ngục

+ Quản ngục là người có thiên lương

. Nhận ra mình chọn nhầm nghề

. Huấn Cao nhận ra quản ngục là người tốt “ Nào ta có biết đâu….”

. Khúm núm, kính cẩn trước cái đẹp.

. Quản ngục lĩnh hội lời khuyên với  một thái độ, cử chỉ, hành động rất chân thành và cao quý. Vái người tù…. Thể hiện thái độ kính phục, ngưỡng mộ trước một nhân cách cao cả; bày tỏ lòng biết ơn chân thành với ân nhân khai sáng tâm hồn mình.

– “ Bài học trông nhìn

+ Không nên chỉ nhìn nhận con người qua vẻ bề ngoài

+ Cái đẹp có thể sinh ra ở mọi lúc mọi nơi, cái đẹp phải gắn với cái thiện, không thể ở chung với cái xấu, cái ác; cái đẹp nâng đỡ con người, cứu vớt con người.

+ Phải luôn trân trọng cái tài, cái đẹp.

( HS có thể rút ra bài học khác miễn là hợp lý)

* Đánh giá;

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân

–  QN là nhân vật mang vẻ đẹp lý tưởng. Đây là kiểu nhân vật quen thuộc trong sáng tác của Nguyễn Tuân. QN là kiểu người như hoa sen sống trong bùn lầy “ gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

– QN là kết quả của việc tìm kiếm cái đẹp khuất lấp, ở chỗ không ai ngờ tới.. của Nguyễn Tuân; và cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.

– Cùng với nhân vật HC, nhân vật quản ngục góp phần làm nên sức hấp dẫn cho truyện.

– Khẳng định tài năng Nguyễn Tuân.

0,5

 

 

 

 

4,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

1,0

c. Bình luận ý kiến 1.0
  – Ý kiến là lời tâm sự, chia sẻ của một người cầm bút luôn yêu quý và trân trọng văn chương, chỉ ra sứ mệnh cao cả của văn chương với con người.

– Ý kiến là định hướng để người đọc tìm hiểu, tiếp cận tác phẩm trong chiều sâu tư tưởng của nó.

– Bồi dưỡng tình yêu, niềm say mê văn học nói riêng, tình nhân ái, tư tưởng sống đẹp cho bạn đọc nói chung.

0.5

 

 

0.25

 

0.25

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *