Đề thi học sinh giỏi bài Hai đứa trẻ và Chí Phèo

Đề thi khối 11

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

         TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN 1                        ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

                                                                                         Năm học 2016 – 2017                  

Môn: Ngữ vănLớp 11

                                                                                Thời gian làm bài: 150 phút

 

Câu 1: (8.0 điểm)

Nếu một ngày cuộc sống của bạn bị nhuốm màu đen, hãy cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh.
Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên?

Câu 2: (12.0 điểm)

       “Văn chương hướng tới chân, thiện, mĩ  bao giờ cũng là văn chương cho mọi người và là văn chương của muôn đời”.

Bằng việc phân tích hai tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chí Phèo của Nam Cao, anh/ chị hãy bình luận về ý kiến trên.

 

 

Họ và tên…………………………………………….                          Số báo danh………………

——-HẾT——

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

    TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN1                         ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI 11

                                                                                  Năm học: 2016- 2017

 

Câu Ý Nội dung Điểm
1   Trình bày suy nghĩ về vấn đềNếu một ngày cuộc sống của bạn bị nhuốm màu đen, hãy cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh”. 8.0
    Yêu cầu chung  
  – Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ, suy nghĩ của mình để làm bài.

– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

   1.0
  Yêu cầu cụ thể  
a. Giải thích ý kiến 1.0
 

 

 

 

+ “Cuộc sống bị nhuốm màu đen”: chỉ cuộc sống tối tăm, gặp nhiều sóng gió, khổ đau, bất hạnh, không hy vọng.
+ “Cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh” (tạo nên một bầu trời đêm thật đẹp): chủ động, tìm hướng khắc phục với tinh thần lạc quan biến những đau khổ thành niềm vui, thành công và hạnh phúc.
=> Ý nghĩa: Dẫu cuộc sống có tối tăm, đau khổ, bất hạnh đến đâu, mỗi con người cần chủ động thay đổi, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
  0.5

 

 

 

 

0.5

b. Bàn luận 6.0
  + Cuộc sống luôn có nhiều chông gai, thử thách, bất trắc do yếu tố khách quan, chủ quan mang đến với những tác động rủi ro, khiến con người cảm thấy đau khổ, tuyệt vọng.
+ Dù cuộc sống có đen tối, khổ đau nhưng con người không được bi quan, buông xuôi, đầu hàng số phận. Trong khó khăn, thử thách, con người nhận thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình, có điều kiện tôi luyện bản lĩnh, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm,… làm tiền đề cho những thành công, hạnh phúc sau này.
+ Con người cần tin tưởng vào khả năng của bản thân, tự quyết định cuộc sống của mình. Bằng sự nỗ lực cố gắng, dũng cảm vượt qua thử thách, khổ đau, với ước mơ, hoài bão và những suy nghĩ, hành động tích cực, mỗi con người phải luôn hướng về phía trước để làm thay đổi cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn.
+ Cho dù nhiều lúc không thể thay đổi được số phận , nhưng mỗi người hoàn toàn có thể vượt lên số phận, bước qua nỗi đau, không khuất phục trước những sóng gió trong cuộc đời để đạt được hạnh phúc cho mình.
+ Nếu không dám đương đầu và vượt qua những thất bại, khổ đau thì con người sẽ bị nhấn chìm, gục ngã, mãi sống trong bất hạnh và sự tăm tối.

=> Khẳng định ý kiến trên là đúng đắn, sâu sắc, như một lời gợi mở, nhắc nhở về một phương châm sống tích cực khi đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
+ Không phải lúc nào sự cố gắng cũng dẫn đến thành công, nhưng luôn nỗ lực và lạc quan ( cầm bút và vẽ những vì sao lấp lánh) trong mọi hoàn cảnh để không ân hận khi gặp thất bại.
Phê phán những người không có ý chí, tinh thần vượt khó, sống yếu đuối, cam chịu…hoặc có những hành động việc làm nhằm thoát khỏi hoàn cảnh sống đen tối theo theo hướng tiêu cực.

Lấy dẫn chứng minh họa cho các luận điểm.

  0.5

 

 

1.0

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

1.0

 

 

 

1.0

 

 

 

 

0.5

  c. Bài học nhận thức và hành động 1.0
  +Cuộc sống có thể đổ lên đầu bạn những rủi ro, tai ương, và đôi khi chúng ta lâm vào bế tắc

+Phải có ý chí, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh, vượt lên những khó khăn, gian nan phía trước.

Lưu ý: Học sinh có thể có nhiều cách nhìn nhận và thể hiện khác nhau về ý kiến trên miễn là bài viết đủ sức thuyết phục, chặt chẽ, lôgic; giám khảo căn cứ trên bài làm thực tế của thí sinh để đánh giá, cho điểm.

 
2          “Văn chương hướng tới chân, thiện, mĩ  bao giờ cũng là văn chương cho mọi người và là văn chương của muôn đời”.

Bằng việc phân tích hai tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chí Phèo của Nam Cao, hãy bình luận ý kiến trên.

12.0
    Yêu cầu chung  
  a) Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về một vân đề lí luận văn học; lập ý rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; diễn đạt sáng rõ, lưu loát, không mắc các lỗi về từ ngữ, chính tả, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
– Nắm vững kiến thức lí luận về các giá trị của văn học và mối quan hệ giữa chúng với sức sống, sức lan tỏa và ảnh hưởng của một tác phẩm văn chương.
– Có những kiến thức cơ bản về lịch sử văn học, về sự phát triển của các giá trị văn học theo tiến trình lịch sử văn học dân tộc và văn học thế giới.
– Nắm vững kiến thức về hai tác phẩm: “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam Cao, biết khai thác những giá trị cơ bản để thuyết minh và bình luận cho vấn đề lí luận.
– Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, song phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
1.0

 

  Yêu cầu cụ thể  
  1. Giải thích ý kiến 2.0
  – Giải thích các khái niệm: chân, thiện, mĩ.
+ “Chân”: có nghĩa là chân thật, sự xác thực, là sự thật và chân lí được phản ánh vào trong tác phẩm văn học. Trái ngược với “chân” là giả dối, giả tạo, phù phiếm. Đi liền với “chân” là giá trị nhận thức.
+ “Thiện”: có nghĩa là cái tốt, cái hay được nhà văn thể hiện trong tác phảm, nó thuộc về phương diện đạo đức và nhân cách của con người, hướng con người đến với cái tốt đẹp trong cuộc sống. Trái với thiện là cái ác, là đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Đi liến với “thiện” là giá trị giáo dục tư tưởng, tình cảm.
+ “Mỹ”: có nghĩa là đẹp, là cái đẹp trong cuộc sống. Trong tác phẩm văn học, “mỹ” được hiểu là cái đẹp nghệ thuật, là sự kết hợp hài hòa giữa “chân” và “thiện”, là khả năng đánh thức, khơi gợi và bồi dưỡng những tình cảm thẩm mĩ của người đọc. Đi liền với “mỹ” là giá trị giáo dục tình cảm thẩm mỹ.
– Giải thích ý kiến: “Văn chương hướng đến chân – thiện – mỹ” là văn chương hướng đến những giá trị toàn diện, vừa phản ánh chân thực những vấn đề trong đời sống của con người, vừa hướng con người đến với cái tốt, cái đẹp, đồng thời khơi gợi và bồi dưỡng cho con người những rung cảm thẩm mĩ. Văn chương “chân – thiện – mỹ” là văn chương đem đến cho con người những giá trị về nhận thức, về những bài học tư tưởng đạo lí và về cái đẹp. Đó mới thực sự là văn chương chân chính vì con người. Khi đó, tác phẩm văn học sẽ được đón nhận, được lưu truyền và trở thành món ăn tinh thần của tất cả mọi người ở mọi thời đại.

– Khái quát quy luật về mối quan hệ giữa các giá trị “chân – thiện – mỹ” và sức sống của một tác phẩm văn học qua sự vận động, phát triển của văn học thế giới nói chung và văn học Việt Nam nói riêng: Những tác phẩm đạt đến “chân – thiện – mỹ” là những tác phẩm vượt mọi giới hạn của thời gian và không gian để trở thành tác phẩm chung của cả nhân loại và với mọi thời đại. (Nêu một số tác phẩm tiên biểu trong lịch sử văn học để minh họa)

 

 

0.5

 

 

 

0.5

 

 

 

 

 

0.5

 

 

 

 

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

2 Khái quát về tác giả, tác phẩm: 1.0
 

 

 

 – Giới thiệu khái quát về hai tác giả Thạch Lam và Nam Cao trong sự phát triển của nền văn học Việt Nam.

– Khẳng định các tác phẩm của hai nhà văn là những tác phẩm đã đạt đến “chân – thiện – mỹ”. Tiêu biểu với Thạch Lam là truyện ngắn “Hai đứa trẻ” và Nam Cao là truyện ngắn “Chí Phèo”.

 

 

 

 

 

3  Phân tích, chứng minh nhận định qua tác phẩm.

 

6.0

 

   a. Phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam
– Giới thiệu khái quát về tác phẩm: nội dung cốt truyện, thế giới nhân vật, giá trị chung về nội dung tư tưởng và nghệ thuật… Nhấn mạnh các giá trị “chân – thiện – mỹ”
– Phân tích cụ thể các biểu hiện về “chân – thiện – mỹ” trong tác phẩm:
+ Phản ánh một cách chân thực bức tranh đời sống xã hội Việt Nam những năm trước Cách mạng tháng Tám 1945 qua bức tranh phố huyện và những kiếp người trên phố. (Phân tích các chi tiết cụ thể về phố huyện và đời sống các nhân vật)
+ Thể hiện một cái nhìn, một tình cảm nhân ái, yêu thương, đồng cảm với những cảnh đời bé nhỏ, tàn lụi trên phố huyện nghèo; đồng thời là một mơ ước, một niềm hi vọng về sự đổi thay, về một điều tươi sáng sẽ đến. (Phân tích các biểu hiện cụ thể của tinh thần nhân đạo Thạch Lam trong tác phẩm)
+ Những sáng tạo riêng, độc đáo về hình thức nghệ thuật, tạo nên một tác phẩm văn xuôi giàu chất thơ trữ tình, nhẹ nhàng, tinh tế và sâu lắng.
b. Phân tích truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao:
– Giới thiệu khái quát về tác phẩm: nội dung cốt truyện, thế giới nhân vật, giá trị chung về nội dung tư tưởng và nghệ thuật… Nhấn mạnh các giá trị “chân – thiện – mỹ”
– Phân tích cụ thể các biểu hiện về “chân – thiện – mỹ” trong tác phẩm
+ Phản ánh chân thực và sâu sắc bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam Trước CMT8- 1945, số phận người nông dân bị lưu manh hóa. (Phân tích những vấn đề được Nam Cao phản ánh trong tác phẩm)
+ Thể hiện cái nhìn phát hiện, khám phá, đồng cảm, trân trọng đối với người nông dân. (Phân tích tư tưởng, tình cảm và thái độ của nhà văn qua các nhân vật)
+ Những đặc sắc nghệ thuật: nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ, xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình…
3.0

 

0.25

 

 

2,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.25

 

3.0

 

0.25

 

 

2.5

 

 

 

 

 

 

 

 

0.25

4. Đánh giá chung 1.5
  – Đánh giá về các giá trị “chân – thiện – mỹ” và sức sống của hai tác phẩm “Hai đứa trẻ” và “Chí Phèo” trong lòng người đọc và trong đời sống văn học.
– Đánh giá về ý nghĩa lí luận và thực tiễn của vấn đề nghị luận.
1.0

 

 

0.5

Lưu ý chung

1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

3. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.

4. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *