Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi môn văn lớp 11

Đề thi khối 11
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII

TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

                       ——————-

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN  – KHỐI  11

Năm học 2015 –  2016

Thời gian làm bài: 180 phút

(Đề này có 01  trang, gồm 02  câu)

 

Câu 1 ( 8,0 điểm)
Nước mắt của mẹ là cuộc sống của con.

Câu 2 ( 12,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng:

“Tình huống truyện đã làm cho mạch truyện trong tác phẩm phát triển như một vở kịch”

Trình bày ý kiến của anh/chị qua tác phẩm “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

 

…………….Hết…………….

Người ra đề :Vương Thị Vân Anh

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII

TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC

HƯỚNG DẪN CHẤM

——————-

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

 KHỐI 11

Năm học 2015 –  2016

 

 

Câu Ý Nội dung Điểm
HS biết làm bài NLXH . Xác định đúng vấn đề cần bàn.

Dẫn chứng hợp lí, diễn đạt sắc bén…

1 Nước mắt của mẹ là cuộc sống của con. 8,0
  a Dẫn dắt vấn đề 0,5
b Giải quyết vấn đề 7,0
  ·        Giải thích

“ Nước mắt”: là biểu hiện một trạng thái cảm xúc mãnh liệt của con người, biểu hiện của niềm vui, nỗi buồn.

“ Nước mắt của mẹ” : là giọt nước mắt của những giây phút hạnh phúc, khổ đau

“ Nước mắt mẹ là cuộc sống của con”: giọt nước mắt của mẹ đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của con.

Câu nói làm sang lên vẻ đẹp tình mẫu tử, những chime nghiệm thấm thía: cuộc sống ta có được từ bao chắt chiu, nhọc nhằn của mẹ, cuộc sống của ta là tất cả ý nghĩa với đấng sinh thành.

2,0
  ·        Phân tích, chứng minh:

– “ Nước mắt của mẹ”: giọt nước mắt của khổ đau, phản chiếu bao vất vả toan lo, mẹ đã hi sinh thầm lặng cho con, cho con bao ngọt ngào và đắng cay nhận về, cuộc sống của con có bóng dáng cuộc đời tảo tần của mẹ. ( dẫn chứng)

– “ Giọt nước mắt của mẹ”: là giọt nước mắt của hạnh phúc, hạnh phúc khi con trưởng thành, lớn khôn, sống có ích. Con hiểu ra: cuộc sống của con thật ý nghĩa bởi đằng sau luôn có ánh mắt dõi theo, nâng niu, chở che… (dẫn chứng)

4,0
    ·        Bàn luận, mở rộng

–         Giọt nước mắt của mẹ như nhắc nhở ta về giá trị cuộc sống làm người, là động lực thắp lên thành công… Chúng ta sống sao để giọt nước mắt kia chỉ là giọt nước mắt của hạnh phúc.

–         Buồn cho những đứa con không biết quý trọng cuộc sống của mình để rồi đem lại khổ đau cho đấng sinh thành.

1,0
c Kết thúc vấn đề

Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân

0,5
* Cách cho điểm:

– Điểm 7-8: Bài viết hiểu đươc vấn đề đặt ra bản tin, đáp ứng tốt những yêu cầu của kiểu bài nghị luận xã hội, có ý kiến sắc sảo, sáng tạo, có kiến thức xã hội phong phú.

– Điểm 5-6: Bài viết hiểu vấn đề, biết làm bài nghị luận xã hội, dẫn chứng sinh động, không mắc lỗi.

– Điểm 3-4: Hiểu đề nhưng lập luận chưa chặt chẽ, ý văn chưa sáng, còn vài lỗi về diễn đạt.

– Điểm 1-2: Hiểu vấn đề còn lơ mơ, chưa chú ý trình bày suy nghĩ về vấn đề được đặt ra. Diễn đạt còn nhiều lỗi.

– Điểm 0: không viết gì hoặc không hiểu gì về đề.

* Lưu ý: Khuyến khích những bài viết có lập ý sáng tạo, đưa ra được những suy nghĩ, kiến giải, đề xuất  sâu sắc, thuyết phục.

 

 

 

 

2 “Tình huống truyện đã làm cho mạch truyện trong tác phẩm phát triển như một vở kịch” 12,0
  1 Đặt vấn đề 0,5
2 Giải quyết vấn đề 11,0
a ·        Giải thích:

–         Tình huống truyện là một hoàn cảnh đặc biệt của đời sống được tái hiện trong tác phẩm, qua đó nhân vật bộc lộ trọn vẹn con người thật, giúp nhà văn thể hiện quan điểm, thái độ về cuộc sống, con người, nghệ thuật.

–         Có ba loại tình huống: tình huống nhận thức, tình huống tâm trạng và tình huống hành động. Tình huống trong “ Chữ người tử tù” là tình huống hành động

–         Tình huống là yếu tố hạt nhân để tạo nên câu chuyện, sự phát triển của tình huống sẽ kéo theo diễn biến mạch truyện, tình huống tạo yếu tố kịch tính cho mạch truyện

2,0
  b ·        Chứng minh qua “ Chữ người tử tù”

– Tình huống trong tác phẩm độc đáo, trớ trêu, éo le. Đó là cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên quản ngục: một người là chủ thể sáng tạo cái đẹp , song oái oăm thay lại là một tử tù và người kia là người coi tù lại tha thiết muốn có được chữ đẹp từ tử tù . Họ là những người đối địch nhau trên bình diện xã hội nhưng là tình tri kỉ trên bình diện nghệ thuật.

– Nhà văn đã đặt nhân vật vào những khoảnh khắc đặc biệt buộc nhân vật phải đưa ra hành động quyết định. Từ đó thắt nút , dẫn đến cao trào và mở nút cho câu chuyện, tạo kịch tính cho mạch truyện

( học sinh chọn phân tích dẫn chứng để làm rõ)

6,0
c Nhận xét, đánh giá:

– Tình huống giúp các nhân vật bộc lộ tính cách rõ nét: Huấn Cao tài năng, có tâm trong sáng, khí phách hiên ngang. Viên quản ngục có tấm long biệt nhỡn liên tài, có sở nguyện cao quý, là “ thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”

– Tình huống tạo nên tính kịch cho truyện, qua đó thể hiện quan niệm thẩm mĩ và niềm tin về cái đẹp của Nguyễn Tuân

– Tình huống truyện thể hiện tài năng nghệ thuật và phong cách điêu luyện của Nguyễn Tuân.

3,0
3 Kết thúc vấn đề 0,5
* Cách cho điểm:

– Điểm 11 – 12:     Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, suy nghĩ, cảm thụ sâu sắc, sáng tạo, kết hợp sâu sắc lí luận và tác phẩm.

– Điểm 9 – 10:       Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn mạch lạc, trong sáng, còn mắc vài sai sót nhỏ.

– Điểm 7 – 8:         Đáp ứng được 2/3 yêu cầu, bố cục mạch lạc, văn có cảm xúc, có thể vẫn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.

– Điểm 5 – 6:         Đáp ứng được ½ yêu cầu          , kiến thức lí luận và tác phẩm rời rạc, còn sai sót nhỏ về diễn đạt.

 

                                                                               

                                                                                      Người phản biện đáp án

(Ký, ghi rõ Họ tên – Điện thoại liên hệ)

                                                                                              Nguyễn Phương Thảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *