Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi môn văn lớp 11, đề 5

Đề thi khối 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH

TRƯỜNG THPT HÒN GAI- HẠ LONG

ĐỀ ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI OLIMPIC-TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII

MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11

Thời gian làm bài: 180 phút

(Đề này có 02 câu; gồm 01 trang)

 Câu 1 (8 điểm):

“Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa thời hội nhập là công việc của mọi nhà, của mọi người và toàn xã hội” (PGS-TS Vũ Nho- Trích bài báo Đôi điều suy ngẫm về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thời hội nhập, báo Quân đội nhân dân, ngày 24/11/2013).

Từ ý kiến trên, anh chị hãy nêu suy nghĩ của mình về nhận thức và vai trò của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay.

 

Câu 2 (12 điểm):

Cảm nhận của anh /chị về những cách tân thơ của Xuân Diệu qua bài thơ Vội vàng?

 ——— HẾT ———-

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH

TRƯỜNG THPT HÒN GAI- HẠ LONG

ĐỀ ĐỀ XUẤT
HƯỚNG DẪN CHẤM

           MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11

 (Hướng dẫn chấm này  gồm 07  trang)

 

YÊU CẦU CHUNG

– Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.

– Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.

YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu 1 (8,0 điểm)

  1. Về kĩ năng:

– Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, lối sống, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.

– Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

– Học sinh có thể trình bày bài viết dưới nhiều hình thức khác nhau

  b.Về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

 

Ý Nội dung chính cần đạt Điểm
1 Giải thích ý kiến 2,0
  + Văn hóa hiểu một cách ngắn gọn nhất là những giá trị tích cực thuộc về đời sống vật chất hoặc tinh thần mà con người tạo ra trong quá trình phát triển, hình thành một cộng đồng xã hội, quốc gia, dân tộc (văn hóa ẩm thực, văn hóa trang phục, các phong tục tập quán, văn hóa ứng xử, văn hóa giao thông…)

+ Thế nào là bản sắc văn hóa: là những đặc điểm cơ bản cho sắc thái văn hóa của một dân tộc, là những nét đặc trưng, độcc đáo giúp phân biệt văn hóa dân tộc này với nền văn hóa dân tộc khác.

+ Thời hội nhập: là thời kì cả đất nước tích cực hòa chung vào xu thế toàn cầu hóa, tăng cường mở rộng giao lưu quốc tế về mọi phương diện, từ kinh tế đến văn hóa, xã hội,…

à ý kiến đặt ra vấn đề bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc trước diễn biến phức tạp của bối cảnh xã hội hiện nay, đề cao vai trò trách nhiệm của toàn thể cộng đồng với nhiệm vụ đó.

1,5

 

 

 

 

 

 

 

0,5

2 Bàn luận 4,0
  2.1. Khẳng định về tính chất đúng đắn của ý kiến:

– Bối cảnh văn hóa xã hội hết sức phức tạp và hiểm họa bị “xâm lăng văn hóa” ở nước ta hiện nay.

– Thực trạng mai một các giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc, đánh mất bản sắc (suy đồi đạo đức xã hội, ứng xử thiếu văn hóa, ăn mặc lố lăng, làm biến dạng ngôn ngữ,…) và tính chất cấp thiết của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa.

– Muốn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cần có sự chung tay góp sức của cá nhân và toàn thể xã hội: việc gìn giữ, phát huy những truyền thống đạo lý tốt đẹp cần có sự đóng góp của ông bà cha mẹ trong gia đình, sau đó mới đến trường lớp và xã hội,…

2. 2.  Bàn luận vai trò của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc hiện nay.

– Vai trò:

+ Thế hệ trẻ có vai trò hết sức quan trọng, là chủ nhân của nền văn hóa tương lai.

+ Thời hội nhập mở ra thời cơ song đồng thời cũng là những thách thức với giới trẻ trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

+ Cần tích cực phát huy vai trò của mình: một mặt ra sức bảo tồn, quảng bá những nét đẹp văn hóa đáng tự hào của dân tộc, mặt khác tiếp thu có chọn lọc những yếu tố hiện đại, có ý nghĩa tích cực từ văn hóa các dân tộc khác trên thế giới để bồi đắp làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc mình,…

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,0

3 Bàn luận, mở rộng vấn đề 1,0
  – Phê phán một bộ phận không nhỏ thanh niên nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề bản sắc văn hóa, thiếu bản lĩnh, tiếp nhận cả những luồng gió độc từ văn hóa phương Tây như cuồng thần tượng, sùng văn hóa ngoại lai, nhầm lẫn về giá trị, cho rằng đó là văn minh, thời thượng,…

– Giữ gìn bản sắc văn hóa còn đồng nghĩa với việc chung tay bài trừ những tập quán xấu, ảnh hưởng đến diện mạo văn hóa dân tộc: quá nhiều lễ hội vừa ảnh hưởng đến tác phong công nghiệp và năng xuất trong lao động vừa gây ra những cảnh chen lấn xô đẩy phản cảm, thói mê tín dị đoan đốt vàng mã quá nhiều gây ô nhiễm và lãng phí,…

 

 

 

4 Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động. 1,0
  – Hiểu tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa…

– Nêu cao ý thức giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong những thói quen, việc làm nhỏ bé hàng ngày,…

 

 

Câu 2: (12 điểm)

Yêu cầu về kĩ năng:

– Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm thơ, biết vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận, biết phân tích, cảm thụ để làm sáng tỏ vấn đề qua một văn bản thơ cụ thể.

– Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

– Hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Yêu cầu về kiến thức:

– Trên cơ sở những kiến thức về văn học sử, về lí luận văn học, đặc biệt về quá trình sáng tạo của nhà văn, học sinh hiểu và phân tích được biểu hiện và ý nghĩa của vấn đề cách tân thơ, biết vận dụng làm sáng tỏ những cách tân thơ của Xuân Diệu qua bài thơ Vội vàng.

– Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:

Ý Nội dung chính cần đạt Điểm
1 1. Giải thích, bàn luận về vấn đề cách tân thơ. 4,0
  Cách tân có nghĩa là thay đổi, đem tới cho thơ những giá trị mới mẻ cả về nội dung lẫn hình thức.

– Cách tân là một đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển thơ ca, phản ánh rõ nét quy luật sáng tạo trong sáng tác văn học.

+ Văn chương nói chung, thơ ca nói riêng luôn là lĩnh vực của những khám phá và sáng tạo, đem lại cái mới mẻ, độc đáo cho tác phẩm là lẽ sống còn của người nghệ sỹ. Lê-ô-nit Lê-ô-nốp từng khẳng định: “mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”

+ Những sáng tạo đó phải là những sáng tạo đem lại cho văn chương những giá trị đặc sắc giàu ý nghĩa thẩm mỹ, ý nghĩa nhân văn, đảm bảo sự phát triển đi lên của nền văn học.

–         Những cách tân thơ thường được biểu hiện trong cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật:

+ Về nội dung: đó là cái mới trong quan niệm thẩm mỹ, quan niệm nhân sinh, là điệu tâm hồn mới mẻ không thể trộn lẫn, là những tư tưởng cho thấy những khám phá mới mẻ, sâu sắc của thi nhân về cuộc sống và con người,…

+ Về hình thức nghệ thuật: đó là những nét mới trong cách tổ chức văn bản, những sáng tạo về thể loại, kết cấu, bút pháp, hình ảnh, ngôn từ,…

–   Trong lịch sử thơ ca Việt Nam đã có không ít những cách tân đặc biệt quan trọng, làm nên những bước ngoặt lớn trong hành trình phát triển của thơ ca:

+ Những đổi mới về văn tự, về thi pháp đã khiến cho thơ ca từ chỗ chỉ có ca dao, dân ca chuyển hẳn sang nền thơ ca trung đại với những thành tựu phong phú.

+ Thế kỉ XV, XVI, bằng những sáng tạo, cách tân của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, nền thơ ca Trung đại không chỉ có thơ chữ Hán mà còn xuất hiện thơ Nôm, đưa Tiếng Việt lên ngôi trong văn chương nghệ thuật, để sau này kết tinh rực rỡ trong Truyện Kiều hay bản diễn Nôm Chinh Phụ Ngâm thế kỉ XVIII,…

+ Đầu thế kỉ XX, cách tân đặc biệt quan trọng của các thế hệ các nhà Thơ Mới đã đưa thơ ca thoát khỏi hệ thống thi pháp Trung đại, chuyển hẳn sang thi pháp hiện đại, làm nên “một thời đại trong thi ca” rực rỡ

à Xuân Diệu chính là gương mặt tiêu biểu, nhà thơ “mới nhất trong những nhà thơ mới” (Hoài Thanh) đã đem đến thơ ca những cách tân giàu ý nghĩa, được thể hiện đặc biệt rõ nét qua bài thơ Vội vàng.

 

0.5

 

1.5

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

1.0

  2. Phân tích và chứng minh những biểu hiện cụ thể cách tân của Xuân Diệu qua bài Vội vàng 6,0
   

2.1. Khái quát về phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu và những cách tân đổi mới trong thơ Xuân Diệu nói chung.

+ Nhìn đời bằng cặp mắt “xanh non biếc rờn sự sống”.

+ Một cái tôi yêu đời thiết tha cuồng nhiệt, “khát khao giao cảm với đời”, muốn cái tôi của mình được khẳng định một cách chói lọi.

+ Những sáng tạo mới mẻ về hình thức thể loại, giọng điệu dào dạt đắm say, hình  ảnh thơ tân kì, ngôn ngữ hiện đại,…chịu ảnh hưởng sâu đậm trường phái thơ Tượng trưng Pháp,…

2.2.  Phân tích cách tân của Xuân Diệu trong bài Vội vàng.

a. Về nội dung:

– Phát hiện về vẻ đẹp hồng tươi mơn mởn của cuộc sống ngay giữa trần gian, giữa thì hiện tại.

– Những mới mẻ trong quan niệm, triết lí về thời gian: thời gian tuyến tính, một đi không trở lại, đối lập với quan niệm thời gian tuần hoàn của thơ trung đại, từ đó bộc lộ niềm khao khát sống, nuối tiếc sự sống.

– Triết lý sống vội vàng và cái tôi nồng nàn, cuồng nhiệt, muốn tận hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc đời.

– Quan niệm thẩm mỹ giàu tính nhân văn: con người là chuẩn mực cho mọi cái đẹp của vũ trụ, khác hẳn quan niệm lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm chuẩn mực cho con người trong thơ xưa,…

b. Về hình thức:

– Thể thơ tự do, câu thơ ngắt dòng, vắt dòng phóng túng theo mạch cảm xúc.

– Hình ảnh thơ độc đáo, tân kì, phát huy triệt để năng lực cảm nhận của các giác quan (các so sánh, ẩn dụ đặc sắc)

– Từ ngữ giàu tính tạo hình, dồn nén năng lượng cảm xúc trong mỗi chữ, giọng điệu thiết tha, nồng nhiệt, đắm say,…

(- Thí sinh cần chỉ ra sự sáng tạo ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.

– Sử dụng thao tác so sánh những tác phẩm có liên quan của các tác giả thơ trung đại, thơ Mới và  của chính Xuân Diệu để làm sáng tỏ vấn đề ).

 

1,0

 

 

 

 

 

5,0

 

 

 

 

 

 

 

3 3. Đánh giá, bàn luận mở rộng. 2.0
   – Những cách tân của Xuân Diệu trong Vội vàng không chỉ góp phần làm nên giá trị, sức sống lâu bền của bài thơ mà còn thể hiện rõ nét tài năng, phong cách nghệ thuật độc đáo, đặc sắc của tác giả.

– Đó là những cách tân mang đến cho chúng ta bài học lớn về sự tìm tòi sáng tạo không ngừng của người nghệ sỹ.

– Những cách tân này đã khiến Xuân Diệu trở thành “nguyên súy” của thi đàn Thơ Mới sau Thế Lữ, vinh danh ông như một gương mặt tiêu biểu xuất sắc nhất của trào lưu này, đúng như nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã khẳng định trong Nhà văn hiện đại: “Xuân Diệu đem đến cho thơ ca nhiều cái mới nhất”.

 

 

 

 

 

 

III. Hướng dẫn chấm

        – Điểm 11-12: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, văn viết giàu cảm xúc. Kiến thức lý luận kết hợp nhuần nhuyễn với kiến thức tác phẩm.

– Điểm 9-10: Đáp ứng khá đầy đủ những yêu cầu nêu trên, bố cục rõ ràng, văn có cảm xúc, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.

– Điểm 7-8: Đáp ứng được một số ý cơ bản nhưng chưa có chiều sâu, kiến thức lý luận chưa nhuần nhuyễn với kiến thức tác phẩm. Còn mắc một số lỗi diến đạt.

– Điểm 5-6: Chỉ đáp ứng được một nửa yêu cầu.

– Điểm 3-4: Bài làm sơ sài, chưa nắm được yêu cầu của đề, diễn đạt lan man, kiến thức lý luận còn non.

– Điểm 1-2: Không hiểu đề, diễn đạt mắc nhiều lỗi.

– Điểm 0: Không làm bài hoặc bị lạc đề.

 

——————— HẾT———————

 

Người ra đề: Nguyễn Hồng Lương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *