Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi môn văn lớp 11, đề 4

Đề thi khối 11

 

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

HOÀNG VĂN THỤ – HÒA BÌNH

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 11

NĂM 2016

 Thời gian làm bài: 180 phút

(Đề thi gồm 2 câu trong 01 trang)

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

 

 Câu 1 (8,0 điểm)

     Đọc câu chuyện sau:

“ Thấy con cầm hai quả táo trên tay, mẹ nói: Cho mẹ một quả được không?”. Đứa trẻ nhìn mẹ mình rồi lập tức cắn ở mỗi quả táo một miếng. Thời khắc đó, trái tim người mẹ chợt có cảm giác mất mát điều gì đó không thể gọi tên! Nhưng ngay sai khi đứa trẻ ăn xong hai miếng, liền nói với mẹ: “Quả này ngọt hơn dành cho mẹ này”

Từ câu chuyện trên, Anh (chị) hãy viết một bài văn nói về sự kiên nhẫn trong cuộc sống.

 

Câu 2 (12,0 điểm)

Bàn luận về vai trò của giọng điệu có ý kiến cho rằng:

Phân tích tác phẩm văn chương mà bỏ qua giọng điệu tức là tước đi cái phần rất quan trọng tạo nên bản sắc độc đáo của tác phẩm”

Bằng việc phân tích  giọng điệu của Xuân Diệu trong Vội vàng Hàn Mặc Tử trong Đây Thôn Vĩ Dạ, hãy làm sáng tỏ nhận định trên

 

…………………………….HẾT………………………………

Người ra đề: Nguyễn Thị Hạnh 

 

ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 11

Câu Nội dung chính cần đạt Điểm
1 Đọc câu chuyện sau:

“ Thấy con cầm hai quả táo trên tay, mẹ nói: Cho mẹ một quả được không?”. Đứa trẻ nhìn mẹ mình rồi lập tức cắn ở mỗi quả táo một miếng. Thời khắc đó, trái tim người mẹ chợt có cảm giác mất mát điều gì đó không thể gọi tên! Nhưng ngay sai khi đứa trẻ ăn xong hai miếng, liền nói với mẹ: “Quả này ngọt hơn dành cho mẹ này”

Từ câu chuyện trên, Anh (chị) hãy viết một bài văn nói về sự kiên nhẫn trong cuộc sống.

 

8,0
 Đây là dạng đề mở. Thí sinh có quyền tự do trình bày suy nghĩ của mình theo những hướng khác nhau. Tuy nhiên, cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau:

– Về hình thức và kĩ năng

Trước hết, thí sinh cần phải xác định đây là đề nghị luận xã hội. Dạng đề này cho phép thí sinh tự do lựa chọn các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản khác nhau, nhưng phải phù hợp và nhuần nhuyễn. Đồng thời, thí sinh cũng đựoc tự do huy động các chất liệu khác nhau như: chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình. Tuy nhiên, vẫn phải xác định rõ vấn đề ở câu này thuộc về thực tế đời sống chứ không phải trong các tác phẩm văn học.

– Về nội dung

Bài làm cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

 
I/ Mở bài : Giới thiệu vấn đề cần bàn luận

 

0,5
II/ Thân bài

a.Giải thích nội dung câu chuyện

 Trước lời đề nghị của người mẹ, đứa con trong câu chuyện đã hành xử đặc biệt : cắn ở cả hai quả táo mỗi quả một miếng. Nếu vội vàng đánh giá thì sẽ thấy đây là một đứa trẻ không ngoan, không biết nhường nhịn, yêu thương mẹ. Nhưng nếu kiên nhẫn hơn sẽ hiểu được hành động này của cậu bé chính là xuất phát từ sự yêu thương dành cho mẹ.

-> Như vậy có thể hiểu câu chuyện trên bàn về vai trò của đức tính kiên nhẫn trong cuộc sống. Khi biết kiên nhẫn chúng ta có thể nhận được những kết quả tốt đẹp cũng như hiểu được đúng về mọi sự việc, con người

`

 

1,5

b. Bình

Học sinh cần đưa ra được chính kiến của cá nhân về đức tính kiên nhẫn, nhẫn nại

– Học sinh cần khẳng định đây là một đức tính tốt, cần có ở mỗi con người.

– Học sinh cần dùng lý lẽ, dẫn chứng để chứng minh cho nhận định. Có một vài gợi ý như sau :

+ Mọi sự vật, sự việc, con người đều rất phức tạp. Đôi khi cái biểu hiện ra bên ngoài không đồng nhất với bản chất bên trong bởi vậy chỉ khi biết kiên nhẫn chúng ta mới có thể hiểu được bản chất của mọi sự việc, con người.

+ Biết kiên nhẫn giúp chúng ta hoàn thiện chính mình cũng như giúp người khác hoàn thiện

+ Ngược lại nếu không biết kiên nhẫn mà luôn nôn nóng, vội vàng, có thể dẫn đến hỏng việc hay đánh giá sai lệch về mọi sự việc hay con người.

 

3
c/ Luận

Học sinh cần lật xuôi, lật ngược vấn đề để bàn luận và rút ra bài học cho bản thân.

– Cần nhận thấy, kiên nhẫn là đức tính tốt mà mỗi người cần có tuy nhiên kiên nhẫn không đồng nghĩa với sự chậm chạp, cũng không đồng nghĩa với việc thỏa hiệp với chính mình hay với người khác ; Kiên nhẫn với chính mình và với người khác nhưng vẫn cần nhanh nhạy để nắm bắt, để đánh giá, xử lý mọi việc trong cuộc sống

– Học sinh cần liên hệ bản thân để rút ra những bài học về nhận thức cũng như hành động. Đây là phần cần được đánh giá cao. : khuyến khích những cảm xúc chân thành, những câu chuyện cảm động, chân thực của bản thân học sinh về cuộc sống  của chính mình

2,5
  III/ Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của đức tính kiên nhẫn, nhẫn nại trong cuộc sống 0,5
 

 

2

 

Câu 2 (12,0 điểm)

Bàn luận về vai trò của giọng điệu có ý kiến cho rằng:

Phân tích tác phẩm văn chương mà bỏ qua giọng điệu tức là tước đi cái phần rất quan trọng tạo nên bản sắc độc đáo của tác phẩm”

Bằng việc phân tích  giọng điệu của Xuân Diệu trong Vội vàng Hàn Mặc Tử trong Đây Thôn Vĩ Dạ, hãy làm sáng tỏ nhận định trên

 

12,0
Thí sinh có quyền triển khai bài làm của mình theo những hướng và các cách khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau:  
Mở bài:

Dẫn dắt để giới thiệu được luận đề

0,5
1/ Giải thích ý kiến:

Giọng điệu: là yếu tố thể hiện thái độ, cảm xúc, lập trường, cách nhìn…của nhà văn với đối tượng được nói đến và được biểu hiện qua cách lựa chọn từ ngữ, cách xưng hô, khẩu khí, ngữ điệu, cách tổ chức lời văn…

bản sắc độc đáo: là nét riêng, không thể trộn lẫn

=> Ý kiến trên bàn về vai trò của giọng điệu  trong đó khẳng định giọng điệu là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên nét đặc sắc cho tác phẩm cũng như hình thành phong cách nghệ thuật của tác giả

1,5
2/ Bình

          *  Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn xác đáng, sâu sắc và đúng đắn.

*Chứng minh:

 Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn xác đáng, sâu sắc và đúng đắn.

– Chứng minh: Học sinh kết hợp kiến thức lí luận và kiến thức văn học để chứng minh

+ văn học là lĩnh vực của cái độc đáo của sự sáng tạo bởi vậy hình thành được phong cách nghệ thuật là yếu tố sống còn với mỗi nhà văn. Phong cách nghệ thuật được tạo nên bởi nhiều yếu tố như cái nhìn, cách cảm thụ về đời sống, cách lựa chọn đề tài, chủ đề, cách sử dụng cách yếu tố nghệ thuật… nhưng một trong những yếu tố quan trọng nhất là giọng điệu

+ Giọng điệu là một yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm văn học bởi giọng điệu là một yếu tố thuộc bình diện nghệ thuật và thể hiện thông qua các yếu tố nghệ thuật nhưng lại góp phần quan trọng trong việc bộc lộ tư tưởng, tình cảm của tác giả cũng như nội dung của tác phẩm.

+ Trong mỗi tác phẩm có thể có nhiều giọng điệu, ở mỗi tác giả cũng vậy. Nhưng có những giọng điệu đặc trưng cho mỗi tác giả thể hiện ở nhiều tác phẩm của tác giả đó, đó chính là biểu hiện rõ ràng nhất của phong cách nghệ thuật

Để làm sáng tỏ những lí lẽ trên học sinh cần dùng các dẫn chứng về giọng điệu của Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử trong Vội vàngĐây thôn Vĩ Dạ. học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần chỉ ra trong Vội vàng giọng điệu chủ đạo của Xuân Diệu là giọng sôi nổi, bồng bột, đắm say thể hiện tình yêu cuộc đời mãnh liệt và phân tích các yếu tố thể hiện giọng điệu ( ngôn từ tràn đầy động từ, tính từ; sử dụng nghệ thuật liệt kê đưa vào nhiều sự vật hiện tượng; nhịp thơ nhanh, hối hả; cách xưng hô tôi, ta đầy kiêu hãnh….) còn ở Đây thôn Vĩ Dạ giọng điệu chủ đạo là day dứt, trăn trở thể hiện tình yêu cuộc đời trong đau đớn tuyệt vọng của Hàn Mặc Tử; cần phân tích được các yếu tố thể hiện giọng điệu (hệ thống câu hỏi tu từ, cách sử dụng các hình ảnh miêu tả về Thôn Vĩ và Xứ Huế đẹp nhưng xa vời, cách ngắt nhịp….) Đánh giá cao những học sinh biết chọn và phân tích dẫn chứng phù hợp, sắc sảo và viết được trong thế đối sánh hai tác giả trên với nhau

 

Z
 

3/ Luận:

Mở rộng vấn đề: Vấn đề giọng điệu  trong văn học rất quan trọng, là vấn đề sống còn của người nghệ sỹ nhưng bên cạnh đó, để tạo được phong cách riêng người nghệ sỹ còn cần tạo cho mình một cách nhìn, cách cảm thụ riêng độc đáo về thế giới và con người và phải thực sự là người nghệ sĩ ngôn từ. Để làm được điều đó mỗi người nghệ sĩ cần có trong mình: tài năng, phong cách, lòng tâm huyết với nghề cũng như lòng tự trọng …

– Bài học:

+ Với nhà văn: Cần tạo ra cho mình một giọng điệu riêng không thể trộn lẫn

+ Với người đọc: cần cảm nhận được giọng điệu trong mỗi bài thơ từ đó khám phá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

3,0
Kết bài: Khẳng định  ý nghĩa, giá trị vấn đề giọng điệu với phong cách của nhà văn và giá trị của tác phẩm 0,5

 

 

                 Họ và tên: Nguyễn Thị Hạnh  

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *