Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn văn lớp 11. đề 11

Đề thi khối 11
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII – 2016

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG

TỈNH PHÚ THỌ

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN  KHỐI 11

Thời gian: 180 phút

(Đề này có 01 trang, gồm 2 câu)

 

Câu 1 (8 điểm)

           Dù bạn là ai hoặc bạn bao nhiêu tuổi, nếu muốn thành đạt,thì động lực cho sự thành đạt đó nhất thiết phải xuất phát từ chính bên trong con người bạn.

          Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về những điều Paul J.Mayer gửi gắm.

Câu 2 (12 điểm)

          Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử của những phong cách.

          Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua một số tác phẩm của các tác giả tự chọn trong chương trình Ngữ văn 11.

         

———–HẾT———–

Người ra đề: Phạm Thùy Dương

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII – 2016

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG

TỈNH PHÚ THỌ

ĐÁP ÁN ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM

MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11

 

Câu 1 (8 điểm):

Dù bạn là ai hoặc bạn bao nhiêu tuổi, nếu muốn thành đạt,thì động lực cho sự thành đạt đó nhất thiết phải xuất phát từ chính bên trong con người bạn

Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về những điều Paul J.Mayer gửi gắm.

Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

Yêu cầu về kiến thức: Đây là đề NLXH về một tư tưởng đạo lí. Học sinh có thể nêu những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần hợp lý, chặt chẽ, thuyết phục … và nêu được các ý cơ bản sau:

Giải thích (1,5 điểm):

Động lực: là cái đến từ bên trong mỗi cá nhân hơn là những tác động từ bên ngoài, thúc đẩy ta hành động. Nói cách khác, mọi hành động của chúng ta đều có động cơ, có lí do. Chúng xuất phát từ những nhu cầu sâu xa bên trong.

=> Câu nói khẳng định tự tạo động lực chính là phẩm chất tạo khác biệt lớn nhất giữa người thành công và người thất bại, không phân biệt danh tính hay tuổi tác.

Bàn luận (4,5 điểm):

– Sự thành đạt nhất thiết phải xuất phát từ chính động lực bên trong mỗi người:

+ Động lực xuất phát từ nhu cầu tự bên trong, xuất phát từ những suy tư, trăn trở, khác với sự hô hào, lên gân từ bên ngoài.

+ Những yếu tố để tạo động lực thực sự là:

+ Khát vọng: là hạt giống mà từ đó thành công nảy nở và phát triển. Chính khát vọng tạo nên điều kiện để người bình thường đạt được những điều phi thường.

+ Niềm tin: không nản chí khi theo đuổi con đường đã chọn dù gặp phải những trở ngại tưởng chừng không thể vượt qua. Cơ hội dẫn đến thành công luôn được đo bởi chính niềm tin của mỗi người.

+ Biết tưởng tượng, hình dung ra trước kết quả: khi hình dung, hành động của chúng ta càng rõ ràng và càng thường xuyên bao nhiêu thì khả năng thực hiện càng nhiều bấy nhiêu.

(Dẫn chứng, phân tích).

– Động lực thúc đẩy con người vượt qua khó khăn, thử thách, đánh thức tài năng trong con người (dẫn chứng, phân tích).

Bài học nhận thức và hành động (2,0 điểm):

– Con đường đi đến thành công ngắn nhất là phải tự tạo động lực cho chính mình. Đừng trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm vào những yếu tố bên ngoài.

– Nếu không có động lực chân chính, con người không thể đạt được thành công trong cuộc sống.

– Phê phán những người chỉ biết chờ đợi vào người khác, thụ động thay vì tự thân vận động.

Câu 2 (12 điểm):

Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử của những phong cách.

          Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ qua một số tác phẩm của các tác giả tự chọn trong chương trình Ngữ văn 11.

Yêu cầu chung: Biết làm bài NLVH. Vận dụng tốt các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận văn học. Biết phân tích định hướng. Văn viết có hình ảnh và giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

Yêu cầu cụ thể:

Giải thích(1.5 điểm):

Lịch sử văn học dân tộc:

Lịch sử văn học là quá trình hình thành, tồn tại và phát triển từ văn học dân gian cho đến văn học viết, nó vừa là chiều dài lịch sử, vừa là chiều rộng, bề sâu của các sáng tác văn học.

– Lịch sử văn học là lịch sử của những phong cách:

+ Làm nên tác phẩm là các tác giả nhưng không phải ai cũng được lưu danh. Thực tế độc giả chỉ nhớ tới những nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo.

+ Phong cách nghệ thuật của nhà văn: là hệ thống những đặc điểm riêng độc đáo trong cách cảm nhận, cách thể hiện đời sống, làm nên gương mặt không thể lẫn, vị trí không thể thay thế của nhà văn ấy trong lịch sử văn học.

=> Câu nói khẳng định đóng góp của những tác giả có phong cách nghệ thuật cho sự phát triển của văn học dân tộc. Những tác giả có phong cách nghệ thuật xứng đáng là đại biểu cho mỗi thời kì, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử dân tộc.

Bình luận (2,0 điểm):

– Bản chất của lao động nghệ thuật là sự sáng tạo. Vì phong cách tác phẩm sữ làm nên phong cách tác giả, nhiều phong cách tác giả sẽ làm nên phong cách thời đại. Chính những phong cách lớn sẽ làm nên bước chuyển của lịch sử văn học dân tộc.

– Quy luật tiếp nhận văn học: người đọc bao giờ cuãng muốn tìm đến nhưng gì mới mẻ, độc đáo, những gương mặt nhà văn có dấu ấn riêng vì thế văn học phải chịu quy luật tất yếu- quy luật đào thải.

Chứng minh (7,0 điểm):

– Văn học dân gian: chưa có sự xuất hiện của phong cách nghệ thuật

– Văn học trung đại: chưa thực sự đề cao cái “tôi” nhưng trong quá trình phát triển đã có sự hiện diện của ý thức cá nhân (dẫn chứng, phân tích).

– Văn học hiện đại: phong cách nghệ thuật chính thức xuất hiện. Đây là thời kì của những phong cách nghệ thuật độc đáo, tạo nên bước phát triển rực rỡ cho văn học (dẫn chứng, phân tích).

Nâng cao (1.5 điểm):

– Có những tác giả sáng tác không nhiều nhưng vẫn để lại được dấu ấn riêng, nhiều khi chỉ sáng tác một tác phẩm nhưng vẫn tạo được phong cách nghệ thuật độc đáo.

– Bài học:

+ Với người nghệ sĩ: đó là động lực để thúc đẩy sự sáng tạo

+ Với người tiếp nhận: bài học tìm tòi, học hỏi, có cách nhìn, đánh giá để nhận ra được những đóng góp quan trọng của những nghệ sĩ lớn và những phong cách nghệ thuật độc đáo.

———-HẾT———-

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *